Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2019

Khi tái chế đồ bỏ đi không còn là khó khăn

Rác thải luôn là vấn đề khiến chính phủ các nước phải đau đầu. Tuy nhiên, cái khó ló cái khôn. Không ít người đã biến những khó khăn mà người khác mắc phải để tạo ra cái riêng của mình và thậm thậm chí là thành công. Dưới đây Litter, it costs you sẽ cung cấp 3 ví dụ điển hình cho việc tái chế đồ bỏ đi là cực kỳ dễ dàng.

Tái chế đồ bỏ đi thành sân vui chơi

[caption id="attachment_776" align="aligncenter" width="754"]Sân chơi phế liệu Sân chơi phế liệu[/caption]

Kathamandu, Nepal là thủ đô nổi tiếng với khói bụi và rác thải. Theo các nhà khoa học, mỗi ngày, nơi đây có khoảng 800 - 1.000 tấn chất thải khác nhau từ giấy, nhựa cho đến kim loại, thuỷ tinh. Để khắc phục tình trạng này, ngoài việc sử dụng pin năng lượng mặt trời Kathamandu đã đưa ra hàng loạt các chính sách giúp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. Trong các biện pháp thì có thể kể đến việc tái chế đồ bỏ đi để tạo thành sân chơi cho trẻ em.

Chiến dịch này được thực hiện ở Kagati Gaon. Tại sao lại được làm ở đây? Bởi lẽ, đây là khu vực chứa nhiều rác nhất ở Kathamandu.

Một tình nguyện viên của chiến dịch nói rằng: "Khi chúng tôi đưa ra kế hoạch xây dựng sân chơi từ phế liệu, mọi người đã cười ầm lên và hỏi chúng tôi sẽ làm gì với những thứ vứt đi đó".

Dự án này chính thức đi vào hoạt động từ năm 2017. Các tình nguyện viên sẽ di chuyển bằng xe máy và giúp đỡ các địa phương họ đi qua tái chế phế liệu. Tất các các hoạt động này đều hoàn toàn miễn phí.

Trước đây, không hề có các khu vui chơi cho trẻ em. Từ khi  sân chơi tái chế, nó đã thu hút khá nhiều trẻ em sống ở xung quanh đến đây chơi.

Sau khi chiến dịch này thành công, khá nhiều nơi đã học tập cách làm này. Chính phủ thì thúc đẩy các ý tưởng và triển khai rộng trên các trường học và khu vực công cộng khác.

Mặc dù không được giải quyết triệt để nhưng cách làm này đã phần nào chung tay  vì môi trường xanh. Chắc chắn tính hình tương lai sẽ khả quan hơn bây giờ rất nhiều.

Tái chế phế liệu thành quán cà phê

[caption id="attachment_777" align="aligncenter" width="500"]Coffee phế liệu Coffee phế liệu[/caption]

Sinh ra và lớn lên ở Bắc Ninh, anh Nguyễn Văn Thơ là người đã chứng kiến sự thay đổi của môi trường xung quanh từ thơm ngát mùi rơm rạ đến nước hôi thối vì ô nhiễm. Chính vì vậy, anh luôn trăn trở là làm cách nào để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của mọi người và ý tưởng cafe phế liệu đã ra đời từ đó.

Khi người thân và bạn bè biết đến ý tưởng của anh, mọi người đã ngăn cản, thậm chí còn gọi anh với cái tên "Thơ điên". Tuy nhiên, cũng có những người cùng chí hướng đã cùng anh thu gom phế liệu để tạo nên quán cafe như hiện tại.

Anh Thơ kể lại: "Ngày trước, người dân nơi tôi sống đều tạn dụng mọi đồ vật xung quanh để tái sử dụng. Đến chiếc ván quan tài của bà tôi sau khi được cải táng còn được tái sử dụng làm cửa chuống bò thì không gì là khong tái chế được cả".

Sau khi xây dựng thành công, anh Thơ đã đặt tên quán cafe là Hidden Gem Coffee, có nghĩa là Viêm ngọc tiềm ẩn. Quán sử dụng 95% đồ phế liệu được tái chế. 5% còn lại là những đồ cực kì thân thiện với môi trường.

Đặc biệ, nhân viên trong quán đều là những người khuyết tật. Bởi lẽ theo anh, mình là người may mắn khi sinh ra lành lặn nên cần chia sẻ may mắn của mình cho những ai kém may mắn hơn.

Ngoài việc mở quán cafe phế liệu như này, anh Thơ còn thực hiện các dự án để giáo dục và khuyến khích các em nhỏ thu gom rác và biến chúng thành những đồ vật hữu ích cho cuộc sống.

Tái chế rác thành túi xách

[caption id="attachment_775" align="aligncenter" width="812"]Tái chế rác thành túi xách Tái chế rác thành túi xách[/caption]

Đây là ý tưởng của các bạn trẻ Thái Lan. Theo đó, các bạn đã tận dụng những tấm băng rôn, áp phích cũ bị vứt đi sau chiến dịch tranh cử tại xứ sở chùa Vàng tháng trước.

Những chiếc túi sặc sỡ này không chỉ đơn thuần là túi xách mà còn chưa đựng cả một thông điệp của nhà thiết kết.

Panupong Chansopa - nhà thiết kế chiếc túi chia sẻ: "Trước đây, tôi nghĩ rằng chính trị là thứ gì đó khá xa vời không chỉ đối với tôi mà còn cả với nhiều người khác. Nhưng hiện tại, tôi muốn chính trị trở nên gần gũi hơn với mọi người. Tôi hy vọng, sản phẩm này sẽ khuyến khích các chính trị gia đi tới các giải pháp thương lượng thay vì chia rẽ sâu sắc như trước đó".

Đa số các thiết kế đều có khuôn mặt của các chính trị gia và câu khẩu hiệu vận động tranh cử. Vì được làm từ chất liệu nhựa dẻo nên chiếc túi này có khả năng chống thấm và có độ bền khá cao. Giá cho mỗi chiếc túi là hơn 24USD.

Trên đây là 3 ví dụ điển hình cho việc tái chế đồ bỏ đi. Điều này đã chứng minh rằng, tái chế rác thải không phải quá khó đúng không nào.

» Các bạn có thể quan tâm: Tái chế thuỷ tinh - Tại sao không?



source https://litteritcostsyou.org/tai-che-do-bo-di/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét