Thứ Ba, 28 tháng 4, 2020

Xe tay ga giá dưới 25 triệu đồng – Liệu có nên mua?

Với kinh tế eo hẹp, những chiếc xe tay ga giá dưới 25 triệu được nhiều người tìm hiểu và lựa chọn. Vậy liệu có thực sự có xe tay ga với mức giá đó? Nếu có thì có nên mua hay không và nên mua những mẫu xe nào? Bài viết sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc này ngay trong bài viết dưới đây!

Có nên mua xe tay ga giá dưới 25 triệu?

Có nên mua xe tay ga giá dưới 25 triệu đồng?
Có nên mua xe tay ga giá dưới 25 triệu đồng?

Xe tay ga là một dòng xe khá phổ biến tại Việt Nam bởi kiểu dáng sang trọng. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể tìm đến các dòng xe tay ga cao cấp như Honda SH, Piaggio Vespa, Liberty… Chính vì vậy họ sẽ tìm đến những phân khúc thấp hơn. Để có thể mồi chài khách mua hàng thì các thông tin như “xe tay ga giá dưới 25 triệu” được đăng khá nhiều. Vậy liệu thông tin có chính xác hay không? Nếu dùng thì có nên mua xe tay ga với mức giá này hay không? 

Câu trả lời là thông tin này chính xác. Xe tay ga giá dưới 25 triệu có hai loại là xe mới và xe cũ. Đối với xe mới, chắc chắn các bạn sẽ không phải lăn tăn và cứ thế rước em ý về chung một nhà. Tuy nhiên, xe cũ thì sẽ khiến các bạn phải cân nhắc khá nhiều. Cụ thể, khi mua xe tay ga cũ giá dưới 25 triệu các bạn sẽ phải biết cách kiểm tra chất lượng, định giá và trả giá cho chiếc xe đó để không “dính” phải tình trạng “tiền mất tật mang”. Nếu bạn không có kỹ năng này thì rất có thể sẽ mua phải xe có chất lượng không tốt với giá đắt.

Do nếu muốn mua xe tay ga cũ giá dưới 25 triệu đồng thì các bạn có thể nhờ người có kinh nghiệm đi xem xe cùng để có thể mua được chiếc xe ưng ý với giá cả phải chăng. Một biện pháp khác đó là các bạn có thể truy cập website okxe.vn hoặc ứng dụng Okxe để lựa chọn. Trang thương mại điện tử về mua bán xe này sẽ giúp các bạn khi các bạn không có kinh nghiệm mua xe cũ. Bởi, tại đây, những chiếc xe đều được kiểm định về chất lượng trước khi được đăng bán. Vì vậy, với hàng ngàn mẫu xe cùng giá bán khác nhau sẽ giúp các bạn có được quyết định đúng đắn.

Nên mua xe tay ga giá dưới 25 triệu nào?

Dành cho những người đã thành niên

Honda Vision đời 2014 - 2015

Honda Vision đời 2014 - 2015
Honda Vision đời 2014 - 2015

Nếu thích kiểu dáng xe Vision nhưng chỉ có 25 triệu đồng trong tay, các bạn có thể tìm mua những chiếc Vision đời 2014 - 2015. Đời 2014 - 2015 của Vision có giá bán là 24 triệu đồng.

Theo đánh giá tổng quan, mẫu xe này khá phù hợp với các chị em vì có kích thước nhỏ gọn, chiều cao yên xe thấp cùng trọng lượng nhỏ chỉ 99kg. 

Trên đời xe 2014 - 2015, các bạn thấy cụm đèn xi nhan được thiết kế rộng hơn so với những đời trước. Phần yếm có 4 đường gân thì nay chỉ còn 2 đường gân. Phần bóng chiếu sáng vẫn là bóng halogen chứ không phải bóng LED. 

Điểm đáng chú ý trên mẫu xe này là phần động cơ được nâng cấp với nền tảng eSP, phun xăng điện tử, Idling Stop… giúp xe có thể tiết kiệm xăng tới 29% so với các phiên bản trước. 

Attila Victoria

Attila Victoria
Attila Victoria

Attila Victoria của nhà SYM có giá bán là 22 - 25 triệu đồng. Đây là một mức giá khá ổn nếu bạn muốn sở hữu một chiếc xe tay ga 125cc. 

Mặc dù thuộc phân khúc xe tay ga giá rẻ nhưng mẫu xe này vẫn được SYM chăm chuốt từ thiết kế đến động cơ. Được biết, mẫu xe này có mức tiêu hao nhiên liệu là 3 lít nhiên liệu cho 100km. 

SYM Attila Passing

SYM Attila Passing
SYM Attila Passing

Là một mẫu xe cũng đến từ nhà SYM, mẫu Attila Passing lôi cuốn người dùng bởi giá rẻ (từ 22 - 23.9 triệu đồng), kiểu dáng khá gọn nhẹ, trang bị hiện đại. Cụ thể, xe được trang bị phanh đĩa kích thước lớn cho bánh trước cùng 2 piston phanh bằng thuỷ lực giúp đảm bảo được độ chính xác của lực phanh. Công suất sản sinh từ động cơ cũng khá lớn đối với một chiếc xe tay ga là 6.3 kW/7.500 rpm. 

Tuy nhiên, mẫu xe này có một nhược điểm là có dung tích cốp dưới khá nhỏ, chỉ 7 lít mà thôi. 

Yamaha Mio Ultimo

Mio Ultimo
Mio Ultimo

Mẫu Mio Ultimo của Yamaha hiện đang có giá bản là 20 - 22 triệu đồng. Mặc dù được thiết kế với vóc dáng khá mi nhon nhưng vẫn được nhiều anh em đón nhận do có thiết kế khoẻ khoắn, góc cạnh.

Dung tích bình xăng xe khá lớn với 4.1 lít cùng trọng lượng xe nhỏ chỉ 94kg giúp việc di chuyển và vận hành nhẹ nhàng hơn. Thêm nữa, do có chiều cao yên thấp nên dù có chiều cao khiêm tốn vẫn có thể điều khiển được chiếc xe này.

Nhược điểm của mẫu xe này đó là sử dụng khối động cơ đơn giản chế hoà khí dung tích 113.7cc. 

Suzuki SkyDrive

SkyDrive
SkyDrive

SkyDrive của Suzuki hiện đang được bán với giá 24.5 triệu đồng. Mẫu xe này có thiết kế đậm tính khí động học với những đường mềm mại dọc hai thân xe. Bên cạnh những đường mềm mại thì điểm nhấn để khiến chiếc xe này trở nên khác biệt đó là đèn pha có kích thước lớn toàn bộ phần yếm trước. Chiếc xe này còn được trang bị hai hộc đồ phía trước để tăng diện tích để đồ cho người dùng. 

Dành cho những người chưa thành niên

Diamond 2019

Xe Diamond 2019
Xe Diamond 2019

Trong các dòng xe tay ga giá dưới 25 triệu dành cho người chưa thành niên thì Diamond 2019 được coi là lựa chọn số 1 với ngoại hình bắt mắt cùng động cơ mạnh mẽ. Một ưu điểm của mẫu xe này đó là trọng lượng khá nhẹ, chỉ 85kg mà thôi. Phía trước đầu xe cũng có một hộc để đồ được thiết kế khá sâu có thể để được nhiều vật dụng cá nhân như chìa khoá, khẩu trang, điện thoại… Mẫu xe này đang được bán với giá 22.8 triệu đồng. 

Nioshima S

Nioshima S
Nioshima S

Phiên bản S là phiên bản được cải tiến của hãng Nioshima dung tích 50cc có thiết kế thanh lịch, sang trọng. Thêm nữa, phần cụm đồng hồ của xe được thiết kế dạng analog cùng điện tử giống như những mẫu xe tay ga có dung tích lớn khác. Dù có thiết kế khá giống chiếc Vespa nhưng có một điểm mà Vespa không làm được nhưng mẫu xe này lại làm được đó chính là cốp xe dưới xe có dung tích lớn. Cốp xe này có thể chứa được 2 mũ bảo hiểm nửa đầu và nhiều vật dụng khác. Hiện mẫu xe này đang có giá bán là 22.5 triệu đồng. 

Today

Xe Today
Xe Today

Đứng thứ 3 trong danh sách là mẫu xe Today với những ưu điểm như thiết kế mang hơi hướng hiện đại, nhỏ gọn, tiện lợi, cốp đựng đồ lớn, tiết kiệm nhiên liệu… Đặc biệt, mẫu xe này chỉ có giá 19 triệu đồng mà thôi. 

Một nhược điểm của mẫu xe này đó là nó có chiều cao yên chỉ 695mm nên nếu những cao trên 1m7 mà ngồi chiếc xe này sẽ cảm thấy hơi khó chịu. 

Scoopy

Xe Scoopy
Xe Scoopy

Mẫu xe Scoopy là mẫu được sản xuất trên dây truyền công nghệ đến từ xứ sở hoa anh đào Nhật Bản. Với sự tiết kiệm nhiên liệu cùng kiểu dáng nhỏ gọn nên đã được học sinh lựa chọn. Mẫu xe Scoopy có giá bán ngang với mẫu Today là 19 triệu đồng. 

Giorno

Xe Giorno
Xe Giorno

Giorno là mẫu xe có thiết kế khá nữ tính nhưng vẫn không kém phần sang trọng, kiêu hãnh. Không những vậy, mẫu xe này còn được nhà sản xuất phối màu khá bắt mắt nên được nhiều học sinh lựa chọn để đi lại. Hộc để đồ của chiếc xe này cũng khá lớn với cốp dưới yên và phía trước. Hiện chiếc xe này có giá bán là 18.9 triệu đồng. 

Với những thông tin kể trên hy vọng các bạn đã có câu trả lời của riêng mình. Chúc các bạn lựa chọn được mẫu xe tay giá dưới 25 triệu đồng ưng ý nhé!



source https://litteritcostsyou.org/xe-tay-ga-gia-duoi-25-trieu-dong/

Thuỷ triều đỏ – Cái tên mỹ miều khiến nhiều người hoang mang

“Thuỷ triều đỏ” là một cái tên mỹ miều mà các nhà khoa học đặt ra mỗi khi nước biển không còn giữ được màu xanh dương vốn có mà chuyển sang đỏ hoặc cam hoặc nâu. Vậy thuỷ triều đỏ là gì? Tại sao lại diễn ra hiện tượng này? Chúng có tác hại và biện pháp ngăn ngừa, xử lý ra sao? Cùng tìm hiểu những vấn đề này trong bài viết sau đấy nhé!

Thuỷ triều đỏ là gì?

Thuỷ triều đỏ” là một cái tên mỹ miều mà các nhà khoa học đặt ra cho hiện tượng bùng nổ “dân số” của tảo biển. Loại tảo xuất hiện chính trong hiện tượng này là tảo Karenia Brevis. Tuy nhiên, đôi khi tảo Alexandrium Fundyense và tảo Alexandrium Catenella nở hoa cũng gọi là thuỷ triều đỏ. 

Thuỷ triều đỏ là gì?
Thuỷ triều đỏ là gì?

Ban đầu, việc tảo độc nở hoa chỉ khiến nước biển chuyển màu đỏ nên gọi là thuỷ triều đỏ. Tuy nhiên, hiện nay, nó lại có thể khiến nước biển chuyển màu xanh, nâu, tím, thậm chí là không đổi màu. Chính vì vậy, thuật ngữ “thuỷ triều đỏ” hiện nay đã dần bị loại bỏ bởi nó đã không có độ chính xác như trước nữa. Hiện nay, các nhà khoa học đã đưa ra một khái niệm có tính khái quát hơn là Harmful Algal Blooms - nghĩa là tảo nở hoa gây hại. 

Nguyên nhân gây nên thuỷ triều đỏ

Qua quá trình tìm hiểu, Litter It Costs You cho rằng có hai nguyên nhân chính dẫn đến thuỷ triều đỏ. Đó là do tự nhiên và do các hành vi của con người.

  • Tự nhiên

Thuỷ triều đỏ sinh ra một cách tự nhiên là do nước biển có độ mặn thấp trong khi đó hàm lượng dinh dưỡng trong nước lại cao (chủ yếu là hai thành phần phốt pho và nitơ). Ngoài ra dòng chảy chậm cùng với nhiệt độ nước bề mặt so với bình thường ấm hơn cũng là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng thuỷ triều đỏ. Việc thuỷ triều đỏ sinh ra tự nhiên không diễn ra thường xuyên mà chỉ thi thoảng mà thôi.

