Thứ Tư, 20 tháng 2, 2019

Một chút hoài niệm cho ngôi nhà với những mẹo tái chế đơn giản

Bạn ưa chuộng phong cách vintage hay reto? Bạn muốn mang lại cảm giác ấm cúng, hoài niệm cho căn nhà của mình?

Nhưng bạn lại không có quá nhiều thời gian và dụng cụ?

Đừng lo, hãy để chúng tôi gợi ý cho bạn một số mẹo đơn giản mà cực kì tiện lợi với 7 ý tưởng dưới đây!

Chiếc bàn nhỏ nhắn cho một chiều thưởng trà từ Rulo gỗ

Những chiếc Rulo gỗ thừa từ các công tình xây dựng có thể được tận dụng một cách đầy khéo léo, chỉ cần dựng đứng lên, bạn đã có cho mình một chiếc bàn chắc chắn. Nếu có thể, hãy quét sơn lại cho chiếc bàn thêm mịn hoặc trang điểm thêm bình hoa nhỏ nhắn đậm chất vintage.

Chiếc thang cũ có thể làm được những gì?

Kết hợp với những mảnh gỗ tạo nên giá để đồ tiện lợi

Chỉ cần dựng thang lên, đặt các mảnh gỗ mỏng song song trên các thanh ngang của thang là bạn đã có một giá để đồ hình chữ A độc đáo.

Một giá sách đầy cổ kính thì sao?

Chẳng cần cầu kì gì nhiều, xoay ngang chiếc thang và gắn lên tường, chiếc thang đã được hô biến trở thành các ngăn giá sách tiện lợi mà ấn tượng.

Một chiếc vali cũ cũng có thể làm nên chuyện

Không gì là không thể nếu bạn đam mê sáng tạo

Gắn chiếc vali lên tường là bạn đã có chiếc tủ nhỏ xinh tuyệt vời. Nếu các ngăn trong chiếc vali của bạn không đủ cứng cáp, hãy chèn thêm các mảnh gỗ nhỏ vào trong để cố định chúng nhé!

Tặng cún yêu nhà bạn một chiếc đệm mới từ vali cũng phải ý tưởng tồi

Đặt một chiếc nệm nhỏ xinh vào vali cho cún yêu nằm, chẳng có gì khó khăn phải không nào? Còn muốn sáng tạo hơn nữa, hãy điểm tô cho chiếc vali những chiếc cờ đuôi nheo nhỏ xinh cho chiếc hộp thêm phần bắt mắt.

Nếu nhặt được củi khô, đừng vội vứt đi. Cùng xem những ý tưởng độc đáo từ cành khô này:

Khung tranh ấn tượng

Ai mà nghĩ được chỉ cần gắn các thanh củi lại với nhau là đã tạo nên một khung tranh có một không ai như thế này chứ.

Khách đến nhà sẽ không khỏi ngạc nhiên với chiếc giá để đồ này

Chiếc tủ nhỏ làm từ thang kia không đủ khiến bạn ấn tượng? Vậy chiếc kệ để đồ này thì sao? Chỉ với một cành cây khô được cố định chắc chắn, bạn đã có một chiếc giá tuyệt vời. Tuy nhiên, nhớ lựa chọn loại cây có gỗ không bị mục, giòn để chiếc tủ có giá trị sử dụng lâu dài nhé. Cũng đừng quên các cành cây phải cứng cáp một chút, đủ để giữ vững các đồ vật mà không bị gẫy nữa đấy!

Bạn cũng có thể làm nên những móc treo quần áo như thế này

Cách làm đơn giản: cưa các khúc gỗ bằng nhau và gắn lên kệ. Tuy nhiên, cần rất lưu ý về chất liệu của gỗ. Loại gỗ phải cứng cáp, bền mới có thể chịu được sức nặng của trang phục mà không bị gẫy. Thêm nữa, tốt nhất bạn nên lột sạch vỏ của gỗ để tránh các mảnh vụn của võ làm bẩn quần áo, nhà cửa của mình.

Chai thủy tinh thì sao?

Những khung ảnh thủy tinh này sẽ khiến bạn mê đắm

Những chiếc chai trong suốt được rửa sạch và gài vào các khung ảnh tươi tắn. Bạn có thể đặt ngược hoặc xuôi chiếc chai, miễn sao nó đủ chắc chắn và khiến bạn ưng ý.

Cũng không quá khó với ý tưởng này

Nếu bạn có một khoảng ban công nhỏ, một tán cây trước nhà mà chưa biết làm gì để điểm tô cho nó, hãy xem xét đến ý tưởng này. Chuẩn bị thêm chút dây thừng nhỏ chắc chắn, buộc chúng vào miện chai và treo lên cây là bạn đã có những chiếc chai trang trí độc lạ rồi. Tuy nhiên, cần rất lưu ý rằng: cần đo độ dài dây rất cẩn thận để tránh các chai khi bị gió thổi sẽ đập vào nhau hay đập vào cột, vào tường. Các mảnh vỡ sẽ rất nguy hiểm và tất nhiên, bạn không muốn “mua dây buộc mình” một chút nào!

Bạn sẽ hối hận vì từng vứt đi những quyển sách cũ khi thấy những gợi ý này

Một chiếc hộp đựng đồ nhỏ nhắn

Với một cuốn sách đủ dày và chiều rộng ngắn, hãy chia nó ra thành 5 phần bằng nhau, cố định lại theo hình các cánh hoa, vậy là bạn đã tạo ra chiếc hộp cho riêng mình. Để chiếc hộp được chắc chắn, hãy chọn hồ khô thay vì keo giấy, hồ luôn có khả năng bám dính tốt hơn và không làm ảnh hưởng đến chất lượng của giấy.

Một bộ sưu tập độc đáo

Khoét cuốn sách cũ theo một hình nhất định, đặt các cánh bướm ép khô hay bất kì đồ lưu niệm nào bạn sưu tập được, tất cả đã tạo nên một chiếc hộp đựng đồ đâhm chất vintage.

Làm chiếc kệ thế này chẳng phải quá đơn giản sao

Hẳn là chẳng phải nói gì nhiều, xếp chồng những cuốn sách lên nhau và bạn đã có cho mình một chiếc giá hay ho. Cũng đừng quá tham lam mà xếp thật nhiều sách, độ cao chênh vênh không an toàn và chắc chắn chút nào đâu.

Những que kem quen thuộc cũng trở nên hữu ích

Hộp bút độc đáo cho góc học tập xinh xắn

Để làm được chiếc hộp bút như thế này hẳn bạn phải rất tỉ mỉ và cẩn thận. Tuy nhiên thành quả rất xứng đáng phải không nào?

Chăm chỉ một chút sẽ tạo nên chiếc đèn ấm cúng như thế này

Một mức độ khó nhằn hơn chính là chiếc đèn đa diện này đây. Gợi ý cho bạn là hãy gắn các mặt hình tam giác trước. Sau khi đã gắn xong các mặt, xếp đều 5 hình tam giác đó trong một chiếc bát tròn và dùng keo nến để gắn chắc phần chỏm trước. Lần lượt như thế là bạn có thể hoàn thành, tuy nhiên vẫn phải rất cẩn thận và khéo léo nhé!

 

Với những nguyên liệu đơn giản và dễ kiếm này, chúc bạn có được một căn nhà đậm chất vintage như ý!

 



source https://litteritcostsyou.org/handmade/

Thứ Hai, 18 tháng 2, 2019

Một chút hoài niệm cho ngồi nhà với những mẹo tái chế đơn giản

Bạn ưa chuộng phong cách vintage hay reto? Bạn muốn mang lại cảm giác ấm cúng, hoài niệm cho căn nhà của mình?

Nhưng bạn lại không có quá nhiều thời gian và dụng cụ?

Đừng lo, hãy để chúng tôi gợi ý cho bạn một số mẹo đơn giản mà cực kì tiện lợi với 7 ý tưởng dưới đây!

 

  1. Chiếc bàn nhỏ nhắn cho một chiều thưởng trà từ cuộn dây đồng khoan
  2. Chiếc thang cũ có thể làm được những gì?
  1. Một chiếc vali cũ cũng có thể làm nên chuyện
  1. Nếu nhặt được củi khô, đừng vội vứt đi. Cùng xem những ý tưởng độc đáo từ cành khô này:
  1. Chai thủy tinh thì sao?

Những khung ảnh thủy tinh này sẽ khiến bạn mê đắm

Cũng không quá khó với ý tưởng này

  1. Bạn sẽ hối hận vì từng vứt đi những quyển sách cũ khi thấy những gợi ý này
  1. Những que kem quen thuộc cũng trở nên hữu ích

 

 



source https://litteritcostsyou.org/mot-chut-hoai-niem-cho-ngoi-nha-voi-nhung-meo-tai-che-don-gian/

7 ý tưởng tái chế rác bạn cần thử

Chất thải có ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường xung quanh chúng ta, đặc biệt là những chất khó phân huỷ. Việc tái chế rác là điều mà nhiều người thường xuyên nghĩ tới. Sau đây, chuyên mục Thủ thuật - Tái chế sẽ đưa ra 7 ý tưởng tái chế rác mà bạn cần thử.

https://youtu.be/v2hHYhkUywE

Tái chế rác thành hộp đựng bút

[caption id="attachment_396" align="aligncenter" width="1340"]Hộp đựng bút bằng bìa Hộp đựng bút bằng bìa[/caption]

Chuẩn bị

  • Bìa cứng
  • Hồ dán
  • Keo nến
  • Kéo
  • Giấy gói quà
  • Tạp chí
  • Sáp thơm phòng
  • Dây thun
  • Cúc

Thực hiện

  • Bước 1: Vẽ 2 hình tròn nhỏ bằng kích thước hộp sáp thơm trên bìa cứng. Sau đó dùng kéo cắt 2 hình tròn.
  • Bước 2: Vẽ hai hình tròn bằng kích thước 2 hình vừa cắt trên giấy gói quà. Dùng kéo cắt hinhg tròn to hơn hình vẽ ban đầu. Sau đó, dùng keo nến để gắn cố định bìa tròn và giấy bọc quà. Tiếp đó, gập phần còn thừa lại và cố định bằng hồ dán. Phần bìa hở dùng một hình tròn khác để che kín.
  • Bước 3: Cắt bìa bằng kích thước một cuốn tạp chí. Gắn giấy gói quà với bìa tương tự bước 2.
  • Bước 4: Dùng keo nến để gắn hai hình tròn ở 2 đầu tấm bìa vừa tạo ở bước 3.
  • Bước 5: Đục một lỗ ở 1 mép và luồn dây thun vào. Gắn cúc ở mép còn lại.

Vậy là chúng ta đã có một chiếc hộp đựng bút vô cùng xinh xắn rồi nè.

Lưu ý: Các bạn có thể thay thế chất liệu khác như vỏ chai nước, lõi giấy vệ sinh.

[caption id="attachment_403" align="aligncenter" width="2144"]Hộp bút bằng lõi giấy vệ sinh Hộp bút bằng lõi giấy vệ sinh[/caption]

[caption id="attachment_404" align="aligncenter" width="2094"]Hộp bút bằng vỏ chai nhựa Hộp bút bằng vỏ chai nhựa[/caption]

Vòng đeo tay

[caption id="attachment_398" align="aligncenter" width="1340"]Vòng tay Vòng tay[/caption]

Chuẩn bị

  • Vỏ chai cocacola nhựa
  • Dây xích trang trí
  • Kéo, kìm
  • Băng dính trang trí
  • Kìm bấm lỗ
  • Dao

Thực hiện

  • Bước 1: Cắt vỏ chai coca thành những vòng tròn có bề ngang khoảng 4-5 cm. Dùng kéo cắt bỏ một khoảng và bo tròn 2 đầu.
  • Bước 2: Dùng băng dính trang trí dán xung quanh vòng tròn vừa cắt. Sau đó dùng kìm bấm lỗ bấm 2 lỗ 2 đầu vòng tròn.
  • Bước 3: Dùng kìm để móc dây xích vào 2 đầu.

Bạn đã có những chiếc vòng đáng yêu lại sành điệu phải không nào.

» Các bạn có thể quan tâm: Bạn có thể làm gì với vỏ lon Cocacola? 5 thủ thuật tái chế vỏ lon Cocacola

Giá để bút và đồ văn phòng phẩm

[caption id="attachment_397" align="aligncenter" width="1340"]Giá để bút Giá để bút[/caption]

Chuẩn bị

  • Lõi băng dính to: 1
  • Lõi băng dính nhỏ: 4
  • Keo nến, hồ
  • Bìa màu
  • Bìa cứng
  • Màu nước

Thực hiện

  • Bước 1: Gắn 1 lõi băng dính to với 1 lõi băng dính nhỏ. Tiếp đó, lại gắn 2 lõi băng dính nhỏ với nhau. Vậy là chúng ta đã có 3 khối trụ có kích thước khác nhau.
  • Bước 2: Tạo các hình tròn bằng bìa cứng có kích thước bằng lõi băng dính. Sau đó dùng keo nến để gắn vào 1 đầu trụ.
  • Bước 3: Dùng bìa màu dán xung quanh các hình trụ mà chúng ta vừa tạo. Để giá để thêm sinh động, các bạn có thể vẽ các hình thù đáng yêu lên trên.
  • Bước 4: Dùng màu nước để tô màu cho phần lõi bên trong.
  • Bước 5: Dùng keo nến để gắn các khối trụ với nhau.

Vậy là chúng ta đã có giá để bút và đồ văn phòng phẩm. Thật dễ phải không nào.

Hộp đựng quà

[caption id="attachment_400" align="aligncenter" width="1340"]Hộp đựng quà Hộp đựng quà[/caption]

Chuẩn bị

  • Vỏ hộp colgate
  • Giấy bọc quà
  • Bìa màu
  • Dây nhám gai
  • Kéo, hồ dán, thước kẻ, bút, keo nến

Thực hiện

  • Bước 1: Cắt dọc theo một cạnh của hộp sau đó cắt các phần thừa. Chúng ta được một hình chữ nhật.
  • Bước 2: Ở các cạnh dài, đánh dấu các mốc 7.5 cm và 15cm. Sau đó kẻ nối 2 đầu với nhau. Tương tự, ở cạnh ngang cũng đánh dấu các mốc 6 cm và 12 cm rồi kẻ nối với nhau.
  • Bước 3: Loại 4 hình chữ nhật nhỏ ở 4 góc mà ta vừa vẽ.
  • Bước 4: Dùng mũi kéo để tạo nếp gấp trên tấm bìa.
  • Bước 5: Cắt vát ở 1 đầu làm nắp hộp
  • Bước 6: Dùng giấy bọc quà bọc 1 mặt lại. Mặt còn lại dán bìa màu lên.
  • Bước 7: Dùng hồ dán để gắn các mặt lại với nhau
  • Bước 8: Cắt một miếng dây nhám gai cho vừa khuôn hộp và gắn vào nắp hộp bằng keo nến. Bạn có thể đính một chiếc nơ bên ngoài cho xinh nhé.

Hộp đựng trang sức

[caption id="attachment_399" align="aligncenter" width="1340"]Hộp đựng trang sức Hộp đựng trang sức[/caption]

Chuẩn bị

  • Bìa cứng kích thước 11.4'' x 5.5'': 2
  • Bìa cứng kích thước 11.4'' x 2.2'': 1
  • Bìa cứng kích thước 8'' x 6.7'': 3
  • Bìa cứng kích thước 6.5'' x 1.5'': 1
  • Băng dính vàng
  • GIấy bọc quà
  • Bìa màu
  • Dây nhám gai
  • Hồ dán, keo nến, kéo

Thực hiện

  • Bước 1: Dùng băng dính vàng để dán các tấm bìa với nhau. Lưu ý, giữa các tấm bìa có một khoảng trống khoảng 1cm
  • Bước 2: Dùng giấy bọc quà dán ở 1 mặt. Mặt còn lại dán bìa màu.
  • Bước 3: Cắt 4 góc của tấm bìa 8'' x 6.7''. Chúng ta có một hình chữ thập. Dùng kéo để tạo các nếp gấp trên tấm bìa. Sau đó lại dán giấy bọc quà ở 1 mặt. Tiếp đó gắn các cạnh với nhau tạo thành hình hộp chữ nhật. Làm tương tự với các tấm bìa còn lại. Gắn các hình chữ nhật này lại với nhau bằng keo nến.
  • Bước 4: Dùng giấy bọc quà bọc xung quanh tấm bìa 6.5'' x 1.5''. Sau đó gắn nó ở 1 cạnh của tấm bìa ở bước 1.
  • Bước 5: Gắn dây nhám gai ở đầu còn lại của tấm bìa 6.5'' x 1.5''
  • Bước 6: Gắn 3 hộp chữ nhật vào bên trong tấm bìa to.
  • Bước 7: Cùng chiêm ngưỡng thành quả

Lót cốc donut

[caption id="attachment_401" align="aligncenter" width="1224"]Lót cốc donut Lót cốc donut[/caption]

Chuẩn bị

  • CD hỏng
  • Màu nước

Thực hiện

  • Bước 1: Tô màu nâu lên trên các CD bạn đã chuẩn bị. Đợi màu khô thì tô một màu khác lên trên. Lưu ý, nhớ để chừa 1 khoảng màu nâu cho giống chiếc bánh donut nhé.
  • Bước 2: Trang trí tuỳ thích như vẽ các chấm nhiều màu...
  • Bước 3: Thưởng thức "donut" lót cốc

Chậu hoa giả

[caption id="attachment_402" align="aligncenter" width="1340"]Chậu cây Chậu cây[/caption]

Chuẩn bị

  • Tạp chí
  • Que nhỏ
  • Keo nến, hồ dán, kéo

Thực hiện

  • Bước 1: Xé rời các trang tạp chí. Sau đó tiếp tục cắt đôi các tờ tạp chí vừa cắt
  • Bước 2: Đặt que nhỏ ở 1 mép và vê tròn các tờ vừa cắt lại. Cố định lại bằng hồ dán.
  • Bước 4: Cắt các tờ tạp chí vừa vê lại với 3 kích thước khác nhau. Cụ thể, 15 que dài 6.5 in để làm đáy. Các cạnh còn lại có kích thước 4 in và 6.5 in.
  • Bước 5: Dùng keo nến để gắn các que với nhau.

 



source https://litteritcostsyou.org/7-y-tuong-tai-che-rac-ban-can-thu/

Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2019

Luật Bảo vệ môi trường – Những điểm sáng trong công tác quản lý

Luật Bảo vệ môi trường luôn không ngừng được kiến nghị sửa đổi nhằm giải quyết những nhức nhối trong thực trạng môi trường ở nước ta hiện nay. Sự thật là các điều luật được đưa ra chưa thể xử lý ổn thỏa cũng như giải quyết triệt để những vấn đề đặt ra, tuy nhiên, nhìn vào những đổi mới, có thể thấy được các điểm sáng thể hiện sự quan tâm, nỗ lực của nhà nước đối với mục tiêu chung.

[caption id="attachment_389" align="aligncenter" width="1340"]Luật bảo vệ môi trường Luật bảo vệ môi trường[/caption]

Luật sửa đổi Luật bảo vệ môi trường ban hành tháng 6 năm 2014 đã nhấn mạnh vai trò của tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công cuộc chống ô nhiễm và giảm suy thoái môi trường. Trong đó, các vấn đề như xử lý rác thải, tăng diện tích cây xanh, đánh giá và xử phạt các hoạt động môi trường,... đều được triệt để quan tâm và chỉ ra rõ ràng.

Cùng nhìn lại cụ thể những đổi mới trong bộ luật:

Lập báo cáo đánh giá các tác động đến môi trường

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường ĐTM là việc phân tích, dự báo các tác động của dự án đầu tư đến môi trường để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi đưa dự án vào hoạt động. Việc lập Báo cáo này là phương pháp tối ưu khiến các doanh nghiệp, tổ chức ý thức rõ hơn về hành vi, tác động của mình đối với môi trường đồng thời là cơ sở để các cơ quan chức năng đánh giá, kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức đó. Từ những báo cáo đánh giá đưa ra, cả nhà chức trách và doanh nghiệp đều phải cùng ngồi lại, đề ra những giải pháp, phương án phù hợp để chữa đúng bệnh, trị đúng tội.

Theo quy định tại Điều 18 Luật Bảo vệ môi trường 2014, 03 nhóm đối tượng sau phải thực hiện đánh giá tác động môi trường:

  • Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Chính phủ, Quốc hội, Thủ tướng
  • Dự án có sử dụng đất của khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn thiên nhiên, khu di tích lịch sử - văn hóa, khu di sản thế giới, vườn quốc gia, khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng;
  • Dự án tiềm ản nguy cơ tác động xấu đến môi trường

Quy trình lập báo cáo đánh giá tác động đến môi trường cũng được đề ra rõ ràng với 13 công đoạn từ khảo sát điều kiện địa lý, địa chất, khí tượng thủy văn đến lập hội đồng thẩm định, phê duyệt các báo cáo. Thời gian thẩm định, phê duyệt kéo dài từ 15 đến 45 ngày cho thấy sự nghiêm túc, kĩ lưỡng trong quá trình làm việc của các bên liên quan.

Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn tồn tại những mặt tối chưa được công khai mà các nhà chức trách cũng khó có thể kiểm định. Chỉ khi những vụ bê bối được phanh phui, phản ánh thực chất bởi người dân, doanh nghiệp mới lên tiếng bao biện cho hành động của mình. Xét về những mặt hạn chế này, những đề nghị cải cách đã được đưa ra trong đó báo cáo đánh giá tác động đến môi trường không chỉ được gửi đi từ một phía của doanh nghiệp, tổ chức mà còn cần đến sự xác nhận, phản ánh khách quan của người dân địa phương, các bên liên quan chịu ảnh hưởng.

Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ

Bộ Luật Chương VII bổ sung điều luật về bảo vệ môi trường trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.

So với các điều luật gần đây, bộ Luật đã làm rõ những điều khoản về bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp, đặc khu kinh tế, các khu xuất khẩu, công nghệ cao và khu kinh doanh hàng hóa dịch vụ tập trung. Vai trò của doanh nghiệp trong việc quản lý hoạt động bảo vệ môi trường và tổ chức các hoạt động môi trường ở những vùng này đều được chỉ rõ trong bộ luật.

Luật Bảo vệ môi trường 2014 quy định rõ điều kiện để cá nhân, tổ chức được phép nhập khẩu phế liệu. Theo đó, điểm a Khoản 3 Điều 76 quy định cá nhân, tổ chức chỉ được nhập khẩu phế liệu để làm nguyên liệu sản xuất.

Cụ thể, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu phải đảm bảo:

  • Phế liệu nhập khẩu thuộc 36 loại phế liệu được liệt kê tại Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu do Thủ tướng quy định tại Quyết định 73/2014/QĐ-TTg;
  • Xử lý tạp chất đi kèm phế liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; không được cho, bán tạp chất đi kèm phế liệu;
  • Phải tái xuất phế liệu không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường; trường hợp không tái xuất được thì phải xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải;
  • Thực hiện ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu theo quy định của Chính phủ.

Từ ngày 01/10/2018, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu không cấp phép nhập khẩu phế liệu qua đường bộ. Trước đó, Thông báo 281/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ ngày 07/08/2018 cũng khẳng định sẽ rà soát lại Giấy phép nhập khẩu phế liệu của các đơn vị.

Xử lý rác thải, phế liệu

Theo bộ Luật, rác thải phải được xử lý với đủ công đoạn bao gồm: điện phân, nghiền, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái sản xuất và phân hủy.

Chủ thể của sản xuất, doanh nghiệp và các bên phát hành dịch vụ đều phải thu hồi và xử lý phế liệu do mình tạo ra. Các bên chức trách về môi trường cần tạo điều kiện thuận lợi cho những đội ngũ này tổ chức thu gom và xử lý rác thải. Người dân cũng cần vứt rác đúng nơi theo quy định để thuận tiện cho quá trình thu gom và xử lý.

Bên cạnh đó, bộ Luật bổ sung điều khoản đối với các rác thải độc hại. Rác thải có chứa chất gây hại phải được đưa vào nhà máy xử lý rác thải chuyên biệt. Theo điều 90, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề ra các quy định về xử lý chất thải gây hại. Bộ luật cũng quy định rõ các đối tượng phải được cấp phép mới được xử lý những rác thải nguy hại.

[caption id="attachment_388" align="aligncenter" width="1264"]Rác thải nguy hại Rác thải nguy hại[/caption]

Theo đó, chủ nguồn thải chất thải nguy hại (CTNH) phải lập hồ sơ về CTNH và đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh. Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện và có giấy phép mới được xử lý CTNH quy định tại Mục 2 Luật Bảo vệ môi trường 2014.

Tuy nhiên, thực tế vẫn còn tồn tại nhiều nhức nhối. Mùi hôi thối bốc ra từ bãi xử lý rác thải ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân quanh khu vực là một dấu hiệu cảnh tỉnh nước ta trong vấn đề xử lý rác thải. Chôn lấp là phương pháp xử lý rác thải kém hiệu quả nhất, khi so với các công nghệ và quy trình tiên tiến của Thuỵ Điển, Áo, Bỉ hoặc Nhật. Theo dòng lịch sử, chôn lấp là phương pháp xử lý rác thải rắn đầu tiên và cổ xưa nhất của loài người, được áp dụng từ năm 320 trước công nguyên. Tồn tại cả nghìn năm, việc chôn lấp rác thải được coi là hạ sách, khi nó rất lạc hậu và kém hiệu hiệu quả. Bắt kịp công nghệ tiên tiến là điều còn xa, tuy nhiên chúng ta có khả năng cải thiện và làm tốt hơn hiện tại, minh chứng là sự ra đời của hàng loại các nhà máy xử lý thủy phân, nhiệt phân.

Cần thấy rằng, điểm chung của những quốc gia xử lý rác thải hiệu quả là đến từ ý thức phân loại rác và đổ rác đúng nơi quy định của người dân. Tiếp đến là ý thức của doanh nghiệp, tổ chức đối với môi trường. Chỉ khi họ bằng lòng đầu tư vì môi trường, sẵn sàng đóng góp cho xã hội, câu chuyện xử lý rác thải mới không còn luẩn quẩn trong vòng xoay “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”.

Cây xanh cần chiếm tối thiểu 10% tổng diện tích cụm công nghiệp

Khi công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng phát triển, càng nhiều khu công nghiệp nhà máy ra đời. Trong quá trình hoạt động, các khu công nghiệp nhà máy đã sản sinh ra một nguồn chất thải, khí thải, nước thải, khói bụi … “dồi dào” gửi gắm vào môi trường sống. Những chất thải này là nguyên nhân chính dẫn tới sự biến đổi khí hậu toàn cầu như hiện nay. 

Chính vì vậy, việc trồng cây xanh trong khu công nghiệp, nhà máy càng được quan tâm và đẩy mạnh. Nó không chỉ giúp cải tạo cảnh quan thiên nhiên mà còn giảm thiểu tối đa những hệ lụy mà công nghiệp hóa, hiện đại hóa mang lại như: làm sạch môi trường, giảm khí độc hại, giảm hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu do nhiệt độ tăng,... Những loại cây được gợi ý cho các khu công nghiệp, nhà máy hiện nay bao gồm: cây dầu rái, bàng Đài Loan, giáng hương, sao đen,...

[caption id="attachment_390" align="aligncenter" width="682"]Bảo vệ môi trường khu công nghiệp Bảo vệ môi trường khu công nghiệp[/caption]

Bảo vệ môi trường khu công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung là nội dung được quy định tại Điều 67 Luật Bảo vệ môi trường 2014. Cụ thể hóa những nội dung trên, Thông tư  31/2016/TT-BTNMT quy định trách nhiệm của chủ đầu tư:

  • Không được mở rộng cụm công nghiệp, tiếp nhận thêm dự án đầu tư vào cụm công nghiệp nếu cụm công nghiệp chưa có công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường;
  • Nộp phí bảo vệ môi trường đầy đủ;
  • Bố trí ít nhất 01 cán bộ trình độ đại học trở lên đúng chuyên ngành phụ trách bảo vệ môi trường;
  • Ngoài ra, cụm công nghiệp còn phải đáp ứng các điều kiện khác về cảnh quan, hạ tầng thiết bị:
  • Diện tích cây xanh tối thiểu chiếm 10% tổng diện tích;
  • Trang bị đồng hồ đo lưu lượng nước, công tơ điện tử độc lập; điểm xả thải có biển báo; sàn công tác có diện tích tối thiểu 01 m2, lối đi thuận tiện;
  • Lưu lượng nước thải của hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung từ 1.000 m3/ngày, đêm trở lên phải lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục...

Kéo dài thời hiệu khởi kiện trong lĩnh vực môi trường

Trước khi Luật Bảo vệ môi trường 2014 ra đời, nguyên tắc tính thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp về môi trường được áp dụng theo Bộ luật Dân sự 2005. Trong đó đã chỉ rõ: “Kể từ ngày lợi ích hợp pháp và quyền lợi của pháp nhân, cá nhân, các chủ thể khác bị xâm hại, thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 02 năm”.

Nhận thấy cách tính này không phù hợp với đặc thù xuất hiện muộn của hậu quả ô nhiễm môi trường có thể lên đến hàng chục năm sau, Khoản 3 Điều 162 Luật Bảo vệ môi trường 2014 đã quy định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện là kể từ khi nạn nhân phát hiện ra thiệt hại của mình do hành vi vi phạm pháp luật môi trường của tổ chức, cá nhân khác.

Cụ thể, người bị thiệt hại sau khi nhận biết hậu quả của hành vi vi phạm tác động đến mình có thời hạn 03 năm để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc, đòi bồi thường thiệt hại, điều này được quy định tại Điều 588 Bộ luật Dân sự 2015.

Trong Luật bổ sung Luật bảo vệ môi trường, những điều khoản đã được bổ sung và quy định rõ ràng hơn nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, với sự phát triển như vũ bão của công nghiệp, còn rất nhiều vấn đề đặt ra đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân, những kiến nghị sửa đổi không ngừng được đề ra trong bối cảnh hiện nay. Điều chúng ta chờ đợi là ở một bộ luật mới đầy đủ hơn, tiến bộ hơn cũng như ý thức tự giác đối với từng cá nhân, tổ chức để đạt được hiệu quả trong công cuộc bảo vệ môi trường chung.

 

 



source https://litteritcostsyou.org/luat-bao-ve-moi-truong/

Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2019

Bạn có thể làm gì với vỏ lon Cocacola? 5 thủ thuật tái chế vỏ lon Cocacola

Cocacola là một loại nước uống khá phổ biến trên thế giới hiện nay. Nhiều người uống xong thường ném ngay chúng vào trong thùng rác mà không hề biết công dụng mà vỏ lon đem lại. Dưới đây là 5 thủ thuật tái chế vỏ lon Cocacola mà bạn có thể thử. Cùng theo dõi nhé!

https://youtu.be/tItMMd8lim4

Thủ thuật tái chế vỏ lon Cocacola thành đèn lồng

[caption id="attachment_379" align="aligncenter" width="1066"]Đèn lồng Đèn lồng[/caption]

Đèn lồng không quá xa lạ với chúng ta đúng không nào. Bạn có thể dễ dàng tái chế vỏ lon Cocacola thành một chiếc đèn lồng xinh xắn chỉ trong vài phút mà thôi. Cùng tìm hiểu nhé!

Chuẩn bị:

  • Vỏ lon Cocacola
  • Băng dính đen
  • Thước kẻ
  • Bút dạ
  • Dao dọc giấy
  • Đá mài
  • Nến
  • Dùi
  • Dây thép

Thực hiện:

  • Bước 1: Dùng băng dính đen băng kín hai đầu lon Cocacola.
  • Bước 2: Lấy thước kẻ đặt dọc thân vỏ lon và kẻ các đường kẻ cách nhau 1cm.
  • Bước 3: Sử dụng dao dọc giấy cắt theo các đường các bạn vừa mới kẻ.
  • Bước 4: Sau khi đã cắt xong, các bạn dùng đá mài để loại bỏ nắp trên của lon Coca.
  • Bước 5: Bóc bỏ 2 đầu băng dính đen.
  • Bước 6: Dùng tay nắn sao cho vỏ lon phồng lên dạng đèn lồng.
  • Bước 7: Dùng dùi đục lỗ nhỏ ở nắp trên sau đó dùng dây thép tạo quay xách/treo.
  • Bước 8: Thêm một cây nến nhỏ để ở đáy.

Vậy là bạn đã có một chiếc đèn lồng xinh xắn phải không nè.

Chế vỏ lon Cocacola thành đèn cồn

[caption id="attachment_375" align="aligncenter" width="1340"]Đèn cồn Đèn cồn[/caption]

Chẳng may nhà mất điện mà tìm hoài không có đèn pin hay nến thì khá khó chịu phải không nào. Chiếc đèn cồn nhỏ xinh dưới đây sẽ là cứu cánh cho bạn.

Chuẩn bị:

  • Vỏ lon Cocacola: 2 lon
  • Đinh tán
  • Búa
  • Dao dọc giấy
  • Kéo
  • Cồn
  • Bật lửa/ khò
  • Bông

Thực hiện:

  • Bước 1: Dùng búa và đinh tán tạo các lỗ nhỏ dưới đáy một vỏ lon coca. Cụ thể, 1 lỗ ở chính giữa và các lỗ nhỏ khác xung quanh.
  • Bước 2: Chia lon thành 3 phần và lấy 1/3 phần đáy lon. Dùng dao dọc giấy để cắt và kéo để sửa lại mép cắt cho đẹp.
  • Bước 3: Ở nửa có đục lỗ cắt một đường dọc theo thân vỏ.
  • Bước 4: Cho bông vào nửa không đục lỗ. Sau đó, lồng 2 nửa với nhau tạo thành khối trụ
  • Bước 5: Đổ cồn vào và châm lửa

Bạn đã có một chiếc đèn cồn cứu cánh lúc khẩn cấp rồi đó. Ngại gì không thử luôn nhỉ

Giá để nến thơm

[caption id="attachment_376" align="aligncenter" width="1340"]Đế để nến thơm Đế để nến thơm[/caption]

Chuẩn bị:

  • Vỏ lon coca
  • Dao dọc giấy
  • Kéo
  • Nến thơm

Thực hiện:

  • Bước 1: Cắt đôi vỏ lon và lấy phần đáy lon
  • Bước 2: Cắt lon thành dạng tua rua
  • Bước 3: Đan các tua rua xen kẽ nhau tạo thành hình cánh hoa. Cố định đoạn đan bằng cách gấp mép lại.
  • Bước 4: Đặt nến thơm ở chính giữa và sử dụng thôi nào

» Các bạn có thể quan tâm: [Toàn Tập]Hướng dẫn Dọn rác máy tính Win 10

'Máy' nổ bỏng ngô

[caption id="attachment_377" align="aligncenter" width="1340"]'Máy' nổ bỏng ngô 'Máy' nổ bỏng ngô[/caption]

Chuẩn bị:

  • Lon coca: 2
  • Dao dọc giấy
  • Kéo
  • Bút dạ
  • Thước kẻ
  • Bỏng ngô
  • Nến
  • Đá mài

Thực hiện:

  • Bước 1: Lấy 1/3 nửa trên của lon 1. Dùng kéo cắt hai bên sao cho tạo thành một cái giá đỡ 2 chân. Sau đó dùng đá mài để loại bỏ phần nắp lon.
  • Bước 2: Tại lon 2, vẽ một hình chữ nhật trên thân lon. Dùng dao dọc giấy để cắt theo các đường đã vẽ, trong đó cạnh trên cùng không cắt đứt hẳn.
  • Bước 3: Ở dưới giá đỡ vừa làm ở bước 1 để một cây nến. Đặt lon 2 lên trên giá đỡ.
  • Bước 4: Cho ngô và bơ vào lon 2. Châm nến và từ từ thưởng thức bắp rang bơ thôi nào.

Làm khuôn làm bánh

[caption id="attachment_378" align="aligncenter" width="1340"]Khuôn làm bánh Khuôn làm bánh[/caption]

Chuẩn bị:

  • Vỏ lon coca
  • Dao dọc giấy
  • Kéo

Thực hiện:

  • Bước 1: Dùng dao và kéo cắt vỏ lon thành những vòng tròn có bề ngang khoảng 1 - 1.5 cm.
  • Bước 2: Dùng tay để tạo các hình khuôn mà bạn mong muốn
  • Bước 3: Bắt tay vào làm bánh thôi nào.

Trên đây là 5 thủ thuật tái chế vỏ lon Cocacola. Rất dễ thực hiện phải không nào? Còn ngần ngại gì nữa mà không bắt tay vào làm thôi.



source https://litteritcostsyou.org/thu-thuat-tai-che-vo-lon-cocacola/

Thứ Năm, 7 tháng 2, 2019

Dọn rác máy tính Win 10 – Vấn đề không của riêng ai

Đầy ổ cứng là vấn đề không của riêng ai và tất nhiên ai cũng khó chịu khi máy đầy bộ nhớ không thể cài những thứ mình thích. Đôi khi, chúng ta đã dọn dẹp file rồi nhưng bộ nhớ cũng trống không được bao nhiêu. Bài viết của chuyên mục Thủ thuật - Tái chế hôm nay sẽ giúp các bạn  dọn rác máy tính Win 10.

Dọn rác máy tính Win 10 bằng cách xoá thư mục Window cũ

[caption id="attachment_359" align="aligncenter" width="728"]Xoá Window cũ Xoá Window cũ[/caption]

Windows.old là thư mục mà máy tự động sao lưu khi bạn thực hiện thao tác nâng cấp Win 7 hoặc 8 lên Win 10. Trong thư mục này sẽ chứa các dữ liệu quan trọng phòng trường hợp Win 10 xảy ra lỗi thì bạn có thể dễ dàng quay đầu lại hệ điều hành cũ.

Windows.old là thư mục có thể có dung lượng lên đến nhiều GB. Một số máy còn có thể lưu dung lượng này đến 15 GB.

Suy nghĩ của chúng ta khá đơn giản, chỉ cần delete folder là xong. Tuy nhiên, ý nghĩ này hoàn toàn sai lầm. Việc này có xoá file nhưng file không được dọn dẹp sạch sẽ. Muốn xoá sạch các bạn cần làm các bước sau:

  • Vào file Explorer hoặc This PC. Sau đó chọn ổ chứa hệ điều hành (thường là ổ C)
  • Click chuột phải chọn Properties > tab General > nút Disk Cleanup
  • Tại cửa sổ mới hiện ra, click vào "Clean up system files"
  • Tiếp đó click vào "Previous Windows Installation(s)" để xoá tệp WIndows.old
  • Sau đó nhấn OK và đợi disk cleanup hoàn tất là xong.

Lưu một khi đã xoá Windows.old, bạn sẽ không thể roll back lại Win 7 hay 8 nữa. Trừ phi, bạn cài lại mới hoàn toàn chiếc máy của bạn. Vì vậy, trước khi làm thao tác xoá Windows.old, hãy suy nghĩ thật kỹ. Nếu không luyến tiếc gì Win cũ nữa thì cứ mạnh dọn máy để xài cho sướng.

Dọn rác Win 10 bằng cách xoá các file tạm trong mục Temp

[caption id="attachment_360" align="aligncenter" width="918"]Xoá File tạm Xoá File tạm[/caption]

Theo Litter, It costs you tìm hiểu, những file tạm này có thể chiếm nhiều chục GB. Trong nhiều trường hợp, file tạm có thể lên tới 17 GB. Nghĩa là bạn có thể lưu một đống tài liệu hoặc hình ảnh mới với dung lượng đó. Những file tạm này bao gồm cả mục Download và bạn có thể giữ lại hay xoá mục này tuỳ thích. Còn các file rác thì bạn nên dọn sạch đi chứ không cần để lại cho chật máy.

Để dọn rác Win 10, cụ thể là các file tạm bạn thực hiện các file sau:

  • Settings > System > Storage
  • Click vào This PC hoặc vùng mà bạn muốn quét
  • Click vào mục "Temporary files"
  • Một cửa sổ mới sẽ hiện ra với 3 mục:
    • Temporary files: nên xoá
    • Download: mở nhanh và xoá những file không cần xài nữa
    • Recycle bin: Nên xoá. Bởi đây là một thư mục chứa những file bạn đã xoá. Cơ chế hoạt động của nó là các file xoá sẽ được lưu trong 30 ngày để bạn có thể khôi phục nó. Nếu bạn chắc chắn thư mục này chứa những thứ bạn không cần nữa thì hãy xoá ngay lập tức để giải phóng dung lượng cho máy nhé.

Scan nhanh việc sử dụng ổ cứng của máy tính

Trước đây, việc tìm file để xoá khá khó khăn do các bạn thường lồng một đống folder vào nhau. Chưa kể đến việc Windows Explorer thường không báo dung lượng các folder lớn. Vì vậy, bạn thường bỏ sót những thứ đáng ra cần phải xoá.

Được cái là trên Win 10 có tích hợp công cụ quét ổ cứng. Vì vậy, bạn không cần phải cài thêm bất cứ phần mềm nào là có thể dễ dàng xoá những file chiếm lượng lớn dung lượng của bạn.

  • Để sử dụng tính năng này, các bạn thực hiện các bước sau:
  • Settings > System > Storage
  • Chọn This PC hoặc vùng muốn quét
  • Một bảng báo cáo sẽ xuất hiện và cho bạn biết game hoặc app nào đang chiếm phần lớn dung lượng của bạn. Công cụ này cũng có thể cho bạn biết dung lượng của folder chính như Desktop hay Temporary file.
  • Chọn folder hay thư mục muốn xoá. Bạn được dẫn tới thư mục cần xoá ngay lập tức.

Đặc biệt, đừng quên thư mục Others. Đây là nơi chứa các file hoặc folder không thuộc các thư mục trên. Trong thư mục này sẽ chứa những file mà bạn có thể quên không xoá hoặc đã từng lưu trong này.

Tất nhiên, công cụ này chỉ đưa cho bạn một báo cáo cơ bản. Nếu muốn chi tiết hơn, các bạn nên xài phần mềm dọn rác cho Win 10.

Tắt hibernate nếu không dùng tới

Hiện nay, có khá nhiều máy có chức năng sleep ngon lành. Chỉ cần gập máy xuống là máy sẽ trong tình trạng và wake up chỉ sau mấy giây khi mở màn hình lên. Vì vậy cế độ hibernate là hoàn toàn không cần thiết. Nếu tắt chế độ này sẽ giúp bạn giải phóng được 4-8GB dung lượng cho máy. Bởi lẽ, thực chất đây là dung lượng do hibernate tạo ra và lưu trên ổ cứng. Mỗi khi sử dụng chế này, khi bạn khởi động máy thì hệ thống sẽ tự động khôi phục lại hệ thống theo tình trạng trước khi hibernate. Tắt hibernate thì file tạm cũng xoá theo luôn.

Đẻ tắt hibernate trên Win 10, bạn ấn tổ hợp Windows + R và nhập chữ "cmd" rồi nhấn Enter. Cửa sổ lệnh sẽ xuất hiện và bạn nhập lệnh "powercfg -h off" rồi ấn Enter là xong.

Sync file lên đám mây rồi xoá trên máy

Cách này tương tự việc bạn dùng OneDrive, Dropbox, Box hay Google Drive. Về cơ bản, bạn sẽ chuyển file lên thư mục trên đám mây. Sau đó, bạn hãy bỏ chọn đồng bộ thư mục là máy tính của bạn nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Các hãng gọi chức năng này là Selective Sync.

Trong trường hợp không muốn sync dữ liệu trên đám mây thì bạn có thể tải file lên mạng sau đó xoá bản trên máy đi. Dung lượng bộ nhớ của bạn cũng sẽ được giải phóng khá nhiều theo cách này.

Gỡ các tính năng bổ sung của Window

[caption id="attachment_361" align="aligncenter" width="834"]Gỡ bỏ tính năng bổ sung Gỡ bỏ tính năng bổ sung[/caption]

Gỡ game hoặc app trên máy tính thì chắc hẳn các anh em đều biết cách làm. Nhưng liệu có bao nhiêu người biết cách gỡ các tính năng bổ sung của Window? Những tính năng này có thể là công cụ đồ hoạ, gói ngôn ngữ... Để kiểm tra máy tính đang sử dụng tính năng bổ sung nào, các bạn làm các bước sau:

  • Settings > App & Games > Manage optional feature
  • Xem những thứ không thích hay không xài nữa thì gỡ ra

Lưu ý: những gói ngôn ngữ chúng ta không thường dùng. Vì vậy đây là ưu tiên hàng đầu để giải phóng bộ nhớ.

Chỉnh lại cơ chế sao lưu của File History

[caption id="attachment_363" align="aligncenter" width="957"]Chỉnh lại File History Chỉnh lại File History[/caption]

FIle History là một hệ thống sao lưu tự động các folder và file trên máy. Thậm chí, nó còn cho phép các bạn quay lại các phiên bản cũ khi các bạn chẳng may xoá hoặc sửa nhầm. Tuy nhiên, khi bạn để chế độ mặc định thì cường độ back up sẽ rất lớn. Điều này khiến dung lượng của bạn đầy lên nhanh chóng. Vì vậy, các bạn cần phải tinh chỉnh lại chế độ của File History để việc sử dụng bộ nhớ hiệu quả hơn.

Các bạn thực hiện các bước sau:

Control Panel > File History

Click vào nút "Advanced settings"

Ở dòng "Save copies of files", các bạn chỉnh lại các thời điểm sao lưu là mỗi 3 hoặc 6 giờ tùy vào nhu cầu. Bạn có thể chọn sao lưu vào cuối ngày cũng được.

Ở dòng "Keep saved version", bạn có thể chọn thời gian muốn lưu bản backup. Ví dụ, nếu bạn để 1 tháng thì sau 1 tháng bản backup sẽ được xoá đi và tạo bản mới. Trong trường hợp bạn để forever thì bản backup sẽ được lưu mãi và khá là ngốn bộ dung lượng của bạn. Vì vậy, bạn nên chỉnh lại chế độ này để hợp lý hơn.

Click "Save changes" để lưu các thay đổi.

Lưu ý, nếu cần File History để liên tục quay lại backup thì bạn cứ để nguyên như cũ. Công việc là trên hết phải không nào. Chỉ khi nào thỉnh thoảng mới cần đến File History thì backup mỗi ngày cũng đủ rồi.

Chỉnh dung lượng lưu trữ System Restore

[caption id="attachment_362" align="aligncenter" width="957"]Chỉnh lại System Restore Chỉnh lại System Restore[/caption]

System Restore là chức năng khá tiện lợi giúp khôi phục máy tính. Nếu tắt chức năng này đi thì sẽ tiết kiệm được khá nhiều dung lượng cho ổ cứng. Tuy nhiên, cá nhân mình ngĩ rằng mọi người không nên tắt vì nếu mở thì chẳng may máy lỗi thì còn có cái để mà quay lại. Nếu tắt chức năng này đi, muốn quay lại thì khá phiền phức. Thậm chí các bạn còn phải cài lại Win vì không khôi phục được.

Mình khuyên các bạn chỉ nên chỉnh dung lượng System Restore sao cho hợp lý, phù hợp với thực tế. Ví dụ nếu ổ cứng của bạn 500GB, hãy mạnh dạn cho hệ thống System Restore 5GB để chứa dữ liệu. Còn nếu chỉ có 32GB hay 64GB thì bạn chỉ nên để 1-2GB cho System Restore mà thôi.

Để chỉnh dung lượng hệ thống này, các bạn thực hiện các bước sau:

  • Settings > System > Storage
  • Click This PC (C) hoặc vùng muốn quét
  • Chọn System & reserved > Manage system restore
  • Khi cửa sổ hiện ra, chọn Configure như trong hình
  • Sau đó kéo thanh trượt để thiết lập dung lượng cho hệ thống System Restore
  • Sau khi hoàn tất, nhấn OK

Sử dụng phần mềm dọn rác Win 10

CCleaner

[caption id="attachment_357" align="aligncenter" width="295"]Phần mềm dọn rác Win 10 CCleaner Phần mềm dọn rác Win 10 CCleaner[/caption]

Hỗ trợ hệ điều hành: Mac OS/ Window

CCleaner giúp xử lý các file dữ liệu, phần mềm cài đặt không cần thiết. Nhờ CCleaner mà máy tính có thể vận hành nhanh chóng, êm ái, mượt mà hơn.

Một số tính năng mới của CCleaner trên Window là cải thiện khả năng dọn dẹp session trên Firefox, lịch sử download, điều hướng bàn phím...

Ưu điểm:

  • Dọn chuyên sâu
  • Dọn nhanh và không tốn thời gian
  • Có bản Portable

Nhược điểm:

  • Không có hướng dẫn cho từng chức năng khiến người mới sử dụng khó khăn hơn.
  • Tính năng Registry có thể gây hại cho máy

Glary Utilities

[caption id="attachment_355" align="aligncenter" width="500"]Phần mềm dọn rác Win 10 Glary Utilities Phần mềm dọn rác Win 10 Glary Utilities[/caption]

Hệ điều hành hỗ trợ: Window

Glary Utilities là phần mềm giúp làm sạch và sửa chữa ổ đĩa. Ngoài ra còn giúp tăng tốc, bảo vệ và tối ưu hoá ổ đĩa máy tính. Phần mềm này còn có khả năng giúp bạn xoá các dữ liệu rác, quét và dọn sạch registry, khôi phục không gian ổ đĩa, xoá cookie...

Glary Utilities còn giúp bạn quản lý những tiến trình tự khởi động, tiện ích mở rộng, tối ưu hoá dung lượng...

Ưu điểm:

  • Dọn chuyên sâu
  • Loại bỏ đường dẫn lỗi
  • Ghép hoặc tách file

Nhược điểm:

  • Không có tuỳ chọn nâng cao và tối ưu
  • Không đưa ra các phần mềm có lỗi, chỉ đưa ra các lỗi trong máy.

Advanced SystemCare

[caption id="attachment_356" align="aligncenter" width="227"]Phần mềm dọn rác Win 10 SystemCare Phần mềm dọn rác Win 10 SystemCare[/caption]

Hệ điều hành hỗ trợ: Window

Advanced SystemCare trang bị những chức năng hiện đại trong việc tối ưu hệ thống. Người sử dụng chỉ cần lựa chọn những tác vụ và kích hoạt tính năng quét. Người dùng cũng có thể chọn quét nông hoặc quét sau để có thể chăm sóc toàn diện cho máy tính.

Advanced SystemCare cũng tích hợp thêm "Turbo Boost" để tối ưu tài nguyên và bộ nhớ. Tính năng này đặc biệt phù hợp với những người sử dụng máy có cấu hình thấp.

Ưu điểm: Giám sát hiệu năng máy tính hiệu quả

Nhược điểm: nhiều chức năng phải tải thêm phần hỗ trợ mới có thể sử dụng.

