Chắc hẳn các bạn đã biết Trái Đất được bao bọc bởi một tầng khí là tầng ozon. Vậy tầng ozon là gì? Chúng có cấu tạo như thế nào? Công dụng của ozon là gì? Liệu có ảnh hưởng gì nếu tầng khí này bị thủng hay không?
Những điều chưa hiểu về tầng Ozon
Tầng Ozon là gì?
Ozon là một dạng oxy. Nếu như oxy bao gồm hai nguyên tử oxy kết hợp với nhau thì Ozon bao gồm 3 nguyên tử oxy liên kết với nhau (O3). Đây là một loại khí sản sinh tự nhiên ở trên tầng cao của khí quyển. Khác với O2, O3 có mùi khó chịu cùng với màu xanh nhạt. Chính vì vậy mà ozon không phổ biến như oxy. Cụ thể, nếu trong 10 triệu phân tử không khí thì có 2 triệu phân tử oxy nhưng phân tử ozon chỉ có 3 mà thôi.
Cấu tạo của tầng Ozon
Theo thực nghiệm, ozon là một phân tử có dạng uốn cong với cấu tạo C2v đối xứng giống như các phân tử nước. Góc độ liên kết O — O -. O là 116.8° còn khoảng cách giữa các phân tử O là 127.2 pm (khoảng 1.278 Å). Những liên kết này có thể được liên kết dưới dạng lai cộng hưởng với liên kết đơn hoặc liên kết đôi để tạo nên trật tự 1.5 cho mỗi bên.
Tầng Ozon có công dụng gì?
Dù khá mỏng manh nhưng tầng ozon lại nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng. Cụ thể:
- Ozon sẽ hấp thụ các tia cực tím từ mặt trời và ngăn chặn những tia này chiếu đến Trái Đất.
- Do có tính sát khuẩn cao nên chúng được ứng dụng trong việc khử trùng nước sinh hoạt thay cho Clo.
- Ứng dụng trong công nghiệp như:
- Khử trùng nước đóng chai
- Tẩy trắng vải
- Hỗ trợ quá trình kết tụ của các phân tử
- Tạo độ kết dính trong các chất dẻo
- Ứng dụng trong việc đánh giá tuổi thọ cao su
- Ứng dụng trong ngành y tế
- Tiêu diệt các sinh vật lạ gây bệnh cho không khí và nước
- Căn bằng và hỗ trợ sự oxy hoá cơ thể
- Sản xuất oxy hoạt hoá
- Khử các tế bào ung thư khi ở giai đoạn đầu
- Ứng dụng trong thuỷ sản
- Khử trùng nước biển
- Giữ môi trường ao nuôi không bị ô nhiễm
- Ngoài ra, ozon có thể cải tạo nguồn nước thải, khử độc có trong đất do ozon có thể phản ứng lại với những chất như sắt, chì, thiếc… để biến nước thải thành nước vô hại.
- Bảo quản hoa quả, thực phẩm
- Do có tính sát khuẩn cao nên mỗi khi mưa xong không khí thường khá trong lành.
- Loại bỏ mùi hôi
Như vậy có thể nói, ozon giữ vai trò khá quan trọng và nó là một tấm khiên giúp bảo Trái Đất.
Tầng Ozon bị thủng có hại hay không?
Giữ vai trò quan trọng là vậy nên nếu chẳng may bị thủng thì sẽ đem lại những tác hại không hề nhỏ. Cụ thể:
- Ozon bị thủng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mọi sinh vật trên Trái Đất, đặc biệt là con người. Bởi lẽ, tầng ozon khá mỏng lại bị thủng thì sẽ khiến những tia cực tím có thể “lợi dụng” và chiếu xuống Trái Đất. Tia cực tím này có thể gây ra các bệnh như đục thuỷ tinh thể, ung thư da,...
- Huỷ hoại các sinh vật nhỏ, đặc biệt là khu vực biển bởi nó khiến quá trình sinh trưởng của những loài thuỷ sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khả năng sinh sản cũng bị suy giảm không kém.
- Giảm năng suất cây trồng
- Khí quyển bị ô nhiễm, tăng hiệu ứng nhà kính.
- Khiến các vật liệu bị giảm tuổi thọ
Làm gì để bảo vệ tầng ozon?
Để bảo vệ tầng ozon thì cần:
- Trước hết ý thức của con người cần được nâng cao hơn bởi một trong những nguyên chính gây ra thủng tầng ozon chính là con người. Có những biện pháp xử lý mạnh tay đối với những trường hợp cố tình thải khí độc hại ra môi trường xung quanh.
- Hạn chế lượng khí CFC thải ra môi trường không khí
Hạn chế khí CFC
- Không sử dụng những sản phẩm có thể ảnh hưởng đến tầng ozon
- Tuyên truyền, giáo dục, vận động bảo vệ tầng ozon
- Thay đổi thói quen hàng ngày để bảo vệ tầng ozon như giảm thiểu tần suất lái xe, sử dụng những sản phẩm thân thiên với môi trường...
Ozon giữ một vai trò quan trọng vì vậy tất cả chúng ta hãy cùng chung tay nỗ lực để bảo vệ tầng ozon. Bảo vệ tầng ozon chính là bảo vệ sức cho bản thân và các thế hệ mai sau.
source https://litteritcostsyou.org/tang-ozon-la-gi/