Công nghệ xanh được khá nhiều ứng dụng hiên nay. Tuy nhiên công nghệ xanh là gì? Lợi ích của công nghệ xanh đem lại ra sao lại ít ai biết đến. Cùng Litter, It Costs You tìm hiểu nhé!
Công nghệ xanh là gì?
[caption id="attachment_473" align="aligncenter" width="385"] Công nghệ xanh là gì?[/caption]
Công nghệ xanh là một thuật ngữ liên quan đến việc sử dụng khoa học và công nghệ để bảo vệ môi trường. Có rất nhiều kỹ thuật thuộc thuật ngữ này như sử dụng hoá học xanh, giám sát môi trường... Tất cả những điều này đều đảm bảo môi trường được bảo vệ. Các công nghệ này được sử dụng để đưa môi trường trở lại trạng thái ban đầu trước khi bị hư hại. Nó còn được biết đến với cái tên công nghệ môi trường hoặc công nghệ sạch.
Mục tiêu chính của công nghệ xanh là bảo tồn thiên nhiên. Đồng thời, nó khắc phục những tác động tiêu cực mà con người gây ra đối với môi trường. Công nghệ xanh được con người ứng dụng từ những năm 1990. Nó không chỉ đem lại lợi ích cho thiên nhiên mà còn tạo cho con người thói quen sống sạch và xanh hơn. Cong người cần Trái Đất để sống. Những công nghệ này đảm bảo Trái Đất vẫn khoẻ mạnh để sự sống tiếp tục diễn ra.
Lợi ích của công nghệ xanh
[caption id="attachment_477" align="aligncenter" width="318"] Lợi ích của công nghệ xanh[/caption]
Tái chế
Công nghệ xanh có thể giúp bạn quản lý chất thải, đốt rác thải...Ngoài ra, nó còn giúp bạn có thể tái chế lại rác thải thành phân bón thực vật, đồ điêu khắc, nhiên liệu, thậm chí là cả đồ nội thất.
Làm sạch nước
Sự khan hiếm nước tinh khiết đang diễn ra khá trầm trọng và được nhiều người quan tâm. Thông qua việc sử dụng công nghệ xanh như lọc nước...các nguồn nước chưa được sạch lắm đã lọc để cấp nguồn nước sạch cho mọi người sử dụng.
Thanh lọc không khí
Xử lý khí carbon là một trong những vấn đề khác được nhiều người quan tâm. Trong khi con người đang cố gắng tìm và cải thiện hàng loạt công nghệ khác nhau thì ô tô, xe máy, nhà máy... lại đang thải ra không khí rất nhiều carbon. Chính carbon là nguyên nhân chính gây nên biến đổi khí hậu. Công nghệ xanh giúp giảm lượng khí thải carbon và thanh lọc không khí. Điều này giúp chúng ta và các sinh vật sống khác được hít thở không khí trong lành hơn.
Bảo toàn năng lượng
Các thiết bị sử dụng điện hoặc nhiên liệu sạch đang được khuyến khích sử dụng và được giới thiệu ngày càng nhiều. Việc sử dụng ô tô điện đang ngày càng gia tăng, đặc biệt là Anh.
Mặc dù việc sử dụng các tấm pin năng lượng mặt trời khá đắt đỏ và việc lắp không hề dễ dàng nhưng những lợi ích mà nó đem lại thì chi phí sau này được giảm khá nhiều.
Hồi sinh hệ sinh thái
Việc sử dụng công nghệ xanh sẽ tạo ra khoảng 'thời gian nghỉ' cho môi trường sống. Trong khi chất thải được quản lý chặt chẽ và có thể được tái chế thì hệ sinh thái bị ảnh hưởng có thời gian để hồi phục lại và được bảo tồn. Điều này đảm bảo thực vật và động vật không bị tuyệt chủng.
Có thế thấy Trái Đất cần được bảo vệ và công nghệ xanh là 'phương tiện' có thể giúp chúng ta làm điều đó.
5 công nghệ xanh tiêu biểu
In 3D từ cát
[caption id="attachment_471" align="aligncenter" width="537"] In 3d từ cát[/caption]
Máy in 3D không còn gì là mới lạ. Tuy nhiên, phát minh sau đây có thể đánh bật trí tượng của bạn. Đó là máy in D-Shape do nhà thiết kế Enrico Dini phát minh. Theo phát minh này, thay vì sử dụng mực, chiếc máy in sử dụng các lớp cát.
Quá trình in bắt đầu với một lớp cát mỏng. Sau đó, máy in phun keo magie để liên kết chúng thành các khối đá lớn đã được định hình từ khi thiết kế như nhà thờ, bộ xương khủng long...
Dini cho biết quá trình này nhanh gấp 4 lần so với xây nhà thông thường, chi phí lại rẻ hơn 1/3 đến 1/2 và đặc biệt, chất thải thải ra môi trường ít hơn rất nhiều. Dini hy vọng công nghệ này sớm được ứng dụng hơn.
Cửa sổ mặt trời
[caption id="attachment_470" align="aligncenter" width="537"] Cửa sổ mặt trời[/caption]
Công ty của na Uy là EnSol AS đã phát triển bộ pin năng lượng mặt trời vào các cửa sổ kính mà không cản trở tầm nhìn của người sử dụng.
Cửa sổ này gồm các hạt nano kim loại có thể dễ dàng hấp thụ ánh nắng mặt trời và chuyển đổi thành điện để cung cấp cho cả ngôi nhà.
Tạo ra năng lượng từ bước chân
[caption id="attachment_472" align="aligncenter" width="537"] Powerleap[/caption]
Công nghệ này được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2007 trong cuộc thi thiết kế Next Generation của tạp chí Metropolis. Tác giả của chiếc máy là Elizabeth Redmond.
Theo cô, POWERleap là công nghệ sàn có thể chuyển đổi mỗi bước chân của chúng ta thành năng lượng có thể sử dụng được.
Red đã kêu gọi tất cả mọi người nên có trách nhiệm đối với xã hội. Đây là một dự án mang tính giải trí và ai cũng có thể tham gia. Hiện dự án vẫn đang tiếp tục phát triển và nhiều người đoán rằng không biết dự án có thêm nhạc phát ra mỗi khi có ai đó tham gia.
Lá quang điện Solar Ivy
[caption id="attachment_469" align="aligncenter" width="537"] Solar Ivy[/caption]
Solar Ivy là một hệ thống pin năng lượng đáng ngạc nhiên với bề mặt mỏng và tạo ra năng lượng bằng cách treo chúng dưới ánh sáng mặt trời hoặc những nơi có gió. Các tấm lá này có thể dễ dàng tích hợp tại các toà nhà để tạo ra năng lượng. Phát minh được tạo ra bởi SMIT ở Brooklyn.
Cấu tạo của nó một lớp polyetylen và một máy phát áp điện. Khi mặt trời chiếu vào hoặc gió thổi, năng lượng sẽ được tạo ra thông qua Solar Ivy.
Solar Ivy có kích thước 4 x 7 feet và có khả năng tạo ra 85 Watts mỗi khi có ánh nắng hoặc gió thổi. Ưu điểm của hệ thông này là có thể dễ dàng gắn trên tường thẳng đứng do có trọng lượng nhẹ.
Đặc biệt, những chiếc lá này không đón nguồn sáng từ 1 hướng. Ngược lại với cơ chế có thể di chuyển, chúng có thể đón ánh mặt trời từ nhiều hướng khác nhau. Ngoài ra, nó được thiết kế khá giống với những chiếc lá thật nên đem lại thẩm mỹ cao.
Hệ thống sưởi
[caption id="attachment_468" align="aligncenter" width="537"] Hệ thống sưởi[/caption]
Con người là những sinh vật khá nhạy cảm với nhiệt độ. Điều đó có nghĩa là là chúng ta sử dụng khá nhiều năng lượng vào hệ thống sưởi ấm và điều hoà mỗi năm. Nhưng hãy thử tưởng tượng có một hệ thống tích trữ không khí nóng của hè để sử dụng nó vào mùa đông. Nghe thật giống trong các bộ phim khoa học viễn tưởng phải không. Tuy nhiên, giấc mơ đó đã được biến thành hiện thực bởi một trường đại học ở Thuỵ Sĩ.
Thiết kế này được tạo ra bởi Gehrard Schmitt. Theo thiết kế này, các nguồn năng lượng dư thừa như sự toạ nhiệt của máy móc sẽ được bơm xuống lòng đất và trữ trong suốt mùa hè. Khi mùa đông đến, những khí nóng này sẽ đẩy ngược lại vào các toà nhà như một hệ thống sưởi ấm. Thiết kế này không chỉ đem lại nhiều lợi ích mà còn giúp giảm thiểu lượng carbon thải ra môi trường.
Hệ thống này đang được xây dựng ngay trong khuôn viên trường và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2020. Nếu xây dựng xong, khu vực này sẽ chỉ cần một lượng nhỏ điện truyền thống cho nhu cầu sưởi ấm và làm mát. Phần còn lại sẽ được cung cấp bởi hệ thống chuyển đổi của Schmitt.
source https://litteritcostsyou.org/cong-nghe-xanh-la-gi/