Trên đây là cách dọn rác máy tính Win 10. Hy vọng các bạn có thể tối ưu hoá được dung lượng máy tính nhiều nhất có thể.



source https://litteritcostsyou.org/don-rac-may-tinh-win-10/

Thứ Năm, 31 tháng 1, 2019

Phế liệu là gì? Phế liệu và chất thải khác nhau như thế nào?

Phế liệu là một khái niệm khiến nhiều người nhầm lẫn bởi nó khá giống với chất thải. Vậy phế liệu là gì? Tiêu chí phân biệt giữa phế liệu và chất thải ra sao? Cùng chuyên mục Môi trường và cộng đồng tìm hiểu nhé!

Phế liệu là gì?

[caption id="attachment_347" align="aligncenter" width="770"]phế liệu là gì Phế liệu là gì?[/caption]

Theo từ điển Tiếng Việt, những vật bỏ đi từ những nguyên liệu đã qua chế biến được gọi là phế liệu. Như vậy, trong quá trình sử dụng nguyên liệu, tất cả những thứ bị bỏ đi đều trở thành phế liệu. Tuy nhiên theo cách giải thích này thì nó khá giống với chất thải. Bởi lẽ chất thải là rác và cũng là vật bỏ đi sau quá trình sử dụng. Vì vậy, nếu theo định nghĩa này thì phế liệu là một dạng chất thải.

Theo lĩnh vực khoa học pháp lý, khái niệm phế liệu đã được làm rõ hơn. Theo đó, phế liệu là sản phẩm hoặc vật liệu được loại trừ trong quá trình tiêu dùng hoặc sản xuất. Các phế liệu này phải đáp ứng được yêu cầu để tiếp tục làm nguyên liệu sản xuất.

Luật Bảo vệ môi trường (2005) lại định nghĩa phế liệu là những sản phẩm bị loại bỏ trong khi sử dụng nhưng lại được thu hồi để làm nguyên liệu sản xuất.

Mặc dù cách dùng từ có hơi khác nhưng xét về bản chất pháp lý thì 2 định nghĩa này không có sự khác biệt.

Tiêu chuẩn để phân biệt phế liệu với chất thải

Sản phẩm loại ra phải đủ các tiêu chí sau mới được gọi là phế liệu. Cụ thể:

Là sản phẩm hoặc vật liệu

[caption id="attachment_348" align="aligncenter" width="1280"]Phế liệu đồng Phế liệu đồng[/caption]

Sản phẩm là những thứ do lao động con người tạo ra. Các sản phẩm này có thể tồn tại dưới dạng phi vật thể hoặc vật thể. Tuy nhiên, theo luật môi trường, sản phẩm chỉ có thể là những vật tồn tại dưới dạng vật thể và nó phải thuộc thành phần môi trường. Do đó, sản phẩm phi vật thể không thuộc phế liệu.

Vật liệu là những thứ được dùng để làm gì đó. Do vậy, vật liệu có thể được hiểu là những vật chất trong tự nhiên hoặc đã qua chế biến. Những thứ này có thể sử dụng trong quá trình sản xuất.

Bị loại ra trong quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng

'Bị loại ra' được hiểu là những thứ được đưa ra khỏi quá trình tiêu dùng hoặc sản xuất. Trong tiêu dùng, hành động này có nghĩa là chủ sở hữu không đưa nó vào để khai thác giá trị hay công dụng. Còn trong sản xuất, khái niệm này được phân biệt giữa hành vi của công nhân và hành vi của chủ sở hữu. 'Bị loại ra' chỉ được coi là hành vi của chủ sở hữu trong quá trình sản xuất. Theo đó, chủ sở hữu sẽ từ bỏ ý định sử dụng sản phẩm đó vào sản xuất. Hành vi của chủ sở hữu có thể được thể hiện bằng không hành động hoặc hành động. 

Được thu hồi làm nguyên liệu sản xuất

Sản phẩm hoặc vật liệu trở thành phế liệu cần phụ thuộc vào hành vi của chủ sở hữu. Hành vi được chia thành thu hồi để bán dưới hình thức hàng hoá hay để làm nguyên liệu hoặc xử lý. Ví dụ, nếu quần áo cũ chủ sở hữu không mặc và đem bán cho người khác là hàng cũ (secondhand) thì sản phẩm này là hàng hoá. Trong trường hợp chủ sở hữu dùng quần áo cũ làm nguyên liệu sản xuất hoặc bán cho người khác làm nguyên liệu thì nó sẽ trở thành phế liệu. Còn trong trường hợp số quần áo cũ đó không được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào thì nó trở thành chất thải cần được xử lý.

Qua đây có thể thấy rất khó để đưa ra nguyên lý chung để đánh giá mục đích thu hồi của chủ sở hữu. Thực tế cho thấy, đánh giá mục đích thu hồi chỉ có thể thực hiện thông qua những trường hợp cụ thể.

Phân loại phế liệu

Có 3 loại phế liệu trên thị trường hiện nay. Cụ thể:

Phế liệu thô

Đây là loại phế liệu chiếm khoảng 2/3 tổng sản lượng phế liệu. Phế liệu thô gồm đất đá tròn xây dựng hoặc khi khai thác khoáng sản, kính, gạch, bê tông, tro... Những phế liệu này không thể phân hoá hay bốc cháy vì vậy nó sẽ chất thành đống sau khi được thải ra môi trường. Nó sẽ được dùng để bồi đắp vùng trũng. Nói chung, với sự biến đổi khí hậu như hiện nay thì những phế liệu thô này có thể củng cố cồn đất, lấn biển hay bãi đá.

Phế liệu là gì

Phế liệu không nguy hiểm

Phế liệu không nguy hiểm chiếm khoảng 1/3 tổng sản lượng phế liệu. Phế liệu không nguy hiểm gồm hoa, lá cây, gỗ, rơm, carton, giấy, nhựa... Chúng có thể đem lại lợi ích kinh tế bởi nó có thể sử dụng tuần hoàn như đốt cháy để lấy ẩn nhiệt, ủ thành phân...

Phế liệu nguy hiểm

Phế liệu nguy hiểm chiếm dưới 4% tổng sản lượng phế liệu. Phế liệu nguy hiểm là những loại chứa những chất độc hại đối với con người, sinh vật và môi trường. Chúng bao gồm các vật liệu phóng xạ, chất hoá học, các chất thải y tế... Vật liệu phóng xạ thì còn có thể lưu trữ chờ nó phân hạch hết. Còn những vật liệu khác bắt buộc phải phân huỷ chúng theo từng cách khác nhau.

Những lợi ích của thu mua phế liệu

Theo nghiên cứu của EPA, tái chế kim loại truất phế kim loại đem lại khá nhiều lợi ích. Cụ thể:

  • Tiết kiệm tới 75% năng lượng
  • Tiết kiệm tới 90% các nguyên nguyên liệu (raw materials) được sử dụng
  • Ô nhiễm không khí giảm 86%
  • Việc sử dụng nước giảm 40%
  • Ô nhiễm nước giảm giảm 40%
  • Chất thải mỏ quặng (mining wastes) giảm 97%

Nếu thu mua thép phế truất liệu để làm thép mới sẽ tiết kiệm:

  • 1.115 kg quặng sắt
  • 625 kg than
  • 53 kg đá vôi

 



source https://litteritcostsyou.org/phe-lieu/