Thứ Hai, 18 tháng 3, 2019

45 cảnh đẹp thiên nhiên hoang dã tuyệt đẹp

Thiên nhiên luôn có một sức cuốn hút và quyến rũ riêng với con người, đặc biệt là các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Để giúp chúng ta có thể hoà mình với thiên nhiên, họ đã mang lại cho chúng ta những cảnh đẹp thiên nhiên làm say đắm lòng người. Cùng Global Environment tìm hiểu 45 cảnh thiên nhiên đẹp làm lòng người say đắm nhé!

45 cảnh đẹp thiên nhiên làm say đắm lòng người

Cảnh đẹp thiên nhiên hoang dã

[caption id="attachment_557" align="aligncenter" width="960"]Gọi bầy Gọi bầy[/caption]

[caption id="attachment_558" align="aligncenter" width="660"]Hai chú cáo chơi đùa với nhau Hai chú cáo chơi đùa với nhau[/caption]

[caption id="attachment_561" align="aligncenter" width="640"]Mẹ mèo tha mèo con Mẹ mèo tha mèo con[/caption]

[caption id="attachment_560" align="aligncenter" width="962"]Chú voi phun cát lên người để giảm nóng Chú voi phun cát lên người để giảm nóng[/caption]

[caption id="attachment_559" align="aligncenter" width="1000"]Mẹ mớm đồ cho con Mẹ mớm đồ cho con[/caption]

[caption id="attachment_564" align="aligncenter" width="1280"]Hoàng hôn nơi hoang dã Hoàng hôn nơi hoang dã[/caption]

[caption id="attachment_562" align="aligncenter" width="1024"]Đàn linh dương Đàn linh dương[/caption]

[caption id="attachment_591" align="aligncenter" width="660"]Một chú đại bàng trên đảo Amaknak ở Alaska sau nhiều ngày dầm mưa Một chú đại bàng trên đảo Amaknak ở Alaska sau nhiều ngày dầm mưa[/caption]

[caption id="attachment_590" align="aligncenter" width="660"]Hai mẹ con nhà gấu tại Vườn Quốc gia Lake Clark ở Alaska vui đùa với nhau Hai mẹ con nhà gấu tại Vườn Quốc gia Lake Clark ở Alaska vui đùa với nhau[/caption]

[caption id="attachment_589" align="aligncenter" width="660"]Một chú cáo trắng ở Bắc Cực đang tha một trái trứng ngỗng tuyết trên Đảo Wrangel ở Viễn Đông Nga để giúp trứng nở Một chú cáo trắng ở Bắc Cực đang tha một trái trứng ngỗng tuyết trên Đảo Wrangel ở Viễn Đông Nga để giúp trứng nở[/caption]

[caption id="attachment_588" align="aligncenter" width="660"]Hai mẹ con hải cẩu Weddell đang bơi lội trong dòng nước băng giá ở Nam Cực. Dù ở nơi lạnh giá như vậy nhưng những 2 mẹ con vẫn khá thoải mái Hai mẹ con hải cẩu Weddell đang bơi lội trong dòng nước băng giá ở Nam Cực. Dù ở nơi lạnh giá như vậy nhưng những 2 mẹ con vẫn khá thoải mái[/caption]

[caption id="attachment_587" align="aligncenter" width="625"]Chú cóc cao 15cm ngồi bên bờ sông Tiputini ở Vườn Quốc gia Yasuní của Ecuador. Tác gỉa đã phải theo đuôi nó cho đến khi nó chịu dừng lại cho tác giả chụp Chú cóc cao 15cm ngồi bên bờ sông Tiputini ở Vườn Quốc gia Yasuní của Ecuador. Tác gỉa đã phải theo đuôi nó cho đến khi nó chịu dừng lại cho tác giả chụp[/caption]

[caption id="attachment_586" align="aligncenter" width="625"]Đàn cá ngựa Đại Tây Dương tạo thành một quả cầu khổng lồ đường kính 5 mét và bao quanh nó là những loài cá săn mồi. Đàn cá ngựa Đại Tây Dương tạo thành một quả cầu khổng lồ đường kính 5 mét và bao quanh nó là những loài cá săn mồi.[/caption]

