Thứ Năm, 9 tháng 5, 2019

Máy lọc nước – Những điều bạn chưa biết

Trong cơ thể con người có chứa 70% là nước. Vì vậy nước là thành phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Tuy nhiên nguồn nước ngọt đã hiếm hiện nay lại còn bị ô nhiễm trầm trọng. Để giải quyết tình trạng thiếu nước sạch như hiện nay, ngoài việc tiết kiệm nước thì việc ứng dụng công nghệ là điều cần thiết. Một trong những công nghệ được nhiều nhà sử dụng hiện nay đó là máy lọc nước. Cùng Công nghệ xanh tìm hiểu về công nghệ này nhé!

Máy lọc nước là gì?

Máy lọc nước là một thiết bị dùng để lọc nước. Tuy nhiên, khác với các hệ thống lọc khác như bể lọc, bình lọc, cốc lọc nước thì máy lọc nước cho ra sản phẩm là nguồn nước tinh khiết. Bạn có thể uống nước này trực tiếp mà không cần phải đun sôi lại.

Các loại máy lọc nước

Để phân loại các loại máy lọc nước, người ta thường dựa vào công nghệ mà máy lọc đó sử dụng. Trên thị trường hiện nay có 3 loại máy lọc được sử dụng phổ biến đó là máy lọc nước RO, máy lọc nước Nano và máy lọc nước UF. Mỗi loại có những ưu nhược điểm khác nhau. Cụ thể:

Máy lọc nước Nano

[caption id="attachment_794" align="aligncenter" width="500"]Máy lọc nước Nano Máy lọc nước Nano[/caption]

Máy lọc nước Nano là loại máy được ứng dụng vào khoảng đầu thế kỷ 21. Ưu điểm của thiết bị này là không có nước thải, không dùng điện và giữ lại một số khoáng chất tự nhiên tốt cho cơ thể. Chính vì vậy, bạn có thể uống nước ngay, nước ngọt và có vị thơm mát. Nếu nhà bạn có người lớn tuổi ăn kiêng và trẻ em thì nên dùng máy lọc nước Nano. Bên cạnh đó, máy khá nhỏ gọn nên bạn có lắp ở  mọi vị trí bạn muốn như dưới bồn rửa bát, treo tường, trong tủ inox...

Tuy nhiên, công nghệ lọc nano cũng có những nhược điểm nhất định. Cụ thể:

  • Chỉ hợp với nguồn nước đầu vào sạch. Bởi lẽ, nếu nguồn đầu vào bẩn thì sẽ khiến lõi lọc bị tắc và nguồn nước thành phẩm không đảm bảo.
  • Giá thành cao

Máy lọc nước RO

[caption id="attachment_795" align="aligncenter" width="730"]Máy lọc nước RO Máy lọc nước RO[/caption]

Máy lọc nước RO là thiết bị sử dụng công nghệ lọc RO (màng lọc thẩm thấu ngược) có kích thước 0,0001 micromet. Vì vậy, nó có thể loại bỏ các tạp chất có hại cho cơ thể.

Nguyên lý hoạt động của công nghệ lọc RO là khi lọc, nước sẽ trượt mạnh trên màng lọc. Phần nước tinh khiết có kích thước nhỏ hơn sẽ được thẩm thấu qua màng lọc. Trong khi đó, phần nước chứa vi khuẩn có kích thước lớn hơn sẽ được bị giữ lại và trượt trên màng rồi bị thải ra ngoài. Đó là lý do vì sao khi sử dụng máy lọc nước RO sẽ có nước thải ra ngoài.

Ưu điểm của máy lọc nước RO:

  • Không kén nguồn nước đầu vào. Máy lọc nước RO có thể lọc nhiều nguồn nước khác nhau như nước máy, nướcp hèn, nước giếng khoan...
  • Bổ sung các khoáng chất có lợi cho cơ thể. Đảm bảo đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế Việt Nam.

Các hãng sản xuất máy lọc nước RO có thể kể đến như: máy lọc nước Kangaroo, máy lọc nước Karofi...

Máy lọc nước UF

[caption id="attachment_796" align="aligncenter" width="800"]Máy lọc nước UF Máy lọc nước UF[/caption]

Máy lọc nước UF là thiết bị sử dụng công nghệ UF có kích thước màng lọc 0.1 - 0.005 micromet. Công nghệ này sẽ giúp bạn loại bỏ các loại vi khuẩn, virus có đường kính lớn hơn 0.1 micromet bằng áp suất của màng lọc.

Ưu điểm của máy lọc nước UF:

  • Dễ lắp đặt
  • Loại bỏ được các tạp chất những vẫn giữ lại được các khoáng chất cần thiết
  • Tiết kiệm điện do sử dụng áp lực nước tự nhiên
  • Chất lượng nước đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế

Nhược điểm:

  • Giá thành cao
  • Chỉ dùng được cho các nguồn nước đầu vào sạch

Lợi ích mà máy lọc nước đem lại

Việc bạn trang bị một thiết bị lọc nước tại gai đình sẽ giúp bạn đảm bảo về chất lượng nguồn nước. Bên cạnh đó nó còn giúp nâng cao sức khoẻ các thành viên trong gia đình, đặc biệt là đối với người già và trẻ em. Không những vậy, thiết bị lọc nước còn giúp bạn tiết kiệm một khoản chi phí khá lớn so với việc sử dụng các hình thức như sử dụng nước đóng bình, nước đóng chai...

Những nhầm lẫn khi sử dụng máy lọc nước

Máy lọc càng đắt tiền càng tốt

Thực tế cho thấy, máy lọc nước giá rẻ thường có chất lượng kém do nguyên vật liệu của thiết bị không tốt. Tuy nhiên, các sản phẩm quá đắt cũng chưa chắc đã mang lại hiệu quả tốt hơn các máy lọc thông thường. Bởi lẽ, sản phẩm đắt có thể là gồm cả chi phí thuê mặt bằng kinh doanh, quảng cáo...

Càng nhiều lõi lọc càng sạch

[caption id="attachment_797" align="aligncenter" width="730"]Càng nhiều lõi lọc càng sạch Càng nhiều lõi lọc càng sạch[/caption]

Các bạn trước tiên cần hiểu rõ cách thức hoạt động của máy lọc nước. Quy trình lọc nước phải được diễn ra theo từng bước. Bước đầu là máy sẽ lọc chất rắn không hoà tan. Bước tiếp theo là sẽ lọc các chất rắn hoà tan. Bước cuối cùng, máy sẽ tiến hành bước lọc khuẩn. Vì vậy, lõi lọc là bộ phận chi phối toàn bộ 3 bước này. Chất lượng của nước sẽ tuỳ thuộc vào độ sạch của nguồn nước ban đầu và mức độ hoạt động của bộ lọc.

Hiện nay, trên thị trường bạn có thể thấy có rất nhiều quảng cáo về máy lọc nước với nhiều hệ thống lọc có chất liệu và công nghệ khác nhau. Tuy nhiên, không phải bộ lọc nào cũng đều giống nhau và có nhiều bộ lọc thì máy sẽ hoạt động tốt hơn các máy ít bộ lọc. Quan trọng là người dùng nên tìm hiểu xem bộ lọc của lọc nước có cấu tạo ra sao và áp dụng công nghệ nào.

Ví dụ như máy lọc nước sử dụng than hoạt tính. Đây là loại lõi lọc được quảng cáo là sử dụng càng nhiều thì nước càng sạch. Tuy nhiên, vai trò lọc của nó không thực sự cao. Ngược lại, nếu sử dụng trong thời gian dài nó còn là nguyên nhân khiến nguồn nước bị tại tái nhiễm khuẩn sau khi đã được lọc.

» Các bạn có thế quan tâm: Top 7 công nghệ môi trường nổi bật

Mua một lần dùng được vài năm

Quan điểm này không hoàn toàn chính xác. Theo các nhà sản xuất, tuỳ vào nguồn nước đầu vào mà sẽ quyết định độ bền của máy lọc. Theo đó, người dùng nên thay lõi lọc từ 12 tháng (đối với nguồn đầu vào là nước giếng khoan) tới 18 tháng (đối với nguồn đầu vào là nước máy).

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của nhiều người, kể từ khi sử dụng, bạn nên thay lõi lọc trước thời hạn mà nhà sản xuất đưa ra. Đặc biệt, các bạn không nên tự rửa hay tự vệ sinh lõi lọc vì bạn có thể khiến khả năng lọc nước vốn có của máy bị mất đi. Thậm chí, nguồn nước đầu ra của bạn còn bị nhiễm bẩn nhiều hơn so với trước khi lọc.

Cũng theo các chuyên gia, một số bộ lọc có thể giúp bạn biết nó có hoạt động tốt không hay đã đến lúc phải thay thế chưa bằng những dấu hiệu màu sắc bên ngoài.

Máy lọc nào cũng giống nhau

Xuất xứ của máy lọc luôn là yếu tố mà người tiêu dùng lựa chọn mua mặt hàng đó hay không. Bởi lẽ các mặt hàng đến từ Mỹ hay châu Âu thường sẽ được đảm bảo hơn.

Vì vậy, các nhân viên tư vấn thường bỏ qua hoặc ít quan tâm đến vấn đề này. Do đó, khi mua hàng, người dùng nên yêu cầu cửa hàng xuất trình các giấy tờ hợp pháp để chứng minh được nguồn gốc và xuất xứ của sản phẩm trước khi muốn mua.

Ngoài ra, người dùng cũng nên tìm hiểu các công nghệ lọc nước hiện đang có mặt trên thị trường để biết đâu là công nghệ hiệu quả và mới nhất. Bởi lẽ các dòng mới sẽ hoạt động và lọc nước tốt hơn những máy sử dụng công nghệ cũ.

Nước từ máy lọc có thể uống trực tiếp

[caption id="attachment_798" align="aligncenter" width="886"]Uống nước trực tiếp từ máy lọc Uống nước trực tiếp từ máy lọc[/caption]

Quan niệm này không phải hoàn toàn sai. Tuy nhiên, các bạn vẫn nên đem nước đun sôi để nguội rồi mới sử dụng thì sẽ tốt hơn. Bởi lẽ đây là cách an toàn nhất giúp đảm bảo sức khoẻ của bạn. Thêm vào đó, đôi khi bạn không biết liệu trong quá trình lọc có xảy ra vấn đề hay không. Vì vậy, việc sử dụng nước lọc uống trực tiếp đôi khi sẽ gây hại cho sức khoẻ không chỉ bạn mà cả gia đình bạn. Nước đã được lọc có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như đánh răng, nấu ăn...

Công nghệ RO (thẩm thấu ngược) là tốt nhất hiện nay

Trước khi mua máy, các bạn nên xác định rõ nguồn nước mình sử dụng là là nước giếng khoan hay nước máy. Bởi lẽ mỗi một loại nước sẽ sử dụng công nghệ lọc thích hợp. Tuy nhiên có thể nói công nghệ lọc thẩm thấu ngược RO được cơi là công nghệ hiện đại nhất hiện nay vì nó phù hợp với mọi loại nước.

Theo nghiên cứu, các màng lọc của công nghệ RO chỉ cho phép nước đi qua. Còn các thành phần độc hại như hoá chất, ion kim loại...đều bị giữ lại. Bên cạnh đó, máy cũng bù lại một lượng khoáng nhất định sau khi lọc. Tuy nhiên, các khaongs chất này sẽ không bù lại được tỉ lệ phù hợp so với nước tự nhiên. Vì vậy, các nhà khoa học cũng khuyến cáo rằng nếu sử dụng nước lọc từ máy lọc RO thời gian dài sẽ rất dễ mắc các bệnh như thiếu vi chất, thiếu khoáng chất và mất cân bằng điện giải. Cũng chính vì vậy, các bạn mới cần thay thế lõi lọc định kỳ để thiết bị hoạt động ổn định. Qua tìm hiểu, máy lọc RO được khuyến cáo là sử dụng tại các vùng nước lợ, nước bị nhiễm độc, những nơi nước có hàm lượng chất hoà tan cao...

Công nghệ chỉ là nhất thời, ý thức của chúng ta mới trường tồn mãi. Nếu chúng ta không biết tự ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên nước thì cũng chẳng mấy mà nước sạch của chúng ta bị cạn kiệt. Trên đây là những thông tin cơ bản và những điều bạn có thể chưa biết về máy lọc nước. Hy vọng những thông tin này hữu ích và giúp các bạn hiểu rõ hơn về công nghệ xanh này.



source https://litteritcostsyou.org/may-loc-nuoc/

Thứ Ba, 7 tháng 5, 2019

Top 7 công nghệ môi trường nổi bật

Ước tính hiện tại có khoảng 8 tỉ người đang sinh sống trên trái đất và cùng nhau chia sẻ hành tinh này với thiên nhiên, cạnh tranh không gian và tài nguyên. Loài người đã có những hành động vô tình hay cố ý gây ra những tác động tiêu cực khiến cho mẹ thiên nhiên nổi giận và gây ra những vấn đề nghiêm trọng như biến đổi khí hậu, thiếu nước ở nhiều khu vực trên thế giới hay nạn phá rừng. Tình hình môi trường trên thế giới ngày càng trở nên khắc nghiệt, buộc con người phải nhận thức sâu sắc hơn về những gì mình đã đối xử với thiên nhiên, từ đó đưa ra các chính sách bảo vệ môi trường cũng như ý thức về hành động của bản thân mỗi một người hơn.

Bên cạnh những thứ kể trên, thì một loại công nghệ mới giúp nhân loại tinh chỉnh lại sự cân bằng giữa thế giới công nghệ phát triển và tự nhiên, chính là công nghệ môi trường. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu các công nghệ môi trường nổi bật và tầm quan trọng của nó trong việc bảo vệ môi trường nhé!

Công nghệ môi trường nổi bật - Sản xuất dầu từ bất cứ thứ gì

[caption id="attachment_791" align="aligncenter" width="720"]Sản xuất dầu Sản xuất dầu[/caption]

Bất kỳ chất thải dựa trên carbon nào, từ ruột lợn đến lốp xe đã qua sử dụng, có thể, bằng cách thêm đủ áp suất và nhiệt, được biến thành dầu thông qua một quá trình gọi là nhiệt phân hủy, Điều này rất giống với cách tự nhiên tạo ra dầu, nhưng với công nghệ này, quá trình được thúc đẩy bởi hàng triệu năm để đạt được lại chỉ mất rất ít thời gian để tạo ra cùng một sản phẩm.

Những người ủng hộ công nghệ này tuyên bố rằng một tấn chất thải gà có thể cho ra khoảng 272 kg xăng dầu.

Loại bỏ muối

[caption id="attachment_788" align="aligncenter" width="768"]Loại bỏ muối Loại bỏ muối[/caption]

Theo Liên Hợp Quốc, tình trạng thiếu nước sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến hàng tỷ người vào giữa thế kỷ này khi mà cơ thể con người được cấu tạo với hơn 70% là nước. Khử muối, về cơ bản chính là loại bỏ muối và khoáng chất ra khỏi nước biển, là một cách để cung cấp nước uống ở các nơi trên thế giới, nơi nguồn cung nước ngọt bị hạn chế. Vấn đề với công nghệ này là nó đắt tiền và sử dụng nhiều năng lượng. Các nhà khoa học đang nghiên cứu các quy trình tốt hơn, nơi nhiên liệu rẻ tiền có thể làm nóng và làm bay hơi nước để có thể giảm thiểu mức chi phí cho công nghệ này, cũng như đem công nghệ này đến gần hơn với các nơi nghèo nàn thiếu nước sinh hoạt thường ngày.

» Các bạn có thể quan tâm: Nhà vệ sinh khô – Công nghệ mới thách thức trí tưởng tượng toàn thế giới

Năng lượng Hydro

Việc sử dụng pin nhiên liệu hydro đã được quảng cáo là một giải pháp thay thế không gây ô nhiễm môi trường cho việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Họ tạo ra nước bằng cách kết hợp hydro và oxy. Trong quá trình này, họ đã tạo ra điện. Vấn đề là, với pin nhiên liệu chỉ thu được hydro. Các phân tử như nước và rượu phải được xử lý để chiết xuất hydro nhằm đưa vào pin nhiên liệu. Một số quy trình này yêu cầu sử dụng các nguồn năng lượng khác.

Gần đây nhất, các nhà khoa học đã tìm ra cách cung cấp năng lượng cho máy tính xách tay và các thiết bị nhỏ bằng pin nhiên liệu, và một số công ty xe hơi hứa hẹn rằng chúng ta sẽ sớm thấy những chiếc xe không phát ra gì ngoài nước sạch. Tuy nhiên, lời hứa về một "nền kinh tế hydro" không phải là một điều mà tất cả các chuyên gia đồng ý sẽ được thực hiện hoặc cũng chẳng dễ dàng thực hiện gì cả. Hình ảnh cho thấy tế bào nhiên liệu Chevy Equinox, chạy bằng hydro và chỉ thải ra nước.

Chuyển đổi năng lượng nhiệt đại dương

[caption id="attachment_787" align="aligncenter" width="1024"]Chuyển đổi năng lượng nhiệt đại dương Chuyển đổi năng lượng nhiệt đại dương[/caption]

Nơi thu thập năng lượng mặt trời lớn nhất trên Trái đất chính là khối lượng đại dương rộng lớn của hành tinh chúng ta. Theo Bộ Năng lượng Hoa Kỳ, các đại dương hấp thụ đủ nhiệt từ mặt trời có thể bằng với năng lượng nhiệt chứa trong 250 tỷ thùng dầu mỗi ngày. Hoa Kỳ tiêu thụ khoảng 7,5 tỷ thùng mỗi năm. Các công nghệ OTEC chuyển đổi năng lượng nhiệt có trong các đại dương và biến nó thành điện năng bằng cách sử dụng chênh lệch nhiệt độ giữa bề mặt nước, được làm nóng và lạnh dưới đáy đại dương. Sự khác biệt về nhiệt độ này có thể vận hành các tuabin nhằm điều khiển máy phát điện. Thiếu sót lớn của công nghệ này là nó vẫn chưa đủ hiệu quả để được sử dụng như một cơ chế chính để tạo ra năng lượng.

Tuy nhiên, công nghệ môi trường này xứng đáng được phát triển hơn nữa khi mà trái đất dư thừa các đại dương như thế kia.

Khai thác sóng và thủy triều

[caption id="attachment_786" align="aligncenter" width="1340"]Khai thác sóng và thuỷ triều Khai thác sóng và thuỷ triều[/caption]

Các đại dương bao phủ hơn 70 % bề mặt trái đất. Sóng chứa một lượng năng lượng dồi dào có thể được vận hành các tuabin, sau đó có thể biến năng lượng cơ học này thành điện. Trở ngại trong việc sử dụng nguồn năng lượng này là khó khăn trong việc khai thác nó. Đôi khi sóng quá nhỏ để tạo ra đủ năng lượng. Bí quyết là có thể lưu trữ năng lượng đến khi tạo ra đủ năng lượng cơ học. Sông Đông của thành phố New York hiện đang trong quá trình trở thành nơi thử nghiệm cho sáu tuabin chạy bằng thủy triều.

Sử dụng thực vật và vi khuẩn để làm sạch

Xử lý sinh học sử dụng vi khuẩn và thực vật để làm sạch ô nhiễm. Các ví dụ bao gồm làm sạch nitrat trong nước bị ô nhiễm với sự trợ giúp của vi khuẩn và sử dụng thực vật để hấp thụ asen từ đất bị ô nhiễm. Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ đã sử dụng nó để làm sạch một số nơi. Các nhà khoa học đang cố gắng biến đổi gen cây để hấp thụ các chất gây ô nhiễm trong rễ của chúng và vận chuyển nó lên lá để dễ thu hoạch.

Chôn những thứ gây hại

Carbon dioxide là khí nhà kính nổi bật nhất góp phần vào sự nóng lên toàn cầu. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng, đến năm 2030, chúng ta sẽ thải ra gần 8.000 triệu tấn khí CO2. Một số chuyên gia nói rằng không thể hạn chế sự phát thải CO2 vào khí quyển và chúng ta chỉ có thể tìm cách thải khí mà ít gây tổn thương cho bầu khí quyển. Một phương pháp được đề xuất là bơm nó xuống đất trước khi nó có cơ hội tiếp cận bầu khí quyển. Sau khi CO2 được tách ra khỏi các khí thải khác, nó có thể được chôn trong các giếng dầu bỏ hoang hay hồ chứa nước mặn. Mặc dù điều này nghe có vẻ tuyệt vời, nhưng các nhà khoa học không chắc chắn liệu khí được bơm có ở dưới lòng đất hay không và tác động lâu dài là gì, cũng như chi phí tách và chôn lấp vẫn còn quá cao để coi công nghệ này là một giải pháp ngắn hạn thực tế.

Bài viết trên là tổng hợp những gì về công nghệ môi trường. Hy vọng bạn đọc có những giây phút bổ ích với những thông tin trên và cũng biết được sức nặng trong việc bảo vệ môi trường quan trọng như thế nào nhé!

» Các bạn có thể quan tâm: Xe máy điện – Phương tiện xanh cứu cánh môi trường

 



source https://litteritcostsyou.org/cong-nghe-moi-truong-noi-bat/

Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2019

Khi tái chế đồ bỏ đi không còn là khó khăn

Rác thải luôn là vấn đề khiến chính phủ các nước phải đau đầu. Tuy nhiên, cái khó ló cái khôn. Không ít người đã biến những khó khăn mà người khác mắc phải để tạo ra cái riêng của mình và thậm thậm chí là thành công. Dưới đây Litter, it costs you sẽ cung cấp 3 ví dụ điển hình cho việc tái chế đồ bỏ đi là cực kỳ dễ dàng.

Tái chế đồ bỏ đi thành sân vui chơi

[caption id="attachment_776" align="aligncenter" width="754"]Sân chơi phế liệu Sân chơi phế liệu[/caption]

Kathamandu, Nepal là thủ đô nổi tiếng với khói bụi và rác thải. Theo các nhà khoa học, mỗi ngày, nơi đây có khoảng 800 - 1.000 tấn chất thải khác nhau từ giấy, nhựa cho đến kim loại, thuỷ tinh. Để khắc phục tình trạng này, ngoài việc sử dụng pin năng lượng mặt trời Kathamandu đã đưa ra hàng loạt các chính sách giúp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. Trong các biện pháp thì có thể kể đến việc tái chế đồ bỏ đi để tạo thành sân chơi cho trẻ em.

Chiến dịch này được thực hiện ở Kagati Gaon. Tại sao lại được làm ở đây? Bởi lẽ, đây là khu vực chứa nhiều rác nhất ở Kathamandu.

Một tình nguyện viên của chiến dịch nói rằng: "Khi chúng tôi đưa ra kế hoạch xây dựng sân chơi từ phế liệu, mọi người đã cười ầm lên và hỏi chúng tôi sẽ làm gì với những thứ vứt đi đó".

Dự án này chính thức đi vào hoạt động từ năm 2017. Các tình nguyện viên sẽ di chuyển bằng xe máy và giúp đỡ các địa phương họ đi qua tái chế phế liệu. Tất các các hoạt động này đều hoàn toàn miễn phí.

Trước đây, không hề có các khu vui chơi cho trẻ em. Từ khi  sân chơi tái chế, nó đã thu hút khá nhiều trẻ em sống ở xung quanh đến đây chơi.

Sau khi chiến dịch này thành công, khá nhiều nơi đã học tập cách làm này. Chính phủ thì thúc đẩy các ý tưởng và triển khai rộng trên các trường học và khu vực công cộng khác.

Mặc dù không được giải quyết triệt để nhưng cách làm này đã phần nào chung tay  vì môi trường xanh. Chắc chắn tính hình tương lai sẽ khả quan hơn bây giờ rất nhiều.

Tái chế phế liệu thành quán cà phê

[caption id="attachment_777" align="aligncenter" width="500"]Coffee phế liệu Coffee phế liệu[/caption]

Sinh ra và lớn lên ở Bắc Ninh, anh Nguyễn Văn Thơ là người đã chứng kiến sự thay đổi của môi trường xung quanh từ thơm ngát mùi rơm rạ đến nước hôi thối vì ô nhiễm. Chính vì vậy, anh luôn trăn trở là làm cách nào để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của mọi người và ý tưởng cafe phế liệu đã ra đời từ đó.

Khi người thân và bạn bè biết đến ý tưởng của anh, mọi người đã ngăn cản, thậm chí còn gọi anh với cái tên "Thơ điên". Tuy nhiên, cũng có những người cùng chí hướng đã cùng anh thu gom phế liệu để tạo nên quán cafe như hiện tại.

Anh Thơ kể lại: "Ngày trước, người dân nơi tôi sống đều tạn dụng mọi đồ vật xung quanh để tái sử dụng. Đến chiếc ván quan tài của bà tôi sau khi được cải táng còn được tái sử dụng làm cửa chuống bò thì không gì là khong tái chế được cả".

Sau khi xây dựng thành công, anh Thơ đã đặt tên quán cafe là Hidden Gem Coffee, có nghĩa là Viêm ngọc tiềm ẩn. Quán sử dụng 95% đồ phế liệu được tái chế. 5% còn lại là những đồ cực kì thân thiện với môi trường.

Đặc biệ, nhân viên trong quán đều là những người khuyết tật. Bởi lẽ theo anh, mình là người may mắn khi sinh ra lành lặn nên cần chia sẻ may mắn của mình cho những ai kém may mắn hơn.

Ngoài việc mở quán cafe phế liệu như này, anh Thơ còn thực hiện các dự án để giáo dục và khuyến khích các em nhỏ thu gom rác và biến chúng thành những đồ vật hữu ích cho cuộc sống.

Tái chế rác thành túi xách

[caption id="attachment_775" align="aligncenter" width="812"]Tái chế rác thành túi xách Tái chế rác thành túi xách[/caption]

Đây là ý tưởng của các bạn trẻ Thái Lan. Theo đó, các bạn đã tận dụng những tấm băng rôn, áp phích cũ bị vứt đi sau chiến dịch tranh cử tại xứ sở chùa Vàng tháng trước.

Những chiếc túi sặc sỡ này không chỉ đơn thuần là túi xách mà còn chưa đựng cả một thông điệp của nhà thiết kết.

Panupong Chansopa - nhà thiết kế chiếc túi chia sẻ: "Trước đây, tôi nghĩ rằng chính trị là thứ gì đó khá xa vời không chỉ đối với tôi mà còn cả với nhiều người khác. Nhưng hiện tại, tôi muốn chính trị trở nên gần gũi hơn với mọi người. Tôi hy vọng, sản phẩm này sẽ khuyến khích các chính trị gia đi tới các giải pháp thương lượng thay vì chia rẽ sâu sắc như trước đó".

Đa số các thiết kế đều có khuôn mặt của các chính trị gia và câu khẩu hiệu vận động tranh cử. Vì được làm từ chất liệu nhựa dẻo nên chiếc túi này có khả năng chống thấm và có độ bền khá cao. Giá cho mỗi chiếc túi là hơn 24USD.

Trên đây là 3 ví dụ điển hình cho việc tái chế đồ bỏ đi. Điều này đã chứng minh rằng, tái chế rác thải không phải quá khó đúng không nào.

» Các bạn có thể quan tâm: Tái chế thuỷ tinh - Tại sao không?



source https://litteritcostsyou.org/tai-che-do-bo-di/

Thứ Hai, 29 tháng 4, 2019

Công nghệ môi trường và những điều bạn chưa biết

Công nghệ môi trường hoạt động, phát triển bền vững thì môi trường sống của con người mới được đảm bảo luôn xanh – sạch – đẹp. Cùng chuyên mục Công nghệ xanh tìm hiểu công nghệ môi trường là gì nhé!

Công nghệ môi trường là gì?

Công nghệ môi trường là tổng hợp các biện pháp vật lý, hoá học, sinh học nhằm ngăn ngừa và xử lý các chất độc hại phát sinh từ quá trình sản xuất và hoạt động của con người. Công nghệ môi trường gồm các tri thức dưới dạng nguyên lý, quy trình và các thiết bị kỹ thuật thực hiện nguyên lý và quy trình đó.Chức năng của môi trường vô cùng phong phú cụ thể như:tạo không gian sống cho con người và các sinh vật lưu trữ, cung cấp nguồn thông tin chứa đựng các nguồn tài nguyên thiên nhiên chứa đựng các phế thải do con người tạo ra. Với những chức năng quan trọng như vậy, việc nghiên cứu, giữ gìn, bảo vệ môi trường đã trở thành mục tiêu của các nhà khoa học, các kỹ sư làm việc trong ngành khoa học môi trường, ngành công nghệ môi trường.

[caption id="attachment_770" align="aligncenter" width="713"]Một trong những công nghệ môi trường hiện đại nhất hiện nay Một trong những công nghệ môi trường hiện đại nhất hiện nay[/caption]

Công nghệ môi trường xuất hiện trên thế giới từ cách đây hơn bốn thập niên, tập trung chủ yếu tại các nước tiên tiến như Mỹ, Canada, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… Ngànhcông nghiệp này đã đem đếnnhiều giá trị giúpgiải quyết các vấn đề môi trường, đóng góp thiết thực và hiệu quả cho việc phát triển toànvẹn của đất nước.

Tuy nhiên, công nghệ môi trường ở Việt Nam vẫn còn rất mới, các doanh nghiệp môi trường chỉ được biết đến như những đơn vị cung ứng dịch vụ tư vấn, xử lý rác thải quy mô bé hay chỉ mới được tiếp cận từ quy trình “xử lý cuối đường ống” và chưa được chú trọng về sự ngăn ngừa ô nhiễm tại nguồn, xem chất thải như nguồn tài nguyên quý giá để tái sử dụng để tạo ra các giá trị mới.

Những đặc điểm mới của công nghệ môi trường

Các nhà khoa học đã và đang tìm kiếm năng lượng sạch thay thế cho phương pháp sản xuất điện hiện nay. Có thể kể đến công nghệ như tiêu hóa kỵ khí có thể tạo mới năng lượng từ rác thải bỏ đi. Việc giảm lượng khí nhà kính trên toàn cầu phụ thuộc vào công nghệ bảo tồn năng lượng ở cấp độ công nghiệp cũng như thế hệ năng lượng sạch hiện nay. Nó bao gồm xăng không chì, năng lượng mặt trời, phương tiện giao thông sử dụng năng lượng thay thế.

Vì lĩnh vực công nghiệp sử dụng đến 51% tổng năng lượng tiêu hao trên toàn thế giới cho nên nâng cao hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực này là ưu tiên hàng đầu đối với tất cả các công ty công nghệ môi trường trên toàn thế giới. Để nâng cao hoạt động gia tăng hiệu suất của động cơ điện và máy phát điện, công nghệ môi trường được thể hiện ở những sản phẩm thiết kế gồm các thiết bị tiết kiệm năng lượng và giảm lượng khí thải ra. Nhằm mang đến cho con người môi trường sống tươi đẹp, nhiều quốc gia luôn tìm mọi cách để cố gắng thực hiện và phát triển công nghệ môi trường như Greasestock. Đây là một sự kiện được tổ chức hàng năm tại Yorktown Heights, New York, một trong những cuộc triển lãm công nghệ môi trường lớn nhất nước Mỹ.

[caption id="attachment_768" align="aligncenter" width="877"]Năng lượng nhiệt sạch Năng lượng nhiệt sạch[/caption]

Theo ước tính, hiện tại có 7 tỷ người chia sẻ hành tinh này với thế giới tự nhiên, cạnh tranh không gian và tài nguyên. Với mục đích kiềm chế những tác động tiêu cực mà nhân loại gây ra đối với thế giới tự nhiên và môi trường toàn cầu đặt những vấn đề nghiêm trọng như biến đổi khí hậu lên cao, nhiều quốc gia đã đặt vấn đề trên các chương trình nghị sự chính trị của nhiều chính phủ trên thế giới. Ngoài ra còn đưa ra chính sách và quản trị, tạo ra một loại công nghệ mới đang giúp nhân loại tinh chỉnh sự cân bằng tinh tế giữa thế giới phát triển và tự nhiên.

[caption id="attachment_769" align="aligncenter" width="664"]Năng lượng gió Năng lượng gió[/caption]

Công nghệ môi trường, hay còn được gọi là công nghệ “xanh”, “sạch” được đề cập đến việc ứng dụng khoa học môi trường trong việc phát triển các công nghệ mới nhằm bảo tồn, giám sát hoặc giảm thiểu tác hại của con người thường gây ra môi trường trong khi tiêu thụ tài nguyên. Phát triển bền vững là cốt lõi của công nghệ môi trường, áp dụng các thực tiễn thúc đẩy phát triển kinh tế bằng cách tránh cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và gây ô nhiễm.

Dù ở hình dáng nào, mục đích và trách nhiệm duy nhất của các công nghệ môi trường chính là nhằm bảo vệ môi trường. Công nghệ môi trường mang đến các cách tiêu thụ ít gây ô nhiễm hoặc làm như vậy một cách bền vững và thường cung cấp các cách mới để tránh cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên hoàn toàn. Các ví dụ nổi bật bao gồm năng lượng mặt trời và gió, khử mặn nước (loại bỏ muối hoặc các khoáng chất khác từ nước mặn), xe điện và nhiệt phân (phân hủy nhiệt hóa của vật liệu hữu cơ).

Công nghệ môi trường mới, sáng tạo

Hàng chục công nghệ môi trường mới và sáng tạo xuất hiện mỗi năm, một số sẵn sàng được sử dụng để tiêu thụ hàng loạt và nhiều hơn nữa ở giai đoạn nguyên mẫu và bằng chứng về các giai đoạn lý thuyết đến tất cả được kết nối bởi mong muốn cung cấp các công cụ bền vững cho sử dụng tập thể.

Một bước đột phá mới về công nghệ môi trường trong sản xuất nhựa có thể kể đến công ty LightMan sản xuất và sử dụng thiết bị có gương điều khiển để phản xạ ánh sáng với chức năng chính là tập trung và phản xạ tia nắng mặt trời để làm chảy nhựa và làm cho nó có thể đúc được. Sản xuất nhựa truyền thống sử dụng nhiên liệu hóa thạch làm nguyên liệu tạo ra sản phẩm và để cung cấp năng lượng cho quá trình sản xuất nhưng lại ảnh hưởng đến môi trường, còn đối với quy trình cải tiến mới của LightMan sản xuất hoàn toàn không có nhiên liệu hóa thạch. Quy trình này không giới hạn ở nhựa mới và cũng có thể được sử dụng để đúc nhựa tái chế.

Trong lĩnh vực tái chế và xử lý nước thải, một nhà vật lý của Đại học Quốc gia Đài Loan tên Din Ping Tsai đã phát triển một phương pháp năng lượng thấp để xử lý nước thải bằng ánh sáng cực tím và oxit kẽm áp dụng cho CD-ROM. Tuy nhiên, hiện CD-ROM vẫn ít khi được sử dụng mặc dù có nguồn cung cấp nguyên liệu rẻ và sẵn có để xử lý nước thải. Trong các thí nghiệm gần đây, các đĩa CD-ROM quay tiêu thụ rất ít năng lượng, thiết bị đã phá vỡ hơn 95% các chất gây ô nhiễm nước sau một giờ xử lý.

» Các bạn có thể quan tâm: Xe máy điện – Phương tiện xanh cứu cánh môi trường

Kiểm soát môi trường

Một chức năng quan trọng của công nghệ môi trường không thể không kể đến chính là giám sát môi trường, đó là các quá trình và hoạt động được thực hiện để giám sát chất lượng môi trường. Giám sát môi trường đã nổi lên như một thành phần thiết yếu của các chính sách tổ chức chính phủ và tư nhân trên toàn cầu.

Tại các khu dân cư gần hệ thống kênh rạch thường thải ra lượng chất thải dẫn đến tình trạng ô nhiễm, những chất khó phân huỷ ỉm khí tạo mùi hôi thối, tảo nhanh phát triển, che kín mặt nước làm giảm khả năng tán oxygen. Để khắc phục tình trạng này, một trường đại học tại TP.HCM đã nghĩ ra giải pháp lắp đặt hệ thống cấp khí chùm phun tia bề mặt theo chiều dọc kênh nhằm kiểm soát phú dưỡng hoa. Hoạt động này đã cải thiện chất lượng môi trường được 5 năm và góp phần đa dạng hoá hơn trong các hoạt động cộng đồng.

[caption id="attachment_767" align="aligncenter" width="1000"]Hệ thống xử lý nước thải của một trường ĐH tại TP.HCM Hệ thống xử lý nước thải của một trường ĐH tại TP.HCM[/caption]

Ngoài chức năng tạo cảnh quan và thẩm mỹ, hệ thống công nghệ môi trường đóng vai trò như một nhà máy xử lý nước thải qui mô nhỏ, hạn chế ô nhiễm, cải thiện đáng kể nguồn nước thông qua việc bảo đảm cân bằng lượng oxy, chất dinh dưỡng và nhiệt độ trong toàn vùng, giảm đáng kể tình trạng ô nhiêm nước, không khí, đất đai.

Trên đây là những thông tin tổng quan về công nghệ môi trường. Hy vọng sau bài viết này, các bạn đã hiểu rõ hơn về công nghệ môi trường.



source https://litteritcostsyou.org/cong-nghe-moi-truong/

Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2019

Tái chế thuỷ tinh – Tại sao không?

Sản phẩm dùng hàng ngày có rất nhiều thứ đựng trong bình thuỷ tinh như chai rượu, lọ  dưa muối, lọ thuốc, nước mắm... Sau khi sử dụng hết, mọi người thường bỏ chai, lọ thuỷ tinh vào thùng rác mà không hề biết có thể tái chế chúng. Bài viết chuyên mục Thủ thuật - Tái chế ngày hôm nay sẽ giúp các bạn tái chế thuỷ tinh mà không cần quá tốn sức!

Tái chế thuỷ tinh thành lọ cây trang trí

Nguyên liệu

Nguyên liệu để làm lọ cây trang trí gồm:

  • Lọ thuỷ tinh
  • Hạt đá nhỏ
  • Bụi cây, bụi lá, bụi hoa bằng nhựa
  • Ruy băng
  • Keo dán đa dụng

Cách làm

[caption id="attachment_760" align="aligncenter" width="1340"]Các bước thực hiện Các bước thực hiện[/caption]

  • Bước 1: Lọ thuỷ tinh rửa sạch và phơi khô
  • Bước 2: Đổ hạt đá nhỏ lên một chiếc khay. Sau đó, đổ một chút keo lên lớp đá rồi trộn đều.
  • Bước 3: Dùng thìa nhỏ múc đá đã được trộn keo cho vào trong lọ
  • Bước 4: Đặt những bụi hoa, lá nhỏ đã chuẩn bị gắn vào lớp đá. Lớp keo trộn giữa các lớp đá sẽ giúp các bụi hoa lá này đứng thẳng
  • Bước 5: Cắt các đoạn dây ruy băng và buộc quanh cổ lọ.

Thành phẩm

[caption id="attachment_744" align="aligncenter" width="600"]Lọ cây trang trí Lọ cây trang trí[/caption]

Chỉ trong vòng vài phút là bạn đã có ngay một lọ cây trang trí để bàn thật đáng yêu phải không nào. Cùng cách làm này, bạn có thể tạo ra được nhiều mẫu khác nhau vừa để trang trí vừa làm quà tặng bạn bè và người thân.

Lọ cắm dụng cụ nhà bếp

Nguyên liệu

  • Lọ thuỷ tinh
  • Que gỗ
  • Keo dán đa năng

Cách làm

[caption id="attachment_747" align="aligncenter" width="600"]Các bước thực hiện Các bước thực hiện[/caption]

  • Bước 1: Rửa sạch và phơi khô lọ
  • Bước 2: Dùng keo dán những que gỗ đã chuẩn bị xung quanh lọ. Khi dán, hãy chắc chắn các que gỗ được gắn khít với nhau. Điều này giúp chiếc lọ của bạn trông đẹp hơn.

Thành phẩm

[caption id="attachment_748" align="aligncenter" width="600"]Lọ cắm dụng cụ làm bếp Lọ cắm dụng cụ làm bếp[/caption]

Chỉ vài phút, các bạn đã có ngay một lọ cắm dụng cụ nhà bếp theo phong cách tối giản nhưng không kém phần hiện đại. Không quá cầu kỳ, chiếc lọ khiến căn bếp của bạn trông nổi bật hơn rất nhiều.

Lọ cắm bút sành điệu

Nguyên liệu

  • Lọ thuỷ tinh
  • Sơn phun màu trắng
  • Màu vẽ
  • Bút màu đa năng
  • Cọ, bút chì

Cách làm

[caption id="attachment_761" align="aligncenter" width="1340"]Các bước thực hiện Các bước thực hiện[/caption]

  • Bước 1: Dùng bình sơn phun đều xung quanh lọ đã chuẩn bị sau đó đợi lọ khô. Lưu ý, để lớp sơn được đều và đẹp, các bạn nên phun 2-3 lớp. Lớp trước khô thì phun chồng lớp khác lên.
  • Bước 2: Sơn màu tạo hình lên trên lọ. Mỗi một kiểu trang trí sẽ có cách phối màu khác nhau. Nếu chưa có kinh nghiệm, các bạn nên vẽ phác hoạ hình ảnh định trang trí trước khi sơn.
  • Bước 3: Dùng bút chì vẽ tạo hình khuôn mặt trên chiếc lọ mà bạn đã sơn màu.
  • Bước 4: Dùng bút đen vẽ tạo hình khuôn mặt theo phác hoạ ban đầu.

Thành phẩm

[caption id="attachment_749" align="aligncenter" width="600"]Lọ cắm bút đầy màu sắc Lọ cắm bút đầy màu sắc[/caption]

Vậy là bạn đã có ngay những chiếc lọ cắm bút đầy màu sắc và cực kỳ dễ thương phải không nào. Chắc chẳn khi ai đó được tặng lọ đựng bút như này sẽ cực kỳ thích thú.

» Các bạn có thể quan tâm: Thủ thuật tái chế rác thải chỉ trong vòng 5 phút

Lọ cắm hoa

Nguyên liệu

  • Chai thuỷ tinh màu xanh
  • Băng dính
  • Bình sơn màu bạc

Cách làm

[caption id="attachment_759" align="aligncenter" width="600"]Các bước thực hiện Các bước thực hiện[/caption]

  • Bước 1: Rửa sạch và phơi khô chai thuỷ tinh.
  • Bước 2: Cắt băng dính và tạo các hình hoa văn cắt chéo bên ngoài vỏ chai.
  • Bước 3: Phun sơn đều khắp xung quanh chai và chờ sơn khô
  • Bước 4: Bóc lớp băng dính ra là xong.

Thành phẩm

[caption id="attachment_758" align="aligncenter" width="600"]Lọ cắm hoa tinh tế Lọ cắm hoa tinh tế[/caption]

Sau khi hoàn thành bạn chỉ cần cắm thêm vài cành hoa khô là đã có ngay một bình hoa đẹp rồi đó. Với cách phun sơn đơn giản này, bạn có thể sáng tạo thêm nhiều kiểu khác với các hoạ tiết khác nhau.

Lọ cắm hoa kiểu 2

Nguyên liệu

[caption id="attachment_753" align="aligncenter" width="600"]Nguyên liệu chuẩn bị Nguyên liệu chuẩn bị[/caption]

  • Vỏ chai thuỷ tinh: 3 vỏ
  • Bình sơn trắng
  • Sơn acrylic màu xanh nhạt, xanh dương và xanh lá
  • Cọ
  • Hoa lavender

Cách làm

[caption id="attachment_755" align="aligncenter" width="600"]Các bước thực hiện Các bước thực hiện[/caption]

  • Bước 1: Làm sạch chai và để khô
  • Bước 2: Phun đều sơn trắng lên xung quanh bình và chờ sơn khô
  • Bước 3: Dùng cọ sơn lớp màu xanh nhạt lên cổ chai và 1/3 thân chai tính từ đáy chai. Làm tương tự với hai màu và 2 chai còn lại là xong

Thành phẩm

[caption id="attachment_754" align="aligncenter" width="600"]Lọ cắm hoa Lọ cắm hoa[/caption]

Bây giờ bạn chỉ cần cắm các cành hoa lavender đã chuẩn bị trước vào trong chai thuỷ thinh là có ngay bình hoa trang trí cho ngôi nhà của bạn thêm màu sắc và cực kỳ phong cách rồi đó.

Ngoài cách sơn như trên, bạn có thể tô màu theo phong cách đậm nhạt để tạo hiệu ứng màu sắc mới lạ nhé!

Đây là 5 cách tái chế thuỷ tinh đơn giản mà bạn có thể làm tại nhà. Hãy tận dụng những chiếc lọ và sáng tạo chúng thành những đồ dùng tiện ích trang trí cho ngôi nhà bạn thêm yêu.

 



source https://litteritcostsyou.org/tai-che-thuy-tinh/

Những cách tái chế rác thải đáng khâm phục nhất thế giới

Hiểu được môi trường đang ngày càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi rác thải, nhiều quốc gia đã tìm ra được nhiều cách tái chế rác thải đáng kinh ngạc. Cùng Thủ thuật - Tái chế tìm hiểu nhé!

Hệ thống phân loại rác theo màu từ nước Đức

[caption id="attachment_736" align="aligncenter" width="1340"]Nhà máy xử lý rác ở Đức Nhà máy xử lý rác ở Đức[/caption]

Khi nhiều đất nước đang đối mặt với vấn nạn ô nhiêm môi trường từ rác nghiêm trọng thì nước Đức lại nhập khẩu rác. Đức đang là nước đứng đầu thế giới về tỷ lệ tái chế rác thải (tới 65%). Người Đức áp dụng thành công hệ thống phân loại rác tại nguồn và công nghệ xử lý, tái chế hiện đại và đặc biệt ý thức bảo vệ môi trường của người Đức vô cùng cao.

Người dân Đức đã có sáng kiến phân loại rác theo màu và gọi là “Green Dot”. Đối với thùng màu nâu là các loại rác hữu cơ có thể phân huỷ như thức ăn thừa, rau củ quả, vỏ các loại hạt,… Ngược lại là rác khó phân huỷ nhưng không chứa chất độc hại được đựng trong thùng màu đen như tàn thuốc lá, đầu thuốc lá, kẹo cao su thừa, sản phẩm làm từ da, đồ giả da, băng gạc vệ sinh và tã trẻ em. Đối với thùng rác màu vàng, người dân dùng để chưa các loại chất dẻo như túi nilong, đồ hộp, lon rỗng, hộp đựng nước. Các loại báo cũ, tạp chí cũ, tờ rơi, sách cũ, bao bì bằng giấy và bìa cứng được để trong thùng đựng rác màu xanh da trời. Đối với thùng màu xanh lá cây đựng các loại chai, lọ, trong đó lọ thuỷ tinh bỏ vào một ngăn, còn các chai, lọ nhựa bỏ vào ngăn khác và người dân sẽ không vứt các loại vỏ chai có thể tái dùng.

[caption id="attachment_738" align="aligncenter" width="1340"]Xử lý rác ở Đức Xử lý rác ở Đức[/caption]

Điểm đặc biệt của Green Dot chính là các nhà sản xuất và bán lẻ sẽ trả phí cho sản phẩm, sản phẩm có nhiều bao bì đóng gói thì mức phí càng cao. Hơn cả, từ năm 2015, người Đức áp dụng luật buộc người dân thu gom rác hữu cơ để tái chế trong các nhà máy khí sinh học hoặc dùng làm phân bón. Từ đó đến nay, mỗi năm Đức đã tái chế gần 10 triệu tấn rác hữu cơ. Theo các nhà khoa học Đức, mỗi lon nước được tái chế tiết kiệm 95% năng lượng và nguyên liệu dùng để chế tạo ra lon nước mới, mỗi tờ giấy được tái chế bảo toàn được 50% lượng nước chế tạo ra giấy mới.

[caption id="attachment_739" align="aligncenter" width="1024"]Tái chế rác thải ở Đức Tái chế rác thải ở Đức[/caption]

Người Đức không chỉ tạo ra các sản phẩm giúp cho việc tái chế rác thải mà họ còn hiểu rằng ý thức người dân mới là quan trọng nhất. Nước Đức đã đưa vào chương trình học tập của các em nhỏ học về bảo vệ môi trường, nhằm nâng cao ý thức cho các em từ khi còn bé. Ngoài ra, đài truyền hình Đức cũng thường xuyên phát sóng các bộ phim hoạt hình, bài hát sinh động liên quan đến bảo vệ môi trường, dạy trẻ em các đối xử với thiên nhiên. Ngoài ra, các địa điểm như: đường phố, bệnh viện, trường học, nơi làm việc, nơi vui chơi, giải trí tại Đức đều thấy các biển báo chỉ dẫn về thời gian đổ rác, cách phân loại rác, loại rác nào có thể tái chế,…

» Các bạn có thể quan tâm: Thủ thuật tái chế rác thải chỉ trong vòng 5 phút

Trầm trồ trước hệ thống tái chế rác thải của Thuỵ Điển

Hệ thống tái chế rác ở Thuỵ Điển hoạt động  vồ cùng hiệu quả đến mức người dân Thụy Điển phải nhập khẩu rác từ nhiều quốc gia khác để duy trì hoạt động của những nhà máy tái chế.

Mỗi gia đình Thụy Điển luôn tự động phân loại rác thải từ giấy, nhựa, kim loại, thủy tinh, đồ điện gia dụng, pin... thậm chí cả thực phẩm, tất cả đều sẽ được tái sử dụng. Giấy được nghiền thành vụn để tạo ra giấy mới, chai nhựa bị nung chảy để tạo ra vật dụng mới và thực phẩm thừa trở thành phân bón.