  • Con người

Xả thải bừa bãi ra biển là nguyên nhân dẫn tới thuỷ triều đỏ

Các hành vi của con người là một nguyên nhân lớn khiến tình trạng thuỷ triều đỏ diễn ra thường xuyên. Cụ thể, con người thường xuyên thải chất thải hoá học ra môi trường như phân bón, chất thải từ các khu công nghiệp… chứa chất hữu cơ khiến tảo sinh sôi và phát triển mạnh mẽ hơn, đặc biệt là khu vực con người đổ thải. 

Hiện tượng El Nino khiến cho nước biển ngày càng nóng hơn, tạo điều kiện cho tảo phát triển và nở hoa. Được biết, El Nino hình thành do sự biến đổi khí hậu, trong khi con người là tác nhân chính dẫn đến khí hậu bị thay đổi. 

Tác hại và biện pháp ngăn ngừa, xử lý khi tảo nở hoa xảy ra

Tác hại

Tảo nở hoa gây ra những tác hại không hề nhỏ đối với môi trường biển và con người. Cụ thể:

  • Khiến oxy trong nước biển bị cạn kiệt
  • Khiến động vật biển chết

Nghiên cứu chỉ ra rằng, nhiều loại tảo có thể khiến những động vật thuỷ sinh chết. Ví dụ như tảo Ceratium có thể khiến ấu trùng hai mảnh vỏ chết. Hay như tảo Noctiluca Scintillans lại có khả năng ăn những trứng cá trôi nổi không những vậy còn gây hại cho các động vật thuỷ sản. Đặc biệt, những thuỷ sản được nuôi trong lồng nếu gặp phải tảo nở hoa có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn so với thuỷ sản tự nhiên vì nó sẽ không thể chạy trốn được. 

Ngao chết hàng loạt do thuỷ triều đỏ
Ngao chết hàng loạt do thuỷ triều đỏ

  • Sinh độc tố

Các loại tảo sinh độc tố có thể khiến mang cá bị tổn thương khiến hệ thống hô hấp của chúng bị ảnh hưởng. Hô hấp bị ảnh hưởng có thể gây nên tình trạng vỡ mạch máu, xuất huyết hay hệ thần kinh bị ảnh hưởng. 

  • Khiến các chỉ tiêu về môi trường biển như hàm lượng pH, DO, kiềm… bị thay đổi. 
  • Tác động đến con người

Chúng ta biết rằng, nhuyễn thể có thể hấp thu đồng thời tích luỹ các độc tố từ thuỷ vực. Các nhuyễn thể này có thể tích luỹ độc tố trong cơ thể đến vài tháng. Bởi lẽ, sự đào thải độc tố ban đầu diễn ra khá nhanh nhưng nó lại giữ lại chỉ trên mức an toàn 1 chút và sau đó duy trì tình trạng này trong khoảng thời gian khá dài. Nếu con người ăn phải những nhuyễn thể nhiễm độc có thể khiến mắt bị dị ứng, đường hô hấp bị ảnh hưởng. Bệnh nhẹ là hắt hơi, ho, chảy nước mắt; nếu bệnh nặng có thể mắc bệnh hen suyễn hoặc phổi mãn tính. 

Chính vì vậy, ngoài việc khiến các nhuyễn thể bị chết thì để tránh ảnh hưởng đến con người, các quốc gia trước khi xuất nhập nhuyễn thể đều quan trắc và có những quy định nghiêm ngặt. 

Biện pháp ngăn ngừa và xử lý khi xảy ra hiện tượng tảo nở hoa

Để ngăn ngừa hiện tượng tảo nở hoa, có thể thực hiện một số biện pháp sau:

  • Thắt chặt và kiểm soát nguồn nước thải ra môi trường biển, nhất là vùng chăn nuôi thuỷ sản.
  • Lập ra bản đồ các khu vực có thể xảy ra hiện tượng tảo nở hoa gây hại để từ đó có biện pháp phòng ngừa.
  • Sử dụng biện pháp lắng tảo hoặc hoá chất sinh học để hạn chế việc tảo nở hoa.
  • Lập sẵn phương án khắc phục hậu quả sau khi hiện tượng thuỷ triều đỏ xảy ra.
  • Quản lý chặt chẽ môi trường ven biển.

Vậy nếu đã xảy ra hiện tượng tảo nở hoa thì xử lý như thế nào? Các bạn có thể thực hiện những biện pháp sau:

  • Ngừng cung cấp thức ăn cho vật nuôi để giảm nhu cầu oxy của chúng lại.
  • Di chuyển lồng nuôi đến nơi khác hoặc nếu không kịp di chuyển, có thể dìm lồng nuôi xuống gần đáy biển để có thể tránh được tầng nước mặt bị ảnh hưởng bởi tảo độc. 
  • Bơm nước biển ở tầng đáy lên trên mặt lồng nuôi để cung cấp nước cùng oxy sạch. 
  • Rải đất sét dạng lỏng hoặc bột lên trên vùng tảo nở hoa với hàm lượng 20 - 200 g/m2 để tạo ra hiện tượng kết tủa và tảo chìm xuống đáy. 

Mặc dù từ rất lâu trước kia, hiện tượng thuỷ triều đỏ đã xuất hiện nhưng với tần suất thường xuyên như hiện nay và đem đến những tác hại không nhỏ thì có thể thấy đây là một vấn đề cấp bách cần được nghiên cứu cụ thể. Từ những nghiên cứu này có thể bảo vệ được sức khoẻ của cộng đồng cũng như có biện pháp để phòng ngừa và xử lý triệt để khi hiện tượng này xảy ra. 



source https://litteritcostsyou.org/thuy-trieu-do/

Khoa học môi trường – Vừa dễ vừa khó

Trong chúng ta chắc hẳn không dưới một lần nghe đến cụm từ “khoa học môi trường”. Vậy khoa học môi trường là gì? Ngành này học những gì? Ngành khoa học môi trường có dễ xin việc hay không? 

Khoa học môi trường là gì?

Khoa học môi trường là ngành học nghiên cứu sự tương tác và mối quan hệ giữa con người với môi trường xung quanh để từ đó có thể bảo vệ môi trường sống của con người. 

Khoa học môi trường là gì?
Khoa học môi trường là gì?

Khoa học môi trường có nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng lại có mối tương quan với nhau bao gồm hoá học, sinh học, địa học… được nghiên cứu cụ thể nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường như giảm thiểu ô nhiễm, tái sử dụng, xử lý chất thải… 

Khoa học môi trường học những gì?

