Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2019

Những cách tái chế rác thải đáng khâm phục nhất thế giới

Hiểu được môi trường đang ngày càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi rác thải, nhiều quốc gia đã tìm ra được nhiều cách tái chế rác thải đáng kinh ngạc. Cùng Thủ thuật - Tái chế tìm hiểu nhé!

Hệ thống phân loại rác theo màu từ nước Đức

[caption id="attachment_736" align="aligncenter" width="1340"]Nhà máy xử lý rác ở Đức Nhà máy xử lý rác ở Đức[/caption]

Khi nhiều đất nước đang đối mặt với vấn nạn ô nhiêm môi trường từ rác nghiêm trọng thì nước Đức lại nhập khẩu rác. Đức đang là nước đứng đầu thế giới về tỷ lệ tái chế rác thải (tới 65%). Người Đức áp dụng thành công hệ thống phân loại rác tại nguồn và công nghệ xử lý, tái chế hiện đại và đặc biệt ý thức bảo vệ môi trường của người Đức vô cùng cao.

Người dân Đức đã có sáng kiến phân loại rác theo màu và gọi là “Green Dot”. Đối với thùng màu nâu là các loại rác hữu cơ có thể phân huỷ như thức ăn thừa, rau củ quả, vỏ các loại hạt,… Ngược lại là rác khó phân huỷ nhưng không chứa chất độc hại được đựng trong thùng màu đen như tàn thuốc lá, đầu thuốc lá, kẹo cao su thừa, sản phẩm làm từ da, đồ giả da, băng gạc vệ sinh và tã trẻ em. Đối với thùng rác màu vàng, người dân dùng để chưa các loại chất dẻo như túi nilong, đồ hộp, lon rỗng, hộp đựng nước. Các loại báo cũ, tạp chí cũ, tờ rơi, sách cũ, bao bì bằng giấy và bìa cứng được để trong thùng đựng rác màu xanh da trời. Đối với thùng màu xanh lá cây đựng các loại chai, lọ, trong đó lọ thuỷ tinh bỏ vào một ngăn, còn các chai, lọ nhựa bỏ vào ngăn khác và người dân sẽ không vứt các loại vỏ chai có thể tái dùng.

[caption id="attachment_738" align="aligncenter" width="1340"]Xử lý rác ở Đức Xử lý rác ở Đức[/caption]

Điểm đặc biệt của Green Dot chính là các nhà sản xuất và bán lẻ sẽ trả phí cho sản phẩm, sản phẩm có nhiều bao bì đóng gói thì mức phí càng cao. Hơn cả, từ năm 2015, người Đức áp dụng luật buộc người dân thu gom rác hữu cơ để tái chế trong các nhà máy khí sinh học hoặc dùng làm phân bón. Từ đó đến nay, mỗi năm Đức đã tái chế gần 10 triệu tấn rác hữu cơ. Theo các nhà khoa học Đức, mỗi lon nước được tái chế tiết kiệm 95% năng lượng và nguyên liệu dùng để chế tạo ra lon nước mới, mỗi tờ giấy được tái chế bảo toàn được 50% lượng nước chế tạo ra giấy mới.

[caption id="attachment_739" align="aligncenter" width="1024"]Tái chế rác thải ở Đức Tái chế rác thải ở Đức[/caption]

Người Đức không chỉ tạo ra các sản phẩm giúp cho việc tái chế rác thải mà họ còn hiểu rằng ý thức người dân mới là quan trọng nhất. Nước Đức đã đưa vào chương trình học tập của các em nhỏ học về bảo vệ môi trường, nhằm nâng cao ý thức cho các em từ khi còn bé. Ngoài ra, đài truyền hình Đức cũng thường xuyên phát sóng các bộ phim hoạt hình, bài hát sinh động liên quan đến bảo vệ môi trường, dạy trẻ em các đối xử với thiên nhiên. Ngoài ra, các địa điểm như: đường phố, bệnh viện, trường học, nơi làm việc, nơi vui chơi, giải trí tại Đức đều thấy các biển báo chỉ dẫn về thời gian đổ rác, cách phân loại rác, loại rác nào có thể tái chế,…

» Các bạn có thể quan tâm: Thủ thuật tái chế rác thải chỉ trong vòng 5 phút

Trầm trồ trước hệ thống tái chế rác thải của Thuỵ Điển

Hệ thống tái chế rác ở Thuỵ Điển hoạt động  vồ cùng hiệu quả đến mức người dân Thụy Điển phải nhập khẩu rác từ nhiều quốc gia khác để duy trì hoạt động của những nhà máy tái chế.

Mỗi gia đình Thụy Điển luôn tự động phân loại rác thải từ giấy, nhựa, kim loại, thủy tinh, đồ điện gia dụng, pin... thậm chí cả thực phẩm, tất cả đều sẽ được tái sử dụng. Giấy được nghiền thành vụn để tạo ra giấy mới, chai nhựa bị nung chảy để tạo ra vật dụng mới và thực phẩm thừa trở thành phân bón.

[caption id="attachment_737" align="aligncenter" width="1340"]Nhà máy xử lý rác ở Thuỵ Điển Nhà máy xử lý rác ở Thuỵ Điển[/caption]

Ngoài ra, xe thu gom rác nơi đây cũng được chạy bằng điện hoặc biogas (khí sinh học). Hay các hiệu thuốc cũng chấp nhận mua lại thuốc thừa, khiến rác thải y tế ở đây gần như không có. Đặc biệt, người dân Thụy Điển chủ yếu lựa chọn mua đồ thân thiện với môi trường. Các nhà hàng, cửa tiệm còn mang đến nhiều ưu đãi ủng hộ đổi quần áo cũ để được giảm giá, hoặc đổi vỏ chai bia lấy bánh hamburger.

Trong số 99% rác tái chế, khoảng 50% sẽ được đốt để tạo thành một nguồn năng lượng mới. Nguồn năng lượng này sẽ được quay vòng, trở thành nguồn nhiệt sưởi ấm cho các tòa nhà trong thời tiết lạnh khắc nghiệt. Rác đốt đi sẽ tạo thành tro bụ và chiếm tới 15% khối lượng trước khi đốt. Tuy nhiên, số tro này sẽ được sàng lọc lại một lần nữa. Kim loại cũng được tái sử dụng, trong đó đồ dùng như sứ và gốm không cháy được sẽ tận dụng để xây đường.



source https://litteritcostsyou.org/tai-che-rac-thai/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét