Thứ Ba, 7 tháng 4, 2020

Tầng ozon – Lớp khí bảo vệ Trái Đất

Chắc hẳn các bạn đã biết Trái Đất được bao bọc bởi một tầng khí là tầng ozon. Vậy tầng ozon là gì? Chúng có cấu tạo như thế nào? Công dụng của ozon là gì? Liệu có ảnh hưởng gì nếu tầng khí này bị thủng hay không? 

Những điều chưa hiểu về tầng Ozon

Tầng Ozon là gì?

Ozon là một dạng oxy. Nếu như oxy bao gồm hai nguyên tử oxy kết hợp với nhau thì Ozon bao gồm 3 nguyên tử oxy liên kết với nhau (O3). Đây là một loại khí sản sinh tự nhiên ở trên tầng cao của khí quyển. Khác với O2, O3 có mùi khó chịu cùng với màu xanh nhạt. Chính vì vậy mà ozon không phổ biến như oxy. Cụ thể, nếu trong 10 triệu phân tử không khí thì có 2 triệu phân tử oxy nhưng phân tử ozon chỉ có 3 mà thôi. 

Tầng Ozon là gì?
Tầng Ozon là gì?

Cấu tạo của tầng Ozon

Theo thực nghiệm, ozon là một phân tử có dạng uốn cong với cấu tạo C2v đối xứng giống như các phân tử nước. Góc độ liên kết O — O -. O là 116.8° còn khoảng cách giữa các phân tử O là 127.2 pm (khoảng 1.278 Å). Những liên kết này có thể được liên kết dưới dạng lai cộng hưởng với liên kết đơn hoặc liên kết đôi để tạo nên trật tự 1.5 cho mỗi bên. 

Tầng Ozon có công dụng gì?

Dù khá mỏng manh nhưng tầng ozon lại nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng. Cụ thể:

  • Ozon sẽ hấp thụ các tia cực tím từ mặt trời và ngăn chặn những tia này chiếu đến Trái Đất. 
  • Do có tính sát khuẩn cao nên chúng được ứng dụng trong việc khử trùng nước sinh hoạt thay cho Clo. 
  • Ứng dụng trong công nghiệp như:
    • Khử trùng nước đóng chai
    • Tẩy trắng vải
    • Hỗ trợ quá trình kết tụ của các phân tử
    • Tạo độ kết dính trong các chất dẻo
    • Ứng dụng trong việc đánh giá tuổi thọ cao su
  • Ứng dụng trong ngành y tế
    • Tiêu diệt các sinh vật lạ gây bệnh cho không khí và nước
    • Căn bằng và hỗ trợ sự oxy hoá cơ thể
    • Sản xuất oxy hoạt hoá 
    • Khử các tế bào ung thư khi ở giai đoạn đầu

Khử trùng các tế bào ung thư ở giai đoạn đầu
Khử trùng các tế bào ung thư ở giai đoạn đầu

  • Ứng dụng trong thuỷ sản
    • Khử trùng nước biển
    • Giữ môi trường ao nuôi không bị ô nhiễm
  • Ngoài ra, ozon có thể cải tạo nguồn nước thải, khử độc có trong đất do ozon có thể phản ứng lại với những chất như sắt, chì, thiếc… để biến nước thải thành nước vô hại. 
  • Bảo quản hoa quả, thực phẩm
  • Do có tính sát khuẩn cao nên mỗi khi mưa xong không khí thường khá trong lành.
  • Loại bỏ mùi hôi

Như vậy có thể nói, ozon giữ vai trò khá quan trọng và nó là một tấm khiên giúp bảo Trái Đất. 

Tầng Ozon bị thủng có hại hay không?

Giữ vai trò quan trọng là vậy nên nếu chẳng may bị thủng thì sẽ đem lại những tác hại không hề nhỏ. Cụ thể: 

  • Ozon bị thủng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mọi sinh vật trên Trái Đất, đặc biệt là con người. Bởi lẽ, tầng ozon khá mỏng lại bị thủng thì sẽ khiến những tia cực tím có thể “lợi dụng” và chiếu xuống Trái Đất. Tia cực tím này có thể gây ra các bệnh như đục thuỷ tinh thể, ung thư da,...

Thủng tầng ozon có tác hại gì?
Thủng tầng ozon có tác hại gì?

  • Huỷ hoại các sinh vật nhỏ, đặc biệt là khu vực biển bởi nó khiến quá trình sinh trưởng của những loài thuỷ sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khả năng sinh sản cũng bị suy giảm không kém. 
  • Giảm năng suất cây trồng
  • Khí quyển bị ô nhiễm, tăng hiệu ứng nhà kính. 
  • Khiến các vật liệu bị giảm tuổi thọ

Làm gì để bảo vệ tầng ozon?

Để bảo vệ tầng ozon thì cần:

  • Trước hết ý thức của con người cần được nâng cao hơn bởi một trong những nguyên chính gây ra thủng tầng ozon chính là con người. Có những biện pháp xử lý mạnh tay đối với những trường hợp cố tình thải khí độc hại ra môi trường xung quanh.
  • Hạn chế lượng khí CFC thải ra môi trường không khí

Hạn chế khí CFC

  • Không sử dụng những sản phẩm có thể ảnh hưởng đến tầng ozon 
  • Tuyên truyền, giáo dục, vận động bảo vệ tầng ozon
  • Thay đổi thói quen hàng ngày để bảo vệ tầng ozon như giảm thiểu tần suất lái xe, sử dụng những sản phẩm thân thiên với môi trường...

Ozon giữ một vai trò quan trọng vì vậy tất cả chúng ta hãy cùng chung tay nỗ lực để bảo vệ tầng ozon. Bảo vệ tầng ozon chính là bảo vệ sức cho bản thân và các thế hệ mai sau. 



source https://litteritcostsyou.org/tang-ozon-la-gi/

Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2020

Chất thải nguy hại – Nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và sức khoẻ con người

Chất thải nguy hại là gì? Đây là thắc mắc của khá nhiều người. Cùng Litter, It Costs You tìm hiểu để biết được thu gom và xử lý nhé!

Tổng quan về chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại là gì?

Có rất nhiều khái niệm về chất thải nguy hại, mỗi nước có định nghĩa khác nhau. Tại Việt Nam, chất thải nguy hại là những loại chất thải chứa những hợp chất hoặc chất có một trong những đặc tính dễ ăn mòn, dễ cháy, dễ ngộ độc, dễ nổ, dễ lây nhiễm…  gây nguy hại đến sức khoẻ con người và môi trường xung quanh. 

Chất thải nguy hại là gì?
Chất thải nguy hại là gì?

Chất thải nguy hại có nguyên tố nào?

Chất thải nguy hại có khả năng ảnh hưởng xấu đến tới môi trường và có thể gây bệnh. Bên trong chất thải nguy hại có chứa những nguyên tố sau: 

  • Thạch tín: Chất này nếu tiếp xúc nhiều có thể gây ung thư. Được biết, thạch tín thường có trong chất bảo quản gỗ, thuốc trừ sâu… 
  • Amiang: Amiang có thể gây trung biểu mô và ung thư. Amiang thường có trong tấm lợp, đệm, vật liệu cách nhiệt… 
  • Cadimi: Cadimi có thể gây bệnh về phổi, thận và đường tiêu hoá, thường có trong chất nhuộm, pin, lớp phủ trên kim loại. 
  • Crom: Crom có thể gây rối loạn gen, ung thư; chúng thường có trong chất tạo màu sơn, chống gỉ, bảo quản gỗ…
  • Xyanua: Xyanua có thể gây ngừng thở, tê liệt, suy giảm sức khoẻ
  • Chì: Chì có thể ảnh hưởng đến sinh sản và thần kinh, chúng thường có trong đạn, pin, ống thép, que hàn… 
  • Thuỷ ngân: Thuỷ ngân thường rất khó nhận biết và chúng thường gây ra các bệnh như thận, hô hấp, huỷ hoại nào, nhiễm độc… Chất này thường có trong nhiệt kế, chất hàn răng, soda… 
  • Axit có thể khiến phá huỷ sinh vật sống và các mô
  • Các chất polychlorinated biphenyls, chất phóng xạ, chất hữu cơ khó phân huỷ… cũng có trong chất thải nguy hại. 

Phân loại chất thải nguy hại

Có hai cách phân loại chất thải nguy hại:

  • Theo danh sách được ban hành kèm theo luật: Chất thải nguy hại có từ:
    • Hoạt động tái chế
    • Hoạt động khai thác, thăm dò, chế biến khoáng sản
    • Hoạt động sản xuất hoá chất hữu cơ hoặc vô cơ
    • Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, luyện kim hoặc sản xuất thuỷ tinh. 
    • Nhà máy nhiệt điện
    • Cơ sở thú y và y tế
    • Hoạt động nông - lâm - thuỷ sản
    • Thiết bị giao thông vận tải
    • Hộ gia đình
    • Quá trình sản xuất sản phẩm chất kết dính, sơn, mực in…
    • Vật liệu bảo vệ, bao bì
    • Chế biến lông, da, dệt
    • Dung môi hữu cơ, dầu thải…

Phân loại chất thải nguy hại
Phân loại chất thải nguy hại

  • Theo định nghĩa: Có 4 đặc tính
    • Tính cháy: Được coi là chất thải nguy hại nếu chất thải đó có tính chất sau:
      • Có chứa điểm chớp cháy nhỏ hơn 60⁰C hoặc có chứa <24% alcohol theo thể tích. 
      • Có thể cháy qua việc hấp phụ độ ẩm, ma sát hay tự biến đổi hoá học. Mỗi khi bắt lửa sẽ cháy mãnh liệt và dai dẳng
      • Là chất oxy hoá hoặc là khí nén

→ Loại chất thải này được xếp vào nhóm D001

  • Tính ăn mòn: Được coi là chất thải nguy hại nếu chất thải đó có tính chất sau:
    • Có độ pH lớn hơn hoặc bằng 12.5 hay nhỏ hơn hoặc bằng 2
    • Có tốc độ ăn mòn thép lớn hơn 0.25 inch (6.35mm)/năm ở nhiệt độ 55⁰C

→ Loại chất thải này được xếp vào nhóm D002

  • Tính phản ứng: Được coi là chất thải nguy hại nếu chất thải đó có tính chất sau:
    • Không ổn định, thường dễ thay đổi nhưng không gây nổ
    • Có phản ứng cực kỳ mãnh liệt với nước
    • Có khả năng gây nổ khi trộn với nước hoặc có thể sinh ra khí độc gây hại cho môi trường và sức khỏe con người.
    • Có thể nổ nếu được gia nhiệt trong thùng kín hoặc tiếp xúc với nguồn kích nổ mạnh

→ Loại chất thải này được xếp vào nhóm D003

  • Tính độc: Xác định chất thải có phải chất thải nguy hại không bằng cách xác định chất thải có tính độc hay không. Sử dụng phương pháp rò rỉ nhằm xác định tính chất này. Nếu cho kết quả lớn hơn các giá trị mà RCRA (Mỹ) đưa ra thì đó là chất thải độc hại. 

Thu gom và xử lý chất thải nguy hại như thế nào?

Thu gom

  • Chất thải lây nhiễm

Đối với các loại chất thải nguy hại có thể lây nhiễm thì cần được phân loại riêng. Khi thu gom cần có vật dụng chuyên biệt và phải được lưu giữ trong loại túi đúng tiêu chuẩn, thùng đựng thì phải có nắp đậy để tránh bị rò rỉ ra ngoài. Sau khi xử lý bằng phương pháp thủ công hoặc hoá học mới được di chuyển đến cơ sở thu gom rác thải

  • Chất thải không lây nhiễm

Chất thải không lây nhiễm sẽ được các cơ sở thu gom rác trực tiếp thu gom và lưu trữ. 

Thu gom, xử lý chất thải nguy hại như thế nào cho đúng?
Thu gom, xử lý chất thải nguy hại như thế nào cho đúng?

Xử lý

Sau khi thu gom, chất thải nguy hại sẽ được xử bằng các phương pháp sau: 

  • Hoá học và hoá lý
    • Xử lý bằng bay hơi
    • Hấp thu khí
    • Hấp phụ
    • Oxy hóa học
    • Chưng cất
  • Ổn định hoá rắn: Ổn định bằng cách thêm các chất phụ gia như xi măng, đất sét hữu cơ, pozzolan, polyme hữu cơ, silicat...
  • Sinh học: Sử dụng vi sinh vật để có thể biến đổi và phân huỷ các chất hữu cơ có trong chất thải. 
  • Nhiệt: Đây là phương pháp có nhiều ưu điểm hơn các phương pháp khác vì có thể áp dụng được cho tất cả các dạng chất thải ở dạng lỏng, rắn. 

Hy vọng với những thông tin phía trên đã giúp các bạn giải đáp đầy đủ về chất thải nguy hại là gì, thu gom và cách xử lý chất thải nguy hại ra sao. Các bạn có thể tham khảo các bài viết khác của chúng tôi để tìm hiểu thêm thông tin nếu chưa rõ nhé!



source https://litteritcostsyou.org/chat-thai-nguy-hai/

Liệu xỉ than có phải là chất thải nguy hại?

Xỉ than là chất thải được thải ra từ các nhà máy. Mỗi ngày, lượng xỉ than thải ra môi trường là vô cùng lớn. Câu hỏi được đặt ra đó là “Xỉ than có phải là chất thải nguy hại hay không?” Cùng đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này nhé!

Xỉ than có phải là chất thải nguy hại?

Xỉ than có thể là chất thải nguy hại hoặc không. Theo kết quả phân tích cho thấy, xỉ than có chứa các thành phần độc hại như thuỷ ngân, sắt, nhôm, titan, magie… hay thậm chí là cả chất phóng xạ uranium. Đây là những chất nếu không được xử lý đúng cách thì rất dễ trở thành mối đe doạ của môi trường nước, đất, không khí. Nó có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người, khiến con người mắc các bệnh về đường hô hấp, bệnh ngoài da, ung thư… Như vậy, nếu không được xử lý thoả đáng khiến nó tích trữ vượt ngưỡng thì nó sẽ là chất thải nguy hại. 

Liệu xỉ than có phải là chất thải nguy hại?
Liệu xỉ than có phải là chất thải nguy hại?

Tuy nhiên, nếu nó được xử lý thoả đáng thì các bạn hoàn toàn không phải lo lắng. Cụ thể, các chất trong xỉ than chỉ có hàm lượng rất nhỏ. Thậm chí, nồng độ các chất này có trong xỉ than còn thấp hơn rất nhiều so với trong cơ thể động vật. Bên cạnh đó, những chất này đều là những chất cần phải có trong cơ thể con người, động vật và cả thực vật (nhưng không được quá nhiều). Ví dụ như trong máu người có chứa sắt để máu có màu đỏ còn động vật là chứa đồng khiến máu có màu xanh. Chất kẽm cũng là chất cần thiết giúp con người duy trì nòi giống, tăng khả năng sinh sản… Vì vậy cũng có thể nói xỉ than không phải chất thải nguy hại. 

Theo báo cáo, hiện nay, tổng lượng xỉ than thải ra từ các nhà máy ở Việt Nam là 15 triệu tấn/năm. Đến năm 2020, lượng xỉ than này sẽ tăng lên khoảng 20 triệu tấn/năm. Theo tính toán, cứ 10 triệu tấn xỉ than sẽ sản xuất được 10 tỷ viên gạch rỗng hoặc 5 tỷ viên gạch đặc. Trong khi đó, lượng gạch mà Việt Nam cần vào năm 2030 là 40 tỷ viên gạch rỗng. Như vậy, với 20 triệu tấn xỉ thân, năm 2030 sẽ có 10 tỷ viên gạch rỗng, đáp ứng 25% tổng số nhu cầu của cả nước. 

Như vậy, nếu tất cả cùng biến xỉ than thành sản phẩm có ích thì sẽ giúp giảm lượng xỉ than thải ra môi trường từ đó sẽ không có ảnh hưởng đến môi trường sống cũng như sức khoẻ của con người và các bạn cũng sẽ không cần bận tâm đến việc xỉ than có phải là chất thải nguy hại hay không nữa. 

Tổng quan về xỉ than

Xỉ than là gì?

Xỉ than là gì?
Xỉ than là gì?

Xỉ than là một loại chất thải được hình thành trong quá trình đốt than đá. Xỉ than có thể được thải ra từ các nhà máy đốt lò hơi như đạm, dệt may, giấy… và nhà máy nhiệt điện. Quá trình đốt than sẽ cho chúng ta 2 thành phần: 

  • 80-85% chất vô cơ không thể đốt cháy sẽ hình thành khói thải ra môi trường không khí
  • 10-15% là chất vô cơ cũng không cháy nhưng được kết dính thành xỉ than.

Mỗi năm, lượng xỉ than này được thải ra môi trường khá nhiều. Xỉ than thông thường sẽ được chia làm 2 loại là xỉ than mịn và xỉ than thô. 

Xỉ than và những ứng dụng

Xỉ than được sử dụng để sản xuất gạch
Xỉ than được sử dụng để sản xuất gạch

Mỗi một loại xỉ than khác nhau sẽ có ứng dụng trong đời sống khác nhau. Cụ thể: 

  • Xỉ than mịn: Loại xỉ than này sẽ được sử dụng trong công nghiệp sản xuất bê tông, xi măng. Thêm xỉ than trong khi xây dựng các khối bê tông lớn có thể giúp: 
    • Giảm nhiệt lượng phát sinh trong khối bê tông, làm giảm hiện tượng thuỷ hoá.
    • Tăng độ bền của bê tông
    • Tránh nứt nẻ
    • Giảm giá thành
    • Bê tông có trọng lượng nhẹ hơn
    • Giảm khối lượng xỉ than thải ra môi trường, từ đó giúp bảo vệ môi trường. 
  • Xỉ than thô: Đây là loại thường được dùng trong xây dựng.
    • Cảng: Giúp tăng sức đề kháng hoá học và độ vững chắc
    • Đường xá: Giảm ăn mòn, tăng độ đông đặc, giảm co ngót
    • Đập: Tăng hiệu quả thi công, giảm nhiệt thuỷ hoá
    • Chống nóng tại các nhà dân dụng, nhà cao tầng
    • Công trình Grouting: Giảm co ngót, chậm độ đông đặc, tăng hiệu quả thi công, tăng khoảng cách di chuyển
    • Trạm cứu trợ dưới nước: Giúp tăng sức đề kháng hoá học và độ vững chắc
    • Làm tôn nền nhà
    • Chống nồm ẩm cho nền nhà

Quy trình xử lý xỉ than

Quy trình xử lý xỉ than ra sao?
Quy trình xử lý xỉ than ra sao?

  • Đầu tiên, khi xỉ than được thu mua về sẽ được pha trộn cùng những hoá chất rắn và phụ gia. Tỷ lệ trộn là: 68% xỉ than, 23% nước vôi, 6% xi măng, 3% đá/sỏi. Lưu ý, tỷ lệ xi măng/ nước càng thấp thì độ đông kết càng nhanh. 
  • Thông qua máng nạp chất thải, hỗn hợp này sẽ được đổ vào khuôn ổn định hoá chất rắn. Quá trình đóng rắn sẽ diễn ra sau khoảng 20 ngày.
  • Những nước thải thải ra trong quá trình ổn định sẽ được thu gom rồi đưa đến hệ thống xử lý nước thải.

Những thông tin trên chắc hẳn đã giúp các bạn hiểu rõ về xỉ than và có câu trả lời cho câu hỏi “xỉ than có phải là chất thải nguy hại hay không?”. Trước những ảnh hưởng mà xỉ than có thể đem lại nếu có số lượng quá lớn thì việc cần có những biện pháp xử lý và ứng dụng là điều vô cùng cần thiết.



source https://litteritcostsyou.org/lieu-xi-than-co-phai-la-chat-thai-nguy-hai/

Phân loại và xử lý các loại rác thải sinh hoạt hiệu quả

Song song với sự phát triển của đất nước, Việt Nam đang phải đối mặt với các loại rác thải sinh hoạt sinh ra ngày càng nhiều. Do đó, việc phân loại và xử lý loại rác thải này là cực kỳ quan trọng để bảo vệ “cuộc sống xanh”. 

Rác thải sinh hoạt là gì?

Các loại rác thải sinh hoạt có thể hiểu một cách đơn giản là các chất rắn bị loại bỏ trong quá trình sinh hoạt, sản xuất, lao động của con người và động vật. Loại rác thải đến từ sinh hoạt này có thành phần chủ yếu là chất hữu cơ. 

Rác thải sinh hoạt là gì?
Rác thải sinh hoạt là gì?

Việt Nam được dự kiến là phát sinh khoảng 20 triệu tấn rác/ngày vào năm 2020, và điều này đang dần trở thành hiện thực. Đa phần lượng rác thải đến từ các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng,...

Thực trạng rác thải sinh hoạt hiện nay tại Việt Nam
Thực trạng rác thải sinh hoạt hiện nay tại Việt Nam

Gần như bất kỳ hoạt động nào của con người cũng gây ra rác thải sinh hoạt. Nếu không được thu gom và xử lý hiệu quả, chúng rất dễ gây ô nhiễm cho môi trường đất, nước, không khí và đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. 

Hướng dẫn phân loại rác thải sinh hoạt

Bạn biết không, các loại rác thải sinh hoạt có thể tái chế để phục vụ cho cuộc sống con người nếu việc phân loại rác được tuân thủ. 

Hướng dẫn phân loại rác thải sinh hoạt
Hướng dẫn phân loại rác thải sinh hoạt

Và rác thải sinh hoạt có thể được phân thành 3 loại chính. Cụ thể như sau:

  • Rác hữu cơ: là loại rác dễ phân hủy, có thể tái chế cho việc chăm bón và làm thức ăn cho động vật. Một số loại rác hữu cơ điển hình là hoa, lá, cây, cỏ, phần thực phẩm thừa hoặc hư hỏng không dành cho con người, phần bỏ đi của thực phẩm đã lấy đi phần chế biến được,...   
  • Rác vô cơ: là loại rác không không thể tái chế được mà chỉ có thể đem đi xử lý. Rác vô cơ bao gồm các loại bao bì, túi nilon, các loại vật liệu xây dựng không thể sử dụng (gạch, gốm, sứ), các sản phẩm làm bằng thủy tinh (chai, lọ, bóng đèn),...
  • Rác tái chế: là loại rác khó phân hủy nhưng có thể tái chế được. Nó có thể các loại giấy thải, chai lọ, vỏ lon thực thực phẩm,...

Hiện nay, tại Việt Nam, ở các đô thị lớn đã xuất hiện các thùng rác nhựa cố định hai ngăn với hướng dẫn phân loại rác được minh họa bằng hình ảnh. 

Phân loại rác thải sinh hoạt đúng cách
Phân loại rác thải sinh hoạt đúng cách

Tuy nhiên, nó chưa thực sự hiệu quả vì thói quen vứt rác cũng như ý thức người dân chưa cao. Bên cạnh đó, phạm vi phân loại các loại rác thải sinh hoạt còn hạn chế.

Phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt 

Để giảm thiểu các loại rác thải sinh hoạt, việc xử lý chúng là rất cần thiết và quan trọng. Hơn nữa, để bảo vệ môi trường, nên áp dụng công nghệ xử lý hiện đại, an toàn, không gây mùi và không phát sinh chất chất độc hại. 

Phương pháp chôn lấp chất thải

Đây là một phương pháp xử lý các loại rác thải sinh hoạt đơn giản và có chi phí thấp, phù hợp với các nước nghèo. Nhưng nó đòi hỏi diện tích đất khá lớn. 

Phương pháp chôn lấp chất thải sinh hoạt
Phương pháp chôn lấp chất thải sinh hoạt

Rác thải được rải thành từng lớp dưới hố, phủ đất lên, phun hóa chất để tăng hiệu quả xử lý. Tuy nhiên, bãi chôn lấp phải đảm bảo là khu vực hợp vệ sinh, có lắp đặt các hệ thống thu khí, xử lý nước rỉ thải tốt. 

Phương pháp tái chế

Phương pháp tái chế này đã tồn tại từ lâu tại nước ta. Một số loại chất thải như kim loại, đồ nhựa, giấy,... đều có thể tái chế. Ngoài ra, hiện nay còn có rác thải điện tử, cụ thể là máy tính, tivi rất được ưa chuộng. 

Xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp tái chế
Xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp tái chế

Tuy nhiên, các hoạt động tái chế tại Việt Nam còn khá “nghèo nàn”, không được quản lý một cách có hệ thống. Chủ yếu là được tái chế bởi các làng nghề, cơ sở tư nhân tự phát. 

Phương pháp thiêu đốt

Phương pháp này khá phổ biến, và được nhiều nước phát triển áp dụng như: Nhật Bản, Đức, Hà Lan,... Bởi ưu điểm của nó là làm giảm đáng kể thể tích của các loại rác thải sinh hoạt phải chôn lấp. 

Bên cạnh đó, việc xử lý khói thải sinh ra cũng là một vấn đề quan trọng. Do đó, việc trang bị hệ thống xử lý khí thải trong lò đốt là cần thiết. 

Thiêu đốt để xử lý rác thải sinh hoạt
Thiêu đốt để xử lý rác thải sinh hoạt

Hiện tại, Việt Nam ta sử dụng phương pháp này cho các chất thải rắn nguy hại từ y tế. Tuy nhiên, các lò đốt có công suất tương đối nhỏ và số lượng lò đốt đạt tiêu chuẩn rất ít.  

Hy vọng các thông tin về các loại rác thải sinh hoạt trên giúp mọi biết được tầm quan trọng của việc phân loại và xử lý rác thải đúng cách. Vì một cộng đồng xanh - sạch - đẹp, hãy chung tay hành động ngay hôm nay. 



source https://litteritcostsyou.org/cac-loai-rac-thai-sinh-hoat/

Vi khí hậu – Nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ con người

Môi trường luôn là nhân tố được nhiều người quan tâm. Trong môi trường có một hiện tượng là vi khí hậu. Vậy vi khí hậu là gì? Hậu quả của vi khí hậu là gì? Biện pháp khắc phục chúng ra sao?

Tổng quan về vi khí hậu

Vi khí hậu là gì?

Vi khí hậu là gì?
Vi khí hậu là gì?

Vi khí hậu là một trạng thái lý học của không khí trong một khu vực tương đối nhỏ. Qua tìm hiểu, khí hậu trong khu vực này sẽ khác với những khu vực khác. 

Các yếu tố cấu thành vi khí hậu

Vi khí hậu được cấu thành bởi các yếu tố độ ẩm, nhiệt độ, vận tốc chuyển động trong không khí và bức xạ nhiệt. Cụ thể:

  • Nhiệt độ
    • Đây là yếu tố khá quan trọng, đặc biệt là trong sản xuất.
    • Yếu tố này sẽ phụ thuộc vào việc phát nhiệt trong quá trình sản xuất như ngọn lửa, lò phát nhiệt, năng lượng điện… 
  • Độ ẩm
    • Đây là yếu tố mà có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của những người ở trong khu vực vi khí hậu.
    • Độ ẩm ở đây nghĩa là khối lượng hơi nước có trong 1m³ không khí. 
    • Độ ẩm trung bình nên có tại khu vực vi khí hậu nên ở mức 75-85% để sức khoẻ mọi người được đảm bảo. 
  • Bức xạ nhiệt
    • Qua tìm hiểu đây là những hạt năng lượng phát sinh trong quá trình sản xuất. Những hạt năng lượng này sẽ được truyền trong không khí dưới dạng sóng điện từ gồm tia sáng thường, tia hồng ngoại, tia tử ngoại. 
    • Tiêu chuẩn bức xạ nhiệt cho phép đó là 1 cal/cm². 
  • Vận tốc chuyển động trong không khí
    • Tiêu chuẩn vận tốc chuyển động cho phép đó là không quá 3 m/s.
    • Nếu vận tốc quá 5 m/s thì sẽ ảnh hưởng bất lợi đến cơ thể. 

Phân loại vi khí hậu

Vi khí hậu được phân loại như sau: 

  • Vi khí hậu ổn định: Đây là loại vi khí hậu có nhiệt toả ra với lượng 20 Kcal/m³ không khí trong 1 giờ. Ví dụ như xưởng dệt, xưởng cơ khí… 
  • Vi khí hậu lạnh: Đây là loại vi khí hậu có nhiệt toả ra với lượng ít hơn 20 Kcal/m³ không khí trong 1 giờ. Ví dụ như xưởng chế biến thực phẩm, xưởng lên men… 
  • Vi khí hậu nóng: Đây là loại vi khí hậu có nhiệt toả ra với lượng nhiều hơn 20 Kcal/m³ không khí trong 1 giờ. Ví dụ như xưởng rèn, xưởng đúc… 

Vi khí hậu đem lại hậu quả gì?

Vi khí hậu có tác động mạnh mẽ nhất là đối với sức khoẻ của con người. Mỗi một loại vi khí hậu khác nhau sẽ cho tác hại khác nhau. Cụ thể:

Vi khí hậu nóng

Vi khí hậu nóng khiến cơ thể chảy mồ hôi
Vi khí hậu nóng khiến cơ thể chảy mồ hôi

Vi khí nóng sẽ khiến cho cơ thể của con người bắt đầu chảy mồ hôi để giúp cơ thể có thể cân bằng nhiệt. Điều này sẽ khiến cho cơ thể con người bị mất nước đồng thời mất cân bằng điện giải bởi các khoáng chất như I, Ca, Na, K và vitamin như PP, B, C bên trong cơ thể bị mất đi. Chính sự mất nước này sẽ khiến tỷ trọng, khối lượng cũng như độ nhớt của máu trong cơ thể bị thay đổi theo. Tim cũng phải làm việc năng suất hơn để có thể thải được nhiệt. Các chức năng của hệ thần kinh cũng từ đó mà bị ảnh hưởng như tốc độ phản xạ chậm hơn, giảm quá trình kích thích, giảm chú ý…

Nhiệt độ cao còn khiến gây ra các bệnh lý thường gặp như chứng co giật với những triệu chứng như đau thắt cơ ngực, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn… và chứng say nóng. Nếu bệnh nặng có thể dẫn đến tình trạng bị choáng nhiệt. Với nhiệt độ thân nhiệt lúc này là 40-41⁰C rất có thể khiến bị con người bị hôn mê.

Vi khí hậu lạnh

Vi khí hậu lạnh khiến các chi bị tê cóng
Vi khí hậu lạnh khiến các chi bị tê cóng

Do nhiệt độ thấp nên sẽ khiến da bị xanh, nhiệt độ da lúc này sẽ dưới 33⁰C. Lúc này nhịp thở, nhịp tim sẽ giảm nhưng mức tiêu thụ oxy lại tăng do gan và các cơ phải hoạt động hết công suất. Biểu hiện rõ ràng nhất lúc này sẽ là nổi da gà nằm phát sinh nhiệt giúp cơ thể được giữ ấm.

Nếu trong trường hợp lạnh cục bộ có thể khiến mạch bị co thắt gây cảm giác lâm râm ngứa ở các đầu chi, tê cóng, đau cơ, viêm cơ, giảm miễn dịch, giảm sức đề kháng, viêm phế quản… 

Bức xạ nhiệt

Bức xạ nhiệt ảnh hưởng đến mắt
Bức xạ nhiệt ảnh hưởng đến mắt

Khi làm việc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời hoặc khu vực có kim loại bị nung nóng, cơ thể con người sẽ phải chịu tác động bởi các tia bức xạ nhiệt tử ngoại và hồng ngoại. Cụ thể:

  • Tia tử ngoại: phát sinh trong quá trình đúc, hàn có thể khiến da bị bỏng độ 1-2. Tia tử ngoại còn gây nên các các bệnh như giảm thị lực, gây mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, kém ăn…
  • Tia hồng ngoại: có thể khiến phồng rộp da, gây bỏng, hun nóng tổ chức não. Tia hồng ngoại còn có thể gây nên các bệnh như đục nhân mắt, lâu dần có thể bị mù vĩnh viễn. 

Biện pháp khắc phục vi khí hậu

Các biện pháp có thể áp dụng để khắc phục vi khí hậu như sau:

  • Kiểm tra thường xuyên vào lúc thời gian cao điểm để phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời
  • Thông gió tự nhiên để khí mát có thể thổi vào khu vực khí nóng giúp nhiệt độ dễ chịu hơn. 
  • Trang bị hệ thống điều hoà không khí
  • Ngăn các nguồn phát sinh nhiệt với con người bằng những mành che, tấm chắn cách nhiệt… 

Xem bài viết

Tấm chắn ngăn bức xạ nhiệt
Tấm chắn ngăn bức xạ nhiệt

  • Trang bị hệ thống hút hơi nóng ra ngoài
  • Có những trang bị phòng hộ

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về vi khí hậu. Chắc hẳn những thông tin này đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về vi khí hậu và biện pháp bảo vệ sức khoẻ của bản thân.



source https://litteritcostsyou.org/vi-khi-hau/

Tái chế dầu nhớt thải là gì?

Dầu nhớt thải là một chất độc hại được chính phủ quy định. Tuy nhiên, nếu tái chế dầu nhớt thải đúng cách thì lại tạo ra được những sản phẩm ứng dụng tốt trong cuộc sống, đồng thời còn góp phần bảo vệ môi trường. 

Tái chế dầu nhớt thải là gì?

Dầu nhớt thải chủ yếu được sinh ra từ các hoạt động giao thông và sản xuất công nghiệp. Đây là một chất độc hại, nếu thải ra môi trường sẽ làm ảnh hưởng nguy hiểm đến cuộc sống chúng ta. 

Tái chế dầu nhớt thải là gì?
Tái chế dầu nhớt thải là gì?

Tuy nhiên, không phải cái gì “thải” thì đều bỏ đi. Điển hình, dầu nhớt thải tái chế vừa khắc phục được tình trạng ô nhiễm, vừa tạo ra những sản phẩm sử dụng tốt.

Thực trạng tái chế dầu nhớt hiện nay
Thực trạng tái chế dầu nhớt hiện nay

Tái chế dầu nhớt thải nói một cách dễ hiểu là xử lý, loại bỏ một số tạp chất như chì, kẽm, các chất độc hại,... để tạo ra dầu gốc ứng dụng trong cuộc sống. Tuy nhiên, quy trình tái chế này cần có những quy trình nghiêm ngặt cùng những máy móc hiện đại. 

Tái chế dầu nhớt thải có tác dụng gì?

Sau khi tái chế dầu nhớt thải sẽ cho ra một số sản phẩm điển hình như: dầu Diesel, dầu FO, dầu gốc SN150,... được ứng dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp hoặc chế tạo thuốc nổ. 

Tái chế dầu nhớt thải có tác dụng gì?
Tái chế dầu nhớt thải có tác dụng gì?

Chẳng hạn, một sản phẩm dầu nhớt bôi trơn được tái chế có thể phục vụ cho các ngành công nghiệp khai khoáng dầu mỏ, ngành công nghiệp chế tạo ô tô,... Ngoài ra, dầu Diesel còn để phục vụ đốt nóng trong các lò sưởi, lò cao hay lò xi măng.  

Bạn biết không, không chỉ tái chế 1, 2 lần rồi bỏ đi, quy trình này được lặp đi lặp lại một cách liên tục, tuần hoàn vô thời hạn bằng những công nghệ hiện đại.  

Quy trình tái chế dầu nhớt thải

Việc tái chế dầu nhớt thải đòi hỏi một quy trình nghiêm ngặt, cần được tuân thủ. Đầu tiên, tiến hành thu gom, vận chuyển và tích trữ dầu nhớt thải trong kho chứa.

Quy trình tái chế dầu nhớt thải
Quy trình tái chế dầu nhớt thải

Bước thứ 2 là tách nước và những cặn bã trong dầu thải. Tiếp theo, loại bỏ kim loại và các chất phụ gia. Lưu ý với các công nghệ khác nhau sẽ có các phương pháp xử lý thích hợp khác nhau. 

Sau đó, chuyển sang bước Hidro hóa nhằm loại bỏ triệt để những tại chất để thực hiện phân đoạn nhẹ. Cuối cùng, xử lý màu và mùi để tạo ra dầu gốc (sản phẩm ứng dụng). 

Các công nghệ tái chế dầu nhớt thải

Nhận thấy được tầm quan trọng và lợi ích của việc tái chế dầu nhớt thải, ngày càng có nhiều phương pháp xử lý với các công nghệ tiên tiến và hiện đại. 

Quy trình công nghệ tái chế dầu nhớt thải bằng kỹ thuật HV -  Distillation

Với công nghệ HV - Distillation, việc tái chế dầu nhớt thải thông qua 4 gia đoạn, quy trình nghiêm ngặt và hiệu quả. Đây đang là phương pháp được nhiều cơ sở áp dụng. 

Các công nghệ tái chế dầu nhớt thải
Các công nghệ tái chế dầu nhớt thải

  • Giai đoạn 1: sử dụng phương pháp đông tụ để tách nước và tạp chất 
  • Giai đoạn 2: Chưng cất, phân tách các phân đoạn nhẹ
  • Giai đoạn 3: Chưng cất chân không sâu để thu hồi dầu bán thành phẩm 
  • Giai đoạn 4: xử lý mùi và màu để tạo ra sản phẩm dầu gốc. 

Tái chế dầu nhớt thải bằng phương pháp LSR10

Phương pháp tái chế dầu nhớt thải LSR10 gồm 3 bước lọc. Đầu tiên là lọc bằng máy ly tâm nhằm loại bỏ những hạt có kích thước lớn có thể bám vào lưới lọc.

Tái chế dầu nhớt thải bằng phương pháp LSR10
Tái chế dầu nhớt thải bằng phương pháp LSR10

Bước 2 là xử lý bằng phương pháp hóa học, loại bỏ những tạp chất lơ lửng, vẫn tồn đọng. Bước 3 là lọc tinh chế, sử dụng Bentonite để hấp thụ những chất chưa được xử lý hết. Cuối cùng, cho sản phẩm có màu vàng trong, rồi đưa vào tủ sấy 80 độ, để lắng đọng tạp chất còn sót lại.   

Tái chế dầu nhớt thải bằng công nghệ tiên tiến do CAMIX chuyển giao

Thiết bị tái chế dầu nhớt thải theo công nghệ CAMIX sử dụng công nghệ tiên tiến của Châu Âu, được chế tạo và lắp ráp tại Singapore. 

Phương pháp này bao gồm 2 công đoạn chính: 

  • Bước 1: Cho dầu thải chảy qua phin lọc (được làm bằng sợi cotton), tách các tạp chất có kích cỡ >1Micron. 
  • Bước 2: Dầu nhớt chảy tiếp tục vào ngăn gia nhiệt bay hơi, loại bỏ các tạp chất dạng dịch lỏng và dạng khí gas.  

Tái chế dầu nhớt thải bằng công nghệ tiên tiến do CAMIX chuyển giao

Công nghệ CAMIX này có thể được áp dụng cho các nhà máy, xí nghiệp; cơ sở, xưởng sản xuất tư nhân,...

Tái chế dầu nhớt thải không đúng cách gây ra những hậu quả gì?

Bạn có biết, 1 lít nhớt có thể làm ô nhiễm 1 triệu lít nước. Dầu nhớt thải có sức tàn phá nặng nề đến môi trường đất, nước và cả không khí. Chưa hết, bên trong dầu nhớt thừa còn chứa các tạp chất, chất độc hại, có khả năng gây ra những căn bệnh nguy hiểm cho con người. 

Tái chế dầu nhớt thải không đúng cách gây ra những hậu quả gì?
Tái chế dầu nhớt thải không đúng cách gây ra những hậu quả gì?

Do đó, nếu tái chế dầu nhớt thải không đúng cách, thiếu tiêu chuẩn vừa tạo ra sản phẩm kém chất lượng, vừa gây ra những tác hại nguy hiểm không lường trước được. 

Trên đây là một vài chia sẻ về tình trạng tái chế dầu nhớt thải đang nổi cộm hiện nay. Hy vọng, những thông tin này thật sự bổ ích và thú vị với các bạn đọc, đồng thời, giúp mọi người nhận ra và chung tay bảo vệ môi trường nhiều hơn. 



source https://litteritcostsyou.org/tai-che-dau-nhot-thai-la-gi/

Tìm Hiểu Phương Pháp Tái Chế Lốp Xe Cũ Thân Thiện Môi Trường

Bạn có biết mỗi năm có hàng triệu chiếc lốp xe thải ra môi trường. Tuy nhiên việc tái chế lốp xe cũ vẫn còn nhiều hạn chế. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường vì lốp xe phải mất đến hàng trăm năm mới có thể phân huỷ. Vậy làm thế nào để tái chế lốp xe cũ đảm bảo an toàn, hạn chế gây tác hại đến môi trường.

Tái chế lốp xe cũ thân thiện với môi trường
Tái chế lốp xe cũ thân thiện với môi trường

Có bao giờ bạn tự đặt câu hỏi rằng những chiếc lốp xe cũ sẽ được đưa đi đâu và được làm gì sau khi chúng không còn hiệu quả nữa. Và bạn có biết lốp xe cũ là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu đến môi trường vì việc tái chế của nó. Tái chế lốp xe cũ như thế nào và làm cách nào để việc tái chế lốp xe cũ trở nên thân thiện hơn?

Tái chế lốp xe cũ theo phương pháp tái chế công nghiệp

Theo phương pháp tái chế lốp xe cũ công nghiệp, có khoảng 26% số lượng lốp xe được nghiền nát dùng để làm nhựa đường, chất cách nhiệt. Khoảng 11% bị đổ thẳng vào bãi rác và phải mất hàng trăm năm để nó phân huỷ.

7% lượng lốp xe được nghiền nát sử dụng làm nền đường và pha trộn vào các hợp chất cần thiết khác. Sân chơi và xích đu trẻ em sử dụng 7% lượng chất thải nghiền nát của lốp xe.

Tái chế lốp xe cũ bằng phương pháp công nghiệp
Tái chế lốp xe cũ bằng phương pháp công nghiệp

Lượng tiêu thụ nhiều nhất chính là nhiên liệu sử dụng 49%, tuy nhiên việc tái chế này sẽ thải ra rất nhiều chất bẩn gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Vậy để giảm bớt lượng chất thải tác hại từ lốp xe thì nên tái chế lốp xe cũ theo phương pháp nào? Mình cùng tìm hiểu phần tiếp theo trong bài viết này.

Tạo ra các vật dụng cho gia đình, đồ chơi và các vật phẩm cho gia đình

Tái chế lốp xe cũ bằng cách tạo ra những vật phẩm tiện dụng sẽ góp phần hạn chế phần nào số lượng lốp xe cũ thải ra môi trường. Chỉ cần vài ý tưởng sáng tạo pha thêm vài màu sắc, trang trí thêm một số phụ kiện là bạn đã có thể biến những chiếc lốp xe cũ thành những sản phẩm đầy màu sắc tiện lợi nhưng cũng không kém phần độc đáo.

Một số hình ảnh tái chế lốp xe cũ theo phương thức thủ công thân thiện
Một số hình ảnh tái chế lốp xe cũ theo phương thức thủ công thân thiện

Cùng tham khảo một số ý tưởng tái chế lốp xe cũ vô cùng lý thú từ những chiếc lốp xe nhé.

Làm giường cho thú cưng

Chỉ cần vài bước đơn giản pha chút sự sáng tạo là bạn đã tạo nên màu sắc nổi bật cho chiếc lốp cũ. Tiếp theo bạn chỉ cần cho vào bên trong lốp những mẫu vải nhồi bông là đã tạo nên chiếc giường ngủ xinh xắn cho “em bé cưng” rồi đấy.

Giường cho thú cưng bằng lốp xe cũ 
Giường cho thú cưng bằng lốp xe cũ 

Tạo nên những chiếc ghế xinh xắn

Ngoài việc làm ra chiếc giường êm ái cho thú cưng, bạn cũng có thể tái chế lốp xe cũ thành những chiếc ghế nhỏ xinh xắn. Chỉ cần sử dụng đệm lót vào giữa lốp, để đặc sắc hơn bạn tạo thêm những hình thù ngộ nghĩnh hoặc một số hoạ tiết đáng yêu ngoài vỏ bọc của xe. Bạn có thể sử dụng nó để ngồi đọc sách hoặc làm vật dụng để trang trí phòng sẽ rất xinh nhé.

Những chiếc ghế nhỏ nhắn được làm từ lốp xe cũ
Những chiếc ghế nhỏ nhắn được làm từ lốp xe cũ

Ngoài ra, thêm một chút khéo léo cùng những ý tưởng độc đáo là bạn đã tạo được bộ ghế nội thất để đặt ngoài trời vào mùa hè rồi đấy. Cảm giác thật sự thích thú khi ngồi trên chiếc ghế do chính tay mình làm ra và cảm nhận không khí mát mẻ của khu vườn ngoài trời tại chính căn nhà của bạn.

Bộ bàn ghế độc đáo có thể sử dụng ngoài trời
Bộ bàn ghế độc đáo có thể sử dụng ngoài trời

Làm ra bộ bàn ghế bằng cách tái chế lốp xe cũ

Bằng những ý tưởng sáng tạo bạn có thể tạo ra bộ bàn ghế đặc sắc bằng cách tái chế lốp xe cũ.

Bộ bàn ghế xinh xắn từ những lốp xe cũ
Bộ bàn ghế xinh xắn từ những lốp xe cũ

Sử dụng lốp xe cũ làm đồ chơi cho trẻ em

Còn gì thú vị hơn khi bạn có thể làm cho đứa con của mình món đồ chơi từ việc tái chế lốp xe cũ. Chỉ cần một nửa lốp xe cùng một thanh gỗ ép thẳng là bạn đã có thể tạo ra một chiếc bập bênh cho bé con của mình. Chắc chắn em bé sẽ vô cùng thích thú vì hình dáng đáng yêu, đặc biệt hơn nữa là còn do chính tay bạn trang trí. 

Bạn có thể tạo ra chiếc bập bênh cho trẻ
Bạn có thể tạo ra chiếc bập bênh cho trẻ

Bộ hoạt hình minion từ lốp xe cũ
Bộ hoạt hình minion từ lốp xe cũ

Làm vườn treo cây cảnh bằng lốp xe cũ

Bạn hoàn toàn có thể tái chế lốp xe cũ để tạo ra những chậu cây xinh xắn cho vườn hoa của mình. Đơn giản chỉ cần lựa chọn những chiếc lốp xe có kích thước như ý và một số phụ kiện như nước sơn là bạn đã có thể làm nên những chậu cây đầy màu sắc. 

Cả một vườn treo từ lốp xe cũ
Cả một vườn treo từ lốp xe cũ

Ngoài ra bạn có thể sử dụng lốp xe cũ để làm khung treo gương, một chiếc ghế sofa lớn...và nhiều vật dụng tiện ích khác cho gia đình của mình.

Khung gương được làm từ lốp xe cũ
Khung gương được làm từ lốp xe cũ

Bộ ghế sofa được tái chế từ lốp xe cũ
Bộ ghế sofa được tái chế từ lốp xe cũ

Như vậy, chỉ với một chút thời gian, công sức và bằng vài ý tưởng độc đáo là bạn có thể tái chế lốp xe cũ thành những vật dụng vô cùng hữu ích cho ngôi nhà của mình. Bạn nghĩ sao khi chính tay mình tái chế lại các vật dụng tưởng chừng như là vô ích thành những vật vô cùng hữu dụng, cảm giác thật thú vị đúng không nào. Điều này không chỉ góp phần tiết kiệm chi phí mà còn góp phần giảm thiểu tác hại xấu đến môi trường.



source https://litteritcostsyou.org/tai-che-lop-xe-cu-than-thien-moi-truong/