Khi theo học ngành khoa học môi trường, sinh viên sẽ được tìm hiểu những kiến thức chuyên sâu về: quan trắc môi trường, hóa học môi trường đất, kiểm soát tai biến và những rủi ro môi trường, quản lý và cách sử dụng chất thải công - nông nghiệp, mô hình quá trình biến đổi khí hậu… 

Khoa học môi trường học những gì?

Ngoài những kiến thức chuyên môn này, sinh viên còn được tập làm quen và thực hành những kiến thức đã được học như thí nghiệm xử lý chất thải, thí nghiệm vi sinh, thí nghiệm hóa phân tích…

Để có thể làm tốt được những vị trí sau khi tốt nghiệp, sinh viên theo học ngành khoa học môi trường cần có sự tỉ mỉ, cẩn thận, chu đáo và chịu được áp lực cao. Bên cạnh đó, họ phải là những người có đam mê về khoa học - công nghệ, có tư duy sáng tạo, có thể phân tích, tìm tòi… 

Sau này làm gì và ngành khoa học môi trường có dễ xin việc?

Sau khi tốt nghiệp ngành khoa học môi trường, các bạn có rất nhiều lựa chọn khác nhau như chuyên viên, quản lý, nghiên cứu, kỹ sư tại những trung tâm nghiên cứu, tổ chức phi chính phủ, công ty cấp thoát nước, công ty tư vấn về giải pháp môi trường… Cụ thể:

Nhà khoa học môi trường
Nhà khoa học môi trường

  • Nhà khoa học môi trường
    • Tìm tòi, nghiên cứu những đặc điểm của các yếu tố cấu thành nên môi trường tự nhiên cũng như nhân tạo.
    • Tìm hiểu mối tương quan giữa con người và các nhân tố trên để từ đó có thể đưa ra những ý kiến, tham mưu cho Nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường.
    • Tư vấn môi trường, đưa ra những dự đoán các tác động đến môi trường.
    • Tham mưu ý kiến về việc xây dựng chính sách môi trường để tạo ra sự phát triển bền vững. 
    • Tăng cường chất lượng môi trường xung quanh, xử lý chất thải trước khi chúng được thải ra môi trường

  • Kỹ sư môi trường
    • Nghiên cứu công nghệ để có thể giải quyết được vấn nạn ô nhiễm môi trường để nâng cao chất lượng môi trường sống của con người. 
    • Quản lý những công cụ quản lý môi trường để vừa giữ gìn được môi trường lại vừa tiết kiệm được chi phí.
    • Đưa ra quy trình xử lý tình trạng ô nhiễm
    • Thiết kế và vận hành chương trình, hệ thống xử lý chất thải
    • Nghiên cứu, đánh giá quá trình giải quyết ô nhiễm tại khu vực bị ô nhiễm.
    • Trực tiếp xử lý ô nhiễm đồng thời nâng cao năng suất xử lý chất thải.
    • Cùng tham gia nghiên cứu những yếu tố cấu thành nên môi trường tự nhiên cũng như nhân tạo.
    • Xử lý tình trạng và xử phạt đối với những đối tượng gây ra ô nhiễm môi trường. 
  • Nhà sinh thái môi trường
    • Vận động, tuyên truyền, giáo dục việc bảo vệ môi trường và động vật hoang dã.

Vậy học ngành này có dễ xin việc? Như đã nói ở trên, khi theo học ngành Khoa học môi trường, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ những kiến thức liên quan đến môi trường. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã khiến hàng ngàn nhà máy nổi lên làm môi trường phải chịu một lượng lớn chất thải và khí thải. Với tình trạng ô nhiễm môi trường như vậy thì ngành khoa học môi trường khá hot bởi nó sẽ quyết định đến sự tồn vong của cả nhân loại. Chính vì vậy, cơ hội việc làm của sinh viên ngành khoa học môi trường khá cao. 

Thêm nữa, ngành khoa học môi trường cùng đang thiếu nhân lực một cách trầm trọng. Nhu cầu tuyển dụng công việc này lại khá đa dạng như xí nghiệp, nhà máy, cơ quan liên quan đến môi trường… Do đó, các bạn hoàn toàn có thể yên tâm xin việc dễ dàng sau khi ra trường. Đặc biệt là khi kinh tế nước đang trên đà hội nhập thì những người làm trong ngành môi trường sẽ được săn đón với mức lương tốt cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, để có thể tìm được công việc phù hợp với bản thân mình thì các bạn sinh viên nên trau dồi kiến thức, tích luỹ kinh nghiệm, kỹ năng mà nhà tuyển dụng yêu cầu.

Trên đây là những thông tin khá bổ ích giúp các bạn giải đáp được thắc mắc “khoa học môi trường là gì?”. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp các bạn có thêm hiểu biết về ngành này. Và dù các bạn có theo học chúng hay không, hãy luôn nhớ rằng: Mỗi hành động chúng ta làm ngày hôm nay đều sẽ có một tác động nhất định đến cuộc sống tương lai. Do đó, để mai sau có một môi trường sống yên bình, trong lành thì hãy hành động ngay từ bây giờ từ những việc nhỏ nhất như không xả rác bừa bãi. Bởi lẽ, tự nhiên sẽ không cần đến con người nhưng ngược lại, con người lại rất cần đến tự nhiên!



source https://litteritcostsyou.org/khoa-hoc-moi-truong-la-gi/

Thứ Ba, 7 tháng 4, 2020

Tầng ozon – Lớp khí bảo vệ Trái Đất

Chắc hẳn các bạn đã biết Trái Đất được bao bọc bởi một tầng khí là tầng ozon. Vậy tầng ozon là gì? Chúng có cấu tạo như thế nào? Công dụng của ozon là gì? Liệu có ảnh hưởng gì nếu tầng khí này bị thủng hay không? 

Những điều chưa hiểu về tầng Ozon

Tầng Ozon là gì?

Ozon là một dạng oxy. Nếu như oxy bao gồm hai nguyên tử oxy kết hợp với nhau thì Ozon bao gồm 3 nguyên tử oxy liên kết với nhau (O3). Đây là một loại khí sản sinh tự nhiên ở trên tầng cao của khí quyển. Khác với O2, O3 có mùi khó chịu cùng với màu xanh nhạt. Chính vì vậy mà ozon không phổ biến như oxy. Cụ thể, nếu trong 10 triệu phân tử không khí thì có 2 triệu phân tử oxy nhưng phân tử ozon chỉ có 3 mà thôi. 

Tầng Ozon là gì?
Tầng Ozon là gì?

Cấu tạo của tầng Ozon

Theo thực nghiệm, ozon là một phân tử có dạng uốn cong với cấu tạo C2v đối xứng giống như các phân tử nước. Góc độ liên kết O — O -. O là 116.8° còn khoảng cách giữa các phân tử O là 127.2 pm (khoảng 1.278 Å). Những liên kết này có thể được liên kết dưới dạng lai cộng hưởng với liên kết đơn hoặc liên kết đôi để tạo nên trật tự 1.5 cho mỗi bên. 

Tầng Ozon có công dụng gì?

Dù khá mỏng manh nhưng tầng ozon lại nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng. Cụ thể:

  • Ozon sẽ hấp thụ các tia cực tím từ mặt trời và ngăn chặn những tia này chiếu đến Trái Đất. 
  • Do có tính sát khuẩn cao nên chúng được ứng dụng trong việc khử trùng nước sinh hoạt thay cho Clo. 
  • Ứng dụng trong công nghiệp như:
    • Khử trùng nước đóng chai
    • Tẩy trắng vải
    • Hỗ trợ quá trình kết tụ của các phân tử
    • Tạo độ kết dính trong các chất dẻo
    • Ứng dụng trong việc đánh giá tuổi thọ cao su
  • Ứng dụng trong ngành y tế
    • Tiêu diệt các sinh vật lạ gây bệnh cho không khí và nước
    • Căn bằng và hỗ trợ sự oxy hoá cơ thể
    • Sản xuất oxy hoạt hoá 
    • Khử các tế bào ung thư khi ở giai đoạn đầu

Khử trùng các tế bào ung thư ở giai đoạn đầu
Khử trùng các tế bào ung thư ở giai đoạn đầu

  • Ứng dụng trong thuỷ sản
    • Khử trùng nước biển
    • Giữ môi trường ao nuôi không bị ô nhiễm
  • Ngoài ra, ozon có thể cải tạo nguồn nước thải, khử độc có trong đất do ozon có thể phản ứng lại với những chất như sắt, chì, thiếc… để biến nước thải thành nước vô hại. 
  • Bảo quản hoa quả, thực phẩm
  • Do có tính sát khuẩn cao nên mỗi khi mưa xong không khí thường khá trong lành.
  • Loại bỏ mùi hôi

Như vậy có thể nói, ozon giữ vai trò khá quan trọng và nó là một tấm khiên giúp bảo Trái Đất. 

Tầng Ozon bị thủng có hại hay không?

Giữ vai trò quan trọng là vậy nên nếu chẳng may bị thủng thì sẽ đem lại những tác hại không hề nhỏ. Cụ thể: 

  • Ozon bị thủng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mọi sinh vật trên Trái Đất, đặc biệt là con người. Bởi lẽ, tầng ozon khá mỏng lại bị thủng thì sẽ khiến những tia cực tím có thể “lợi dụng” và chiếu xuống Trái Đất. Tia cực tím này có thể gây ra các bệnh như đục thuỷ tinh thể, ung thư da,...

Thủng tầng ozon có tác hại gì?
Thủng tầng ozon có tác hại gì?

  • Huỷ hoại các sinh vật nhỏ, đặc biệt là khu vực biển bởi nó khiến quá trình sinh trưởng của những loài thuỷ sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khả năng sinh sản cũng bị suy giảm không kém. 
  • Giảm năng suất cây trồng
  • Khí quyển bị ô nhiễm, tăng hiệu ứng nhà kính. 
  • Khiến các vật liệu bị giảm tuổi thọ

Làm gì để bảo vệ tầng ozon?

Để bảo vệ tầng ozon thì cần:

  • Trước hết ý thức của con người cần được nâng cao hơn bởi một trong những nguyên chính gây ra thủng tầng ozon chính là con người. Có những biện pháp xử lý mạnh tay đối với những trường hợp cố tình thải khí độc hại ra môi trường xung quanh.
  • Hạn chế lượng khí CFC thải ra môi trường không khí

Hạn chế khí CFC

  • Không sử dụng những sản phẩm có thể ảnh hưởng đến tầng ozon 
  • Tuyên truyền, giáo dục, vận động bảo vệ tầng ozon
  • Thay đổi thói quen hàng ngày để bảo vệ tầng ozon như giảm thiểu tần suất lái xe, sử dụng những sản phẩm thân thiên với môi trường...

Ozon giữ một vai trò quan trọng vì vậy tất cả chúng ta hãy cùng chung tay nỗ lực để bảo vệ tầng ozon. Bảo vệ tầng ozon chính là bảo vệ sức cho bản thân và các thế hệ mai sau. 



source https://litteritcostsyou.org/tang-ozon-la-gi/

Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2020

Chất thải nguy hại – Nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và sức khoẻ con người

Chất thải nguy hại là gì? Đây là thắc mắc của khá nhiều người. Cùng Litter, It Costs You tìm hiểu để biết được thu gom và xử lý nhé!

Tổng quan về chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại là gì?

Có rất nhiều khái niệm về chất thải nguy hại, mỗi nước có định nghĩa khác nhau. Tại Việt Nam, chất thải nguy hại là những loại chất thải chứa những hợp chất hoặc chất có một trong những đặc tính dễ ăn mòn, dễ cháy, dễ ngộ độc, dễ nổ, dễ lây nhiễm…  gây nguy hại đến sức khoẻ con người và môi trường xung quanh. 

Chất thải nguy hại là gì?
Chất thải nguy hại là gì?

Chất thải nguy hại có nguyên tố nào?

Chất thải nguy hại có khả năng ảnh hưởng xấu đến tới môi trường và có thể gây bệnh. Bên trong chất thải nguy hại có chứa những nguyên tố sau: 

  • Thạch tín: Chất này nếu tiếp xúc nhiều có thể gây ung thư. Được biết, thạch tín thường có trong chất bảo quản gỗ, thuốc trừ sâu… 
  • Amiang: Amiang có thể gây trung biểu mô và ung thư. Amiang thường có trong tấm lợp, đệm, vật liệu cách nhiệt… 
  • Cadimi: Cadimi có thể gây bệnh về phổi, thận và đường tiêu hoá, thường có trong chất nhuộm, pin, lớp phủ trên kim loại. 
  • Crom: Crom có thể gây rối loạn gen, ung thư; chúng thường có trong chất tạo màu sơn, chống gỉ, bảo quản gỗ…
  • Xyanua: Xyanua có thể gây ngừng thở, tê liệt, suy giảm sức khoẻ
  • Chì: Chì có thể ảnh hưởng đến sinh sản và thần kinh, chúng thường có trong đạn, pin, ống thép, que hàn… 
  • Thuỷ ngân: Thuỷ ngân thường rất khó nhận biết và chúng thường gây ra các bệnh như thận, hô hấp, huỷ hoại nào, nhiễm độc… Chất này thường có trong nhiệt kế, chất hàn răng, soda… 
  • Axit có thể khiến phá huỷ sinh vật sống và các mô
  • Các chất polychlorinated biphenyls, chất phóng xạ, chất hữu cơ khó phân huỷ… cũng có trong chất thải nguy hại. 

Phân loại chất thải nguy hại

Có hai cách phân loại chất thải nguy hại:

  • Theo danh sách được ban hành kèm theo luật: Chất thải nguy hại có từ:
    • Hoạt động tái chế
    • Hoạt động khai thác, thăm dò, chế biến khoáng sản
    • Hoạt động sản xuất hoá chất hữu cơ hoặc vô cơ
    • Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, luyện kim hoặc sản xuất thuỷ tinh. 
    • Nhà máy nhiệt điện
    • Cơ sở thú y và y tế
    • Hoạt động nông - lâm - thuỷ sản
    • Thiết bị giao thông vận tải
    • Hộ gia đình
    • Quá trình sản xuất sản phẩm chất kết dính, sơn, mực in…
    • Vật liệu bảo vệ, bao bì
    • Chế biến lông, da, dệt
    • Dung môi hữu cơ, dầu thải…

Phân loại chất thải nguy hại
Phân loại chất thải nguy hại

  • Theo định nghĩa: Có 4 đặc tính
    • Tính cháy: Được coi là chất thải nguy hại nếu chất thải đó có tính chất sau:
      • Có chứa điểm chớp cháy nhỏ hơn 60⁰C hoặc có chứa <24% alcohol theo thể tích. 
      • Có thể cháy qua việc hấp phụ độ ẩm, ma sát hay tự biến đổi hoá học. Mỗi khi bắt lửa sẽ cháy mãnh liệt và dai dẳng
      • Là chất oxy hoá hoặc là khí nén

→ Loại chất thải này được xếp vào nhóm D001

  • Tính ăn mòn: Được coi là chất thải nguy hại nếu chất thải đó có tính chất sau:
    • Có độ pH lớn hơn hoặc bằng 12.5 hay nhỏ hơn hoặc bằng 2
    • Có tốc độ ăn mòn thép lớn hơn 0.25 inch (6.35mm)/năm ở nhiệt độ 55⁰C

→ Loại chất thải này được xếp vào nhóm D002

  • Tính phản ứng: Được coi là chất thải nguy hại nếu chất thải đó có tính chất sau:
    • Không ổn định, thường dễ thay đổi nhưng không gây nổ
    • Có phản ứng cực kỳ mãnh liệt với nước
    • Có khả năng gây nổ khi trộn với nước hoặc có thể sinh ra khí độc gây hại cho môi trường và sức khỏe con người.
    • Có thể nổ nếu được gia nhiệt trong thùng kín hoặc tiếp xúc với nguồn kích nổ mạnh

→ Loại chất thải này được xếp vào nhóm D003

  • Tính độc: Xác định chất thải có phải chất thải nguy hại không bằng cách xác định chất thải có tính độc hay không. Sử dụng phương pháp rò rỉ nhằm xác định tính chất này. Nếu cho kết quả lớn hơn các giá trị mà RCRA (Mỹ) đưa ra thì đó là chất thải độc hại. 

Thu gom và xử lý chất thải nguy hại như thế nào?

Thu gom

  • Chất thải lây nhiễm

Đối với các loại chất thải nguy hại có thể lây nhiễm thì cần được phân loại riêng. Khi thu gom cần có vật dụng chuyên biệt và phải được lưu giữ trong loại túi đúng tiêu chuẩn, thùng đựng thì phải có nắp đậy để tránh bị rò rỉ ra ngoài. Sau khi xử lý bằng phương pháp thủ công hoặc hoá học mới được di chuyển đến cơ sở thu gom rác thải

  • Chất thải không lây nhiễm

Chất thải không lây nhiễm sẽ được các cơ sở thu gom rác trực tiếp thu gom và lưu trữ. 

Thu gom, xử lý chất thải nguy hại như thế nào cho đúng?
Thu gom, xử lý chất thải nguy hại như thế nào cho đúng?

Xử lý

Sau khi thu gom, chất thải nguy hại sẽ được xử bằng các phương pháp sau: 

  • Hoá học và hoá lý
    • Xử lý bằng bay hơi
    • Hấp thu khí
    • Hấp phụ
    • Oxy hóa học
    • Chưng cất
  • Ổn định hoá rắn: Ổn định bằng cách thêm các chất phụ gia như xi măng, đất sét hữu cơ, pozzolan, polyme hữu cơ, silicat...
  • Sinh học: Sử dụng vi sinh vật để có thể biến đổi và phân huỷ các chất hữu cơ có trong chất thải. 
  • Nhiệt: Đây là phương pháp có nhiều ưu điểm hơn các phương pháp khác vì có thể áp dụng được cho tất cả các dạng chất thải ở dạng lỏng, rắn. 

Hy vọng với những thông tin phía trên đã giúp các bạn giải đáp đầy đủ về chất thải nguy hại là gì, thu gom và cách xử lý chất thải nguy hại ra sao. Các bạn có thể tham khảo các bài viết khác của chúng tôi để tìm hiểu thêm thông tin nếu chưa rõ nhé!



source https://litteritcostsyou.org/chat-thai-nguy-hai/

Liệu xỉ than có phải là chất thải nguy hại?

Xỉ than là chất thải được thải ra từ các nhà máy. Mỗi ngày, lượng xỉ than thải ra môi trường là vô cùng lớn. Câu hỏi được đặt ra đó là “Xỉ than có phải là chất thải nguy hại hay không?” Cùng đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này nhé!

Xỉ than có phải là chất thải nguy hại?

