Hiện nay môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống hàng ngày của người dân. Các dạng ô nhiễm có thể kể đến như ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, hiệu ứng nhà kính... Để bảo vệ và tái cấu trúc môi trường đã có rất nhiều chiến dịch, chính sách được đưa ra. Sự kiện nổi bật có thể kể đến như Giờ Trái Đất. Sự kiện này đều diễn ra hàng năm nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Cùng tìm hiểu về sự kiện này nhé!
Giờ Trái Đất là gì?
Khái niệm
Giờ Trái Đất tên tiếng Anh là Earth Hour. Giờ Trái Đất là một sự kiện do World Wildlife Fund - Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên khởi xướng. Đây là sáng kiến mang tính toàn cầu nhằm nâng cao ý thức của người dân về vấn đề tiết kiệm năng lượng và sự biến đổi khí hậu.
Giờ Trái Đất là ngày nào?
[caption id="attachment_534" align="aligncenter" width="670"] Giờ Trái Đất[/caption]
Sáng kiến này kêu gọi các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh trên toàn thế giới tắt điện 1 tiếng đồng hồ vào ngày thứ 7 cuối cùng của tháng 3. Thời gian cụ thể là từ 8h30 đến 9h30.
Logo của giờ Trái Đất
[caption id="attachment_535" align="aligncenter" width="393"] Logo Earth Hour[/caption]
Logo của giờ Trái Đất được xây dựng dựa trên nền bản đồ địa cầu. Bản đồ này bị cắt bởi số 60 (số phút tắt điện). Hiện nay, sau số 60 đã được thêm dấu "+" với ý nghĩa giờ Trái Đất không chỉ dừng lại ở 60 phút như trước mà còn hơn thế nữa.
Mục đích, mục tiêu của giờ Trái Đất
Mục tiêu của chiến dịch là khẳng định mỗi một hành động nhỏ nhất của con người khi được nhân lên diện rộng có thể khiến môi trường sống của chúng ta tốt hơn.
Mục đích của sự kiện là đề cao việc tiết kiệm điện năng. Từ đây, làm giảm được lượng điôxít cacbon - khí gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Đồng thời, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân. Ngoài ra, sự kiện này còn giúp giảm ô nhiễm ánh sáng.
Ý nghĩa giờ Trái Đất
[caption id="attachment_536" align="aligncenter" width="700"] Ý nghĩa giờ Trái Đất[/caption]
Hằng năm, vào thứ 7 cuối cùng của tháng 3 vào lúc 20h30 các nước hưởng ứng sự kiện sẽ đồng loạt tắt điện và thắp nến để chiếu sáng.
Chúng ta hãy thử nhớ lại rằng đã bao lần chúng ta bật quá nhiều đèn cho một căn phòng? Bao nhiêu lần chúng ta bật ti vi nhưng không hề xem? Bao nhiêu lần chúng ta dùng điều hoà trong khi hoàn toàn có thể mở cửa sổ để đón luồng gió trời? Chỉ trong 1 giờ hưởng ứng, hãy thử thay đổi thói quen và cảm nhận rồi so sánh kết quả. Bạn sẽ thấy điều mới lạ.
Như vậy khi đồng ý hưởng ứng giờ Trái Đất nghĩa là chúng ta đã chung tay giúp hành tinh này trở nên tốt hơn. Những đóng góp dù chỉ là nhỏ nhất như tắt bớt một bóng đèn hay hạn chế sử dụng túi nilon... cũng khiến Trái Đất của chúng ta tốt đẹp hơn.
Sự kiện giờ Trái Đất diễn ra lần đầu ở đâu?
Sự kiện giờ Trái Đất diễn ra lần đầu điên tại Sydney vào năm 2007. Lúc này chỉ có 2 triệu người hưởng ứng và tham gia. Tuy nhiên, nhờ vào các phương tiện truyền thông, con số này đã tăng 50 triệu sau 1 năm. Hai năm sau sự kiện, số người tham gia đã lên tới 1 tỷ người và diễn ra trên 4.000 thành phố. Tính đến hiện tại đã có hơn 7.000 thành phố thuộc 172 quốc gia (khoảng 2.2 tỷ người) hưởng ứng sự kiện này. Việt Nam tham gia sự kiện giờ Trái Đất từ năm 2009.
Có bắt buộc phải tắt hết các thiết bị điện?
GIờ Trái Đất chỉ yêu cầu người dân tắt bớt bóng đèn không cần thiết trong vòng 1 giờ. Còn các đèn ảnh hưởng đến an toàn công cộng như đèn đường thì không được phép tắt.
Tắt điện 1 giờ/ngày đáp ứng được nhu cầu điện trong bao nhiêu ngày?
Nếu chúng ta tắt đèn trong 1 giờ/ngày và dùng số tiền điện không sử dụng đó để xây đập thuỷ điện thì chúng ta sẽ đáp ứng nhu cầu điện của toàn cầu trong 8 tháng, 10 ngày (tức là 250 ngày).
Sử dụng nến như thế nào cho sự kiện Giờ Trái Đất?
[caption id="attachment_538" align="aligncenter" width="455"] Dùng nến trong giờ Trái Đất[/caption]
Trong thời gian giờ Trái Đất, nếu muốn dùng ánh sáng thay thế như nến thì bạn hãy sử dụng nến 100% từ sáp ong hoặc đậu nành. Tại sao lại sử dụng hai loại này? Sử dụng 2 loại này bởi lẽ nó không độc hại, không gây dị ứng và không ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên. Hai thành phần này đều có trong tự nhiên nên lượng CO2 thải ra môi trường không nhiều như khi sử dụng dầu mỏ hoặc than.
Hiện nay, nhiều nơi thay vì sử dụng nến đã chuyển qua sử dụng đèn LED vừa tiết kiệm điện vừa chiếu sáng được.
Tại sao sự kiện Giờ Trái đất được tổ chức vào cuối tháng 3?
Khi biết sự kiện sẽ diễn ra vào cuối tháng 3, có không ít người đã thắc mắc tại sao lại tổ chức vào thời điểm này. Câu trả lời đó là tháng 3 là thời điểm giao giữa mùa xuân và mùa thu (điểm phân giữa bán cầu bắc và bán cầu nam tương ứng). Tại thời điểm này, thời gian mặt trời lặn giữa hai bán cầu gần trùng nhau. Từ đây, chúng ta sẽ có cái nhìn trực quan nhất về sự kiện "tắt đèn".
» Các bạn có thể quan tâm: Ngày môi trường thế giới – Lịch sử và ý nghĩa
Giờ Trái Đất qua các năm
[caption id="attachment_537" align="aligncenter" width="840"] Giờ Trái Đất qua các năm[/caption]
Giờ Trái Đất năm 2007
Giờ Trái Đất năm 2007 được tổ chức tại Sydney vào lúc 7:30 tối theo giờ địa phương. Chiến dịch này đã giúp làm giảm 10.2% lượng điện tiêu thụ. Lượng điện này tương đương với 48.613 chiếc ô tô lưu thông trên đường và 24.86 tấn khí CO2.
Giờ Trái Đất năm 2008
Một tuần trước giờ G đã có 6.7 triệu lượt truy cập website chính thức của sự kiện. Các trang website khác cũng tham gia sự kiện này. Đơn cử phải kể đến là Google. Theo đó, Google thay đổi nền trang thành màu trắng đen với dòng khẩu hiệu: "Chúng tôi đã tắt đèn. Bây giờ đến lượt bạn. Giờ Trái Đất".
Đến ngày chính thức diễn ra 29/03/2008, đã có 35 quốc gia tham gia. Chỉ sau 1 năm, số lượng quốc gia tăng đột biến khiến đây được đánh giá là năm thành công của giờ Trái Đất.
Năm 2008, lượng điện và CO2 đã giảm được là:
- Tại Bangkok, giảm 41.6 tấn CO2 và 73.34 MW
- Philippines: Manila giảm 16 MW, còn Luzon giảm 56 MW
- Toronto: 900 MW
- Ireland: 6 tấn CO2 và 150 MW
- Dubai: 100 MW
- New Zealand: 335 MW
- Melbourne: tiết kiệm 10.1% lượng điện
- Sydney: giảm 8.4% lượng điện
- Canada: giảm 3.6% lượng điện
Giờ Trái Đất năm 2009
Vào năm 2009, có 83 quốc và 2.100 thành phố cam kết tham gia chiến dịch. Việt Nam cũng tham gia vào năm 2009. Lượng điện mà Việt Nam tiết kiệm được là 140 MW, tương đương với 133 triệu đồng.
Giờ Trái Đất năm 2010
Giờ Trái Đất năm 2010 diễn ra vào ngày 27.03.2010 theo giờ địa phương. Tính thời điểm đó, có 92 quốc gia chính thức đăng ký tham gia chiến dịch. Lúc này Việt Nam tham gia với khẩu hiệu: "Hành động nhỏ cho thay đổi lớn".
Giờ Trái Đất năm 2011
Giờ Trái Đất năm 2011 diễn ra vào 26.03.2011. Việt Nam tham gia với khẩu hiệu "Tắt đèn 60 phút, hành động 365 ngày vì biến đổi khí hậu". Sau giờ Trái Đất, Việt Nam đã tiết kiệm được 400.000 kWh tương đương 500 triệu đồng (khoảng 23.800 USD).
Giờ Trái Đất năm 2012
Giờ Trái Đất năm 2012 diễn ra vào ngày 31.03.2012
Giờ Trái Đất năm 2013
Đây là năm duy nhất không tổ chức giờ Trái Đất vào ngày thứ 7 cuối cùng của tháng. Bởi lẽ ngày 30.03.2013 là thời điểm bắt đầu mùa xuân tại các nước châu Âu và nó trùng với một số ngày lễ tôn giáo ở nhiều nước. Vì vậy, giờ Trái Đất được chuyển sang ngày 23.03.2013
Giờ Trái Đất năm 2014
Giờ Trái Đất năm 2014 diễn ra vào ngày 29.03.2014 theo giờ địa phương
Giờ Trái Đất năm 2015
Giờ Trái đất năm 2015 được tổ chức vào ngày 28 tháng 3, từ 8:30-9:30 giờ tối theo giờ địa phương.
Giờ Trái Đất năm 2016
Giờ Trái Đất năm 2016 diễn ra vào ngày thứ bảy, 19 tháng 3, từ 8:30-9:30 giờ tối theo giờ địa phương tham gia. Đây là năm được coi là đánh dấu mốc kỷ niệm 10 năm chiến dịch phát động tại Sydney.
Giờ Trái Đất năm 2017
Giờ Trái Đất năm 2017 diễn ra vào thứ bảy, ngày 25 tháng 3 theo giờ địa phương.
Giờ Trái Đất năm 2018
Giờ Trái đất năm 2018 diễn ra vào từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối theo giờ địa phương ngày 24 tháng 3. Chiến dịch xảy ra sớm để tránh Tuần Thánh của Công giáo vào ngày 31.03.2018
Giờ Trái Đất năm 2019
Giờ trái đất năm 2019 được dự kiến sẽ diễn ra từ 20h30 đến 21h30 ngày 30 tháng 3 năm 2019.
source https://litteritcostsyou.org/gio-trai-dat/