[caption id="attachment_737" align="aligncenter" width="1340"]Nhà máy xử lý rác ở Thuỵ Điển Nhà máy xử lý rác ở Thuỵ Điển[/caption]

Ngoài ra, xe thu gom rác nơi đây cũng được chạy bằng điện hoặc biogas (khí sinh học). Hay các hiệu thuốc cũng chấp nhận mua lại thuốc thừa, khiến rác thải y tế ở đây gần như không có. Đặc biệt, người dân Thụy Điển chủ yếu lựa chọn mua đồ thân thiện với môi trường. Các nhà hàng, cửa tiệm còn mang đến nhiều ưu đãi ủng hộ đổi quần áo cũ để được giảm giá, hoặc đổi vỏ chai bia lấy bánh hamburger.

Trong số 99% rác tái chế, khoảng 50% sẽ được đốt để tạo thành một nguồn năng lượng mới. Nguồn năng lượng này sẽ được quay vòng, trở thành nguồn nhiệt sưởi ấm cho các tòa nhà trong thời tiết lạnh khắc nghiệt. Rác đốt đi sẽ tạo thành tro bụ và chiếm tới 15% khối lượng trước khi đốt. Tuy nhiên, số tro này sẽ được sàng lọc lại một lần nữa. Kim loại cũng được tái sử dụng, trong đó đồ dùng như sứ và gốm không cháy được sẽ tận dụng để xây đường.



source https://litteritcostsyou.org/tai-che-rac-thai/

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2019

Thủ thuật tái chế rác thải chỉ trong vòng 5 phút

Mỗi năm lượng rác thải lại ngày một tăng lên, trong khi chúng có thể được tái sử dụng theo nhiều cách khác nhau nhưng không, con người lại vứt bỏ những đồ vật sau khi hết giá trị sử dụng ra ngoài môi trường thiên nhiên. Rác thải cứ ngày một chồng chất lên, chúng không phân hủy được, chúng ta làm tổn thương mẹ thiên nhiên bằng rác thải, và chúng ta phải trả giá khi thiên tai ngày càng nhiều lên. Vì thế, hãy là một con người có ý thức hơn bằng cách tái sử dụng rác thải nhé. Hôm nay, hãy cùng chuyên mục Thủ thuật - Tái chế tìm hiểu một vài thủ thuật tái chế rác thải để thấy chúng có thể làm được những điều bất ngờ nào!

Sử dụng các chai nhựa làm thành 1 chiếc thuyền nhỏ

[caption id="attachment_728" align="aligncenter" width="1340"]Thuyền làm từ nhựa Thuyền làm từ nhựa[/caption]

Nghe có vẻ điên rồ nhưng lại không hề lạ chút nào, ở Cameroon, người ta đã sử dụng những chai lọ bị bỏ đi để chế tạo thành thuyền. Ngay tại Việt Nam, nhất là đối với những vùng quê ven sông, chúng ta cũng có thể áp dụng thủ thuật tái chế rác như này.

Buộc chặt các chai nhựa lại với nhau và xếp chung thành các tầng khác nhau phù hợp với chiều cao mình mong muốn. Sau đấy, nối các tảng chai nhựa vừa hình thành theo hình thân thuyền và đẩy thuyền. Các chai nhựa rỗng dễ dàng nâng đỡ được trọng lượng cơ thể ta để giúp ta trôi nổi trên nước.

Thay vì để chai lọ cũ ùn ùn trên sông hay kênh rạch thì giờ đây, với thủ thuật này, chúng ta vừa có thể có một chiếc thuyền chắc chắn và an toàn cũng như bảo vệ môi trường hơn rồi đấy.

Biến các chai nhựa thành hộp đựng bút xinh xắn

[caption id="attachment_727" align="aligncenter" width="700"]Hộp đựng bút Hộp đựng bút[/caption]

Kể cả ở nhà hay văn phòng, bạn đều cần có một hộp đựng bút để có thể nhét đủ loại bút hay cục gôm, đồ dùng đấy. Ấy thế thì tại sao chúng ta không tự làm cho mình cái riêng mang chính phong cách của mình nhỉ?

Lấy một chai nhựa với đường kính đáy phù hợp với yêu cầu của bạn, có thể là một chai Coca Cola cỡ nhỏ hoặc lớn, hay một chai nước lọc đã uống hết cũng được. Cắt bỏ phần trên cùng của chai đến khoảng chiều cao bạn mong muốn, sau đấy sử dụng keo dính dán một lớp mỏng giấy lên phần vừa cắt để tránh bị phần nhựa bị cắt gây tổn thương cho tay.

Bạn cũng có thể tạo hình cho chiếc hộp bút này bằng cách cắt theo hình dạng đôi tai mèo, hoặc vẽ lên thân chai đủ loại hình thù mình mong muốn nhé.

Thủ thuật tái chế rác thải thành lọ đựng gia vị

[caption id="attachment_729" align="aligncenter" width="700"]Lọ đựng gia vị Lọ đựng gia vị[/caption]

Một cách khác để sử dụng những chai nhựa không dùng nữa ví như các lọ thuốc, hay đồ skincare bằng cách tái sử dụng nó thành các lọ đựng gia vị nhé. Chúng cho phép bạn sửa soạn phòng bếp một cách gọn gàng cũng như tiết kiệm được không gian bếp rất nhiều mà không mất nhiều công sức để làm ra.

Chậu trồng cây hình mèo từ chai nhựa

[caption id="attachment_726" align="aligncenter" width="700"]Chậu cây nhựa Chậu cây nhựa[/caption]

Hãy biến ban công của mình thành một khu vườn mèo siêu xinh cùng chúng tớ nhé. Chúng ta cần tìm một vài chai nhựa 2 lít, tùy vào số lượng chậu bông các bạn muốn có.

Đầu tiên, cắt một phần ba chai từ dưới cùng lên. Sau đấy, sơn màu trắng hoặc màu gì đấy tùy vào sở thích của mình. Tiếp theo, chúng ta sử dụng các phần thừa còn lại để cắt tai. Bước cuối cùng, chúng ta dùng bút lông vẽ lên chậu cây vừa sơn xong theo từng biểu cảm em mèo mà chúng ta thích nhé. Thế là một vườn cây gồm những chậu hình mèo đã ra đời.

Tạo một em lợn cất giữ tiền từ chai nhựa đã vứt đi

[caption id="attachment_724" align="aligncenter" width="700"]Lợn tiết kiệm Lợn tiết kiệm[/caption]

Tái chế nhựa có thể giúp bạn tiết kiệm được tiền theo nhiều cách khác nhau. Và dễ giữ số tiền đó, hãy tạo ra một em heo để đựng tiền cho những cuộc vui chơi sau này nào.

Bạn có thể sơn toàn bộ chai để không biết được rằng bên trong đã có bao nhiêu tiền. Sau một thời gian dài, chúng ta sẽ cực ngạc nhiên với số tiền chúng ta có được đấy. Sau khi sơn xong, bạn có thể vẽ tùy thích lên thân chai để thỏa mãn niềm đam mê làm họa sĩ của mình nhé. Nhớ là hãy đính keo ở phần nắp chai vào thân chai để đề phòng những lúc “không kiềm chế được” mà lẻn lấy đi vài tờ tiền nhé.

Trên đây là một vài thủ thuật tái chế rác thải mà chúng tớ đưa đến cho các bạn. Có rất nhiều cách để tái sử dụng rác, nó tùy thuộc vào sự sáng tạo của bạn. Hãy cố gắng phân loại rác thải và tận dụng tối đa rác nhé, vì một môi trường xanh -  sạch - đẹp!



source https://litteritcostsyou.org/thu-thuat-tai-che-rac-thai/