Xỉ than có thể là chất thải nguy hại hoặc không. Theo kết quả phân tích cho thấy, xỉ than có chứa các thành phần độc hại như thuỷ ngân, sắt, nhôm, titan, magie… hay thậm chí là cả chất phóng xạ uranium. Đây là những chất nếu không được xử lý đúng cách thì rất dễ trở thành mối đe doạ của môi trường nước, đất, không khí. Nó có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người, khiến con người mắc các bệnh về đường hô hấp, bệnh ngoài da, ung thư… Như vậy, nếu không được xử lý thoả đáng khiến nó tích trữ vượt ngưỡng thì nó sẽ là chất thải nguy hại. 

Liệu xỉ than có phải là chất thải nguy hại?
Liệu xỉ than có phải là chất thải nguy hại?

Tuy nhiên, nếu nó được xử lý thoả đáng thì các bạn hoàn toàn không phải lo lắng. Cụ thể, các chất trong xỉ than chỉ có hàm lượng rất nhỏ. Thậm chí, nồng độ các chất này có trong xỉ than còn thấp hơn rất nhiều so với trong cơ thể động vật. Bên cạnh đó, những chất này đều là những chất cần phải có trong cơ thể con người, động vật và cả thực vật (nhưng không được quá nhiều). Ví dụ như trong máu người có chứa sắt để máu có màu đỏ còn động vật là chứa đồng khiến máu có màu xanh. Chất kẽm cũng là chất cần thiết giúp con người duy trì nòi giống, tăng khả năng sinh sản… Vì vậy cũng có thể nói xỉ than không phải chất thải nguy hại. 

Theo báo cáo, hiện nay, tổng lượng xỉ than thải ra từ các nhà máy ở Việt Nam là 15 triệu tấn/năm. Đến năm 2020, lượng xỉ than này sẽ tăng lên khoảng 20 triệu tấn/năm. Theo tính toán, cứ 10 triệu tấn xỉ than sẽ sản xuất được 10 tỷ viên gạch rỗng hoặc 5 tỷ viên gạch đặc. Trong khi đó, lượng gạch mà Việt Nam cần vào năm 2030 là 40 tỷ viên gạch rỗng. Như vậy, với 20 triệu tấn xỉ thân, năm 2030 sẽ có 10 tỷ viên gạch rỗng, đáp ứng 25% tổng số nhu cầu của cả nước. 

Như vậy, nếu tất cả cùng biến xỉ than thành sản phẩm có ích thì sẽ giúp giảm lượng xỉ than thải ra môi trường từ đó sẽ không có ảnh hưởng đến môi trường sống cũng như sức khoẻ của con người và các bạn cũng sẽ không cần bận tâm đến việc xỉ than có phải là chất thải nguy hại hay không nữa. 

Tổng quan về xỉ than

Xỉ than là gì?

Xỉ than là gì?
Xỉ than là gì?

Xỉ than là một loại chất thải được hình thành trong quá trình đốt than đá. Xỉ than có thể được thải ra từ các nhà máy đốt lò hơi như đạm, dệt may, giấy… và nhà máy nhiệt điện. Quá trình đốt than sẽ cho chúng ta 2 thành phần: 

  • 80-85% chất vô cơ không thể đốt cháy sẽ hình thành khói thải ra môi trường không khí
  • 10-15% là chất vô cơ cũng không cháy nhưng được kết dính thành xỉ than.

Mỗi năm, lượng xỉ than này được thải ra môi trường khá nhiều. Xỉ than thông thường sẽ được chia làm 2 loại là xỉ than mịn và xỉ than thô. 

Xỉ than và những ứng dụng

Xỉ than được sử dụng để sản xuất gạch
Xỉ than được sử dụng để sản xuất gạch

Mỗi một loại xỉ than khác nhau sẽ có ứng dụng trong đời sống khác nhau. Cụ thể: 

  • Xỉ than mịn: Loại xỉ than này sẽ được sử dụng trong công nghiệp sản xuất bê tông, xi măng. Thêm xỉ than trong khi xây dựng các khối bê tông lớn có thể giúp: 
    • Giảm nhiệt lượng phát sinh trong khối bê tông, làm giảm hiện tượng thuỷ hoá.
    • Tăng độ bền của bê tông
    • Tránh nứt nẻ
    • Giảm giá thành
    • Bê tông có trọng lượng nhẹ hơn
    • Giảm khối lượng xỉ than thải ra môi trường, từ đó giúp bảo vệ môi trường. 
  • Xỉ than thô: Đây là loại thường được dùng trong xây dựng.
    • Cảng: Giúp tăng sức đề kháng hoá học và độ vững chắc
    • Đường xá: Giảm ăn mòn, tăng độ đông đặc, giảm co ngót
    • Đập: Tăng hiệu quả thi công, giảm nhiệt thuỷ hoá
    • Chống nóng tại các nhà dân dụng, nhà cao tầng
    • Công trình Grouting: Giảm co ngót, chậm độ đông đặc, tăng hiệu quả thi công, tăng khoảng cách di chuyển
    • Trạm cứu trợ dưới nước: Giúp tăng sức đề kháng hoá học và độ vững chắc
    • Làm tôn nền nhà
    • Chống nồm ẩm cho nền nhà

Quy trình xử lý xỉ than

Quy trình xử lý xỉ than ra sao?
Quy trình xử lý xỉ than ra sao?

  • Đầu tiên, khi xỉ than được thu mua về sẽ được pha trộn cùng những hoá chất rắn và phụ gia. Tỷ lệ trộn là: 68% xỉ than, 23% nước vôi, 6% xi măng, 3% đá/sỏi. Lưu ý, tỷ lệ xi măng/ nước càng thấp thì độ đông kết càng nhanh. 
  • Thông qua máng nạp chất thải, hỗn hợp này sẽ được đổ vào khuôn ổn định hoá chất rắn. Quá trình đóng rắn sẽ diễn ra sau khoảng 20 ngày.
  • Những nước thải thải ra trong quá trình ổn định sẽ được thu gom rồi đưa đến hệ thống xử lý nước thải.

Những thông tin trên chắc hẳn đã giúp các bạn hiểu rõ về xỉ than và có câu trả lời cho câu hỏi “xỉ than có phải là chất thải nguy hại hay không?”. Trước những ảnh hưởng mà xỉ than có thể đem lại nếu có số lượng quá lớn thì việc cần có những biện pháp xử lý và ứng dụng là điều vô cùng cần thiết.



source https://litteritcostsyou.org/lieu-xi-than-co-phai-la-chat-thai-nguy-hai/

Phân loại và xử lý các loại rác thải sinh hoạt hiệu quả

Song song với sự phát triển của đất nước, Việt Nam đang phải đối mặt với các loại rác thải sinh hoạt sinh ra ngày càng nhiều. Do đó, việc phân loại và xử lý loại rác thải này là cực kỳ quan trọng để bảo vệ “cuộc sống xanh”. 

Rác thải sinh hoạt là gì?

Các loại rác thải sinh hoạt có thể hiểu một cách đơn giản là các chất rắn bị loại bỏ trong quá trình sinh hoạt, sản xuất, lao động của con người và động vật. Loại rác thải đến từ sinh hoạt này có thành phần chủ yếu là chất hữu cơ. 

Rác thải sinh hoạt là gì?
Rác thải sinh hoạt là gì?

Việt Nam được dự kiến là phát sinh khoảng 20 triệu tấn rác/ngày vào năm 2020, và điều này đang dần trở thành hiện thực. Đa phần lượng rác thải đến từ các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng,...

Thực trạng rác thải sinh hoạt hiện nay tại Việt Nam
Thực trạng rác thải sinh hoạt hiện nay tại Việt Nam

Gần như bất kỳ hoạt động nào của con người cũng gây ra rác thải sinh hoạt. Nếu không được thu gom và xử lý hiệu quả, chúng rất dễ gây ô nhiễm cho môi trường đất, nước, không khí và đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. 

Hướng dẫn phân loại rác thải sinh hoạt

Bạn biết không, các loại rác thải sinh hoạt có thể tái chế để phục vụ cho cuộc sống con người nếu việc phân loại rác được tuân thủ. 

Hướng dẫn phân loại rác thải sinh hoạt
Hướng dẫn phân loại rác thải sinh hoạt

Và rác thải sinh hoạt có thể được phân thành 3 loại chính. Cụ thể như sau:

  • Rác hữu cơ: là loại rác dễ phân hủy, có thể tái chế cho việc chăm bón và làm thức ăn cho động vật. Một số loại rác hữu cơ điển hình là hoa, lá, cây, cỏ, phần thực phẩm thừa hoặc hư hỏng không dành cho con người, phần bỏ đi của thực phẩm đã lấy đi phần chế biến được,...   
  • Rác vô cơ: là loại rác không không thể tái chế được mà chỉ có thể đem đi xử lý. Rác vô cơ bao gồm các loại bao bì, túi nilon, các loại vật liệu xây dựng không thể sử dụng (gạch, gốm, sứ), các sản phẩm làm bằng thủy tinh (chai, lọ, bóng đèn),...
  • Rác tái chế: là loại rác khó phân hủy nhưng có thể tái chế được. Nó có thể các loại giấy thải, chai lọ, vỏ lon thực thực phẩm,...

Hiện nay, tại Việt Nam, ở các đô thị lớn đã xuất hiện các thùng rác nhựa cố định hai ngăn với hướng dẫn phân loại rác được minh họa bằng hình ảnh. 

Phân loại rác thải sinh hoạt đúng cách
Phân loại rác thải sinh hoạt đúng cách

Tuy nhiên, nó chưa thực sự hiệu quả vì thói quen vứt rác cũng như ý thức người dân chưa cao. Bên cạnh đó, phạm vi phân loại các loại rác thải sinh hoạt còn hạn chế.

Phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt 

Để giảm thiểu các loại rác thải sinh hoạt, việc xử lý chúng là rất cần thiết và quan trọng. Hơn nữa, để bảo vệ môi trường, nên áp dụng công nghệ xử lý hiện đại, an toàn, không gây mùi và không phát sinh chất chất độc hại. 

Phương pháp chôn lấp chất thải

Đây là một phương pháp xử lý các loại rác thải sinh hoạt đơn giản và có chi phí thấp, phù hợp với các nước nghèo. Nhưng nó đòi hỏi diện tích đất khá lớn. 

Phương pháp chôn lấp chất thải sinh hoạt
Phương pháp chôn lấp chất thải sinh hoạt

Rác thải được rải thành từng lớp dưới hố, phủ đất lên, phun hóa chất để tăng hiệu quả xử lý. Tuy nhiên, bãi chôn lấp phải đảm bảo là khu vực hợp vệ sinh, có lắp đặt các hệ thống thu khí, xử lý nước rỉ thải tốt. 

Phương pháp tái chế

Phương pháp tái chế này đã tồn tại từ lâu tại nước ta. Một số loại chất thải như kim loại, đồ nhựa, giấy,... đều có thể tái chế. Ngoài ra, hiện nay còn có rác thải điện tử, cụ thể là máy tính, tivi rất được ưa chuộng. 

Xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp tái chế
Xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp tái chế

Tuy nhiên, các hoạt động tái chế tại Việt Nam còn khá “nghèo nàn”, không được quản lý một cách có hệ thống. Chủ yếu là được tái chế bởi các làng nghề, cơ sở tư nhân tự phát. 

Phương pháp thiêu đốt

Phương pháp này khá phổ biến, và được nhiều nước phát triển áp dụng như: Nhật Bản, Đức, Hà Lan,... Bởi ưu điểm của nó là làm giảm đáng kể thể tích của các loại rác thải sinh hoạt phải chôn lấp. 

Bên cạnh đó, việc xử lý khói thải sinh ra cũng là một vấn đề quan trọng. Do đó, việc trang bị hệ thống xử lý khí thải trong lò đốt là cần thiết. 

Thiêu đốt để xử lý rác thải sinh hoạt
Thiêu đốt để xử lý rác thải sinh hoạt

Hiện tại, Việt Nam ta sử dụng phương pháp này cho các chất thải rắn nguy hại từ y tế. Tuy nhiên, các lò đốt có công suất tương đối nhỏ và số lượng lò đốt đạt tiêu chuẩn rất ít.  

Hy vọng các thông tin về các loại rác thải sinh hoạt trên giúp mọi biết được tầm quan trọng của việc phân loại và xử lý rác thải đúng cách. Vì một cộng đồng xanh - sạch - đẹp, hãy chung tay hành động ngay hôm nay. 



source https://litteritcostsyou.org/cac-loai-rac-thai-sinh-hoat/