[caption id="attachment_585" align="aligncenter" width="660"]Những con thỏ rừng đánh nhau suốt mùa giao phối trong rừng phong ở Vauldalen, Na Uy. Tác giả đã phải sử dụng đèn chiếu sáng ở một số nơi, nhưng phải cố làm sao cho bầy thỏ không giật mình. Những con thỏ rừng đánh nhau suốt mùa giao phối trong rừng phong ở Vauldalen, Na Uy. Tác giả đã phải sử dụng đèn chiếu sáng ở một số nơi, nhưng phải cố làm sao cho bầy thỏ không giật mình.[/caption]

[caption id="attachment_584" align="aligncenter" width="660"]Những cây xương rồng saguaro trong Khu bảo tồn Quốc gia Sa mạc Sonoran có thể đã 200 năm tuổi. Chúng phát triển từ từ, gốc rễ lan rộng ra khắp nơi. Những cây xương rồng saguaro trong Khu bảo tồn Quốc gia Sa mạc Sonoran có thể đã 200 năm tuổi. Chúng phát triển từ từ, gốc rễ lan rộng ra khắp nơi.[/caption]

[caption id="attachment_583" align="aligncenter" width="660"]Ảnh của Fletcher Ảnh của Fletcher[/caption]

[caption id="attachment_582" align="aligncenter" width="660"]Loài sinh vật được gọi bằng cái tên mĩ miều - "Thiên thần biển" Loài sinh vật được gọi bằng cái tên mĩ miều - "Thiên thần biển"[/caption]

[caption id="attachment_581" align="aligncenter" width="660"]Cảnh đẹp thiên nhiên - Hồ Eyre như lột xác hoàn toàn với bầu trời đầy sao. Cảnh đẹp thiên nhiên - Hồ Eyre như lột xác hoàn toàn với bầu trời đầy sao.[/caption]

[caption id="attachment_580" align="aligncenter" width="660"]Hồ Menindee, tận cùng phía tây New South Wales. Sét đánh vào hồ khiến hồ có nước màu xanh lá cây đục Hồ Menindee, tận cùng phía tây New South Wales. Sét đánh vào hồ khiến hồ có nước màu xanh lá cây đục[/caption]

[caption id="attachment_579" align="aligncenter" width="660"]Hẻm Glen Helen tuyệt đẹp Hẻm Glen Helen tuyệt đẹp[/caption]

[caption id="attachment_578" align="aligncenter" width="660"]Núi đá Uluru, Australia chuyển màu xanh Núi đá Uluru, Australia chuyển màu xanh[/caption]

[caption id="attachment_577" align="aligncenter" width="600"]Ảnh của Fletcher Ảnh của Fletcher[/caption]

[caption id="attachment_576" align="aligncenter" width="928"]Một chú báo cô độc Một chú báo cô độc[/caption]

[caption id="attachment_575" align="aligncenter" width="928"]Thiên nhiên đẹp Thiên nhiên đẹp[/caption]

[caption id="attachment_573" align="aligncenter" width="900"]Bầy chim cánh cụt Bầy chim cánh cụt[/caption]

[caption id="attachment_572" align="aligncenter" width="800"]Cáo và Ngỗng Bắc Cực đánh nhau Cáo và Ngỗng Bắc Cực đánh nhau[/caption]

[caption id="attachment_571" align="aligncenter" width="700"]Hai chú báo đánh nhau Hai chú báo đánh nhau[/caption]

[caption id="attachment_570" align="aligncenter" width="600"]Bạn bè thân thiết Bạn bè thân thiết[/caption]

[caption id="attachment_569" align="aligncenter" width="960"]Một mất một còn Một mất một còn[/caption]

[caption id="attachment_568" align="aligncenter" width="753"]Hai mẹ con hươu Hai mẹ con hươu[/caption]

[caption id="attachment_567" align="aligncenter" width="645"]Hà Mã ngâm mình trong nước Hà Mã ngâm mình trong nước[/caption]

[caption id="attachment_566" align="aligncenter" width="1280"]Hoàng hôn nơi hoang dã Hoàng hôn nơi hoang dã[/caption]

[caption id="attachment_565" align="aligncenter" width="650"]Gấu săn cá hồi Gấu săn cá hồi[/caption]

» Các bạn có thể quan tâm: Môi trường là gì? Tại sao phải bảo vệ môi trường?

Thiên nhiên đẹp ở Việt Nam

[caption id="attachment_548" align="aligncenter" width="660"]Một khúc sông quê tại Thừa Thiên Huế Thiên nhiên đẹp - Một khúc sông quê tại Thừa Thiên Huế[/caption]

[caption id="attachment_549" align="aligncenter" width="660"]Rêu xanh cổ thạch tại Bình Thuận Rêu xanh cổ thạch tại Bình Thuận[/caption]

[caption id="attachment_550" align="aligncenter" width="660"]Bản Giốc thiêng liêng và hùng vĩ Bản Giốc thiêng liêng và hùng vĩ[/caption]

[caption id="attachment_551" align="aligncenter" width="660"]Bức tranh thôn quê khi người dân Quảng Bình đi làm đồng Bức tranh thôn quê khi người dân Quảng Bình đi làm đồng[/caption]

[caption id="attachment_552" align="aligncenter" width="660"]Đêm Hoa Đăng ở Hội An, Quảng Nam Đêm Hoa Đăng ở Hội An, Quảng Nam[/caption]

[caption id="attachment_555" align="aligncenter" width="660"]Ngắm mưa nơi phố cổ Ngắm mưa nơi phố cổ[/caption]

[caption id="attachment_553" align="aligncenter" width="660"]Ti top đẹp lung linh Ti top đẹp lung linh[/caption]

[caption id="attachment_554" align="aligncenter" width="660"]Dòng sông Nho Quế, dưới chân đèo Mã Pí Lèng (tỉnh Hà Giang) Dòng sông Nho Quế, dưới chân đèo Mã Pí Lèng (tỉnh Hà Giang)[/caption]

[caption id="attachment_556" align="aligncenter" width="660"]Những cánh hoa rừng tại rừng nguyên sinh Mã Đà, Đồng Nai. Những cánh hoa rừng tại rừng nguyên sinh Mã Đà, Đồng Nai.[/caption]

Trên đây là một vài bức cảnh đẹp thiên nhiên không nên bị bỏ qua. Hy vọng những bức ảnh này khiến các bạn mãn nhãn. Tuy nhiên, để có được những cảnh đẹp này thì việc bảo vệ môi trường là điều cần thiết. Các hoạt động của con người tác động đến môi trường một cách nhất định. Vì vậy, hãy cùng chung tay bảo vệ Trái Đất của chúng ta.



source https://litteritcostsyou.org/canh-dep-thien-nhien/

Thứ Tư, 13 tháng 3, 2019

Giờ Trái Đất – Chiến dịch về môi trường đáng lưu ý

Hiện nay môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống hàng ngày của người dân. Các dạng ô nhiễm có thể kể đến như ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, hiệu ứng nhà kính... Để bảo vệ và tái cấu trúc môi trường đã có rất nhiều chiến dịch, chính sách được đưa ra. Sự kiện nổi bật có thể kể đến như Giờ Trái Đất. Sự kiện này đều diễn ra hàng năm nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Cùng tìm hiểu về sự kiện này nhé!

Giờ Trái Đất là gì?

Khái niệm

Giờ Trái Đất tên tiếng Anh là Earth Hour. Giờ Trái Đất là một sự kiện do World Wildlife Fund - Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên khởi xướng. Đây là sáng kiến mang tính toàn cầu nhằm nâng cao ý thức của người dân về vấn đề tiết kiệm năng lượng và sự biến đổi khí hậu.

Giờ Trái Đất là ngày nào?

[caption id="attachment_534" align="aligncenter" width="670"]Giờ Trái Đất Giờ Trái Đất[/caption]

Sáng kiến này kêu gọi các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh trên toàn thế giới tắt điện 1 tiếng đồng hồ vào ngày thứ 7 cuối cùng của tháng 3. Thời gian cụ thể là từ 8h30 đến 9h30.

Logo của giờ Trái Đất

[caption id="attachment_535" align="aligncenter" width="393"]Logo Earth Hour Logo Earth Hour[/caption]

Logo của giờ Trái Đất được xây dựng dựa trên nền bản đồ địa cầu. Bản đồ này bị cắt bởi số 60 (số phút tắt điện). Hiện nay, sau số 60 đã được thêm dấu "+" với ý nghĩa giờ Trái Đất không chỉ dừng lại ở 60 phút như trước mà còn hơn thế nữa.

Mục đích, mục tiêu của giờ Trái Đất

Mục tiêu của chiến dịch là khẳng định mỗi một hành động nhỏ nhất của con người khi được nhân lên diện rộng có thể khiến môi trường sống của chúng ta tốt hơn.

Mục đích của sự kiện là đề cao việc tiết kiệm điện năng. Từ đây, làm giảm được lượng điôxít cacbon - khí gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Đồng thời, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân. Ngoài ra, sự kiện này còn giúp giảm ô nhiễm ánh sáng.

Ý nghĩa giờ Trái Đất

[caption id="attachment_536" align="aligncenter" width="700"]Ý nghĩa giờ Trái Đất Ý nghĩa giờ Trái Đất[/caption]

Hằng năm, vào thứ 7 cuối cùng của tháng 3 vào lúc 20h30 các nước hưởng ứng sự kiện sẽ đồng loạt tắt điện và thắp nến để chiếu sáng.

Chúng ta hãy thử nhớ lại rằng đã bao lần chúng ta bật quá nhiều đèn cho một căn phòng? Bao nhiêu lần chúng ta bật ti vi nhưng không hề xem? Bao nhiêu lần chúng ta dùng điều hoà trong khi hoàn toàn có thể mở cửa sổ để đón luồng gió trời? Chỉ trong 1 giờ hưởng ứng, hãy thử thay đổi thói quen và cảm nhận rồi so sánh kết quả. Bạn sẽ thấy điều mới lạ.

Như vậy khi đồng ý hưởng ứng giờ Trái Đất nghĩa là chúng ta đã chung tay giúp hành tinh này trở nên tốt hơn. Những đóng góp dù chỉ là nhỏ nhất như tắt bớt một bóng đèn hay hạn chế sử dụng túi nilon... cũng khiến Trái Đất của chúng ta tốt đẹp hơn.

Sự kiện giờ Trái Đất diễn ra lần đầu ở đâu?

Sự kiện giờ Trái Đất diễn ra lần đầu điên tại Sydney vào năm 2007. Lúc này chỉ có 2 triệu người hưởng ứng và tham gia. Tuy nhiên, nhờ vào các phương tiện truyền thông, con số này đã tăng 50 triệu sau 1 năm. Hai năm sau sự kiện, số người tham gia đã lên tới 1 tỷ người và diễn ra trên 4.000 thành phố. Tính đến hiện tại đã có hơn 7.000 thành phố thuộc 172 quốc gia (khoảng 2.2 tỷ người) hưởng ứng sự kiện này. Việt Nam tham gia sự kiện giờ Trái Đất từ năm 2009.

Có bắt buộc phải tắt hết các thiết bị điện? 

GIờ Trái Đất chỉ yêu cầu người dân tắt bớt bóng đèn không cần thiết trong vòng 1 giờ. Còn các đèn ảnh hưởng đến an toàn công cộng như đèn đường thì không được phép tắt.

Tắt điện 1 giờ/ngày đáp ứng được nhu cầu điện trong bao nhiêu ngày?

Nếu chúng ta tắt đèn trong 1 giờ/ngày và dùng số tiền điện không sử dụng đó để xây đập thuỷ điện thì chúng ta sẽ đáp ứng nhu cầu điện của toàn cầu trong 8 tháng, 10 ngày (tức là 250 ngày).

Sử dụng nến như thế nào cho sự kiện Giờ Trái Đất?

[caption id="attachment_538" align="aligncenter" width="455"]Dùng nến trong giờ Trái Đất Dùng nến trong giờ Trái Đất[/caption]

Trong thời gian giờ Trái Đất, nếu muốn dùng ánh sáng thay thế như nến thì bạn hãy sử dụng nến 100% từ sáp ong hoặc đậu nành. Tại sao lại sử dụng hai loại này? Sử dụng 2 loại này bởi lẽ nó không độc hại, không gây dị ứng và không ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên. Hai thành phần này đều có trong tự nhiên nên lượng CO2 thải ra môi trường không nhiều như khi sử dụng dầu mỏ hoặc than.

Hiện nay, nhiều nơi thay vì sử dụng nến đã chuyển qua sử dụng đèn LED vừa tiết kiệm điện vừa chiếu sáng được.

Tại sao sự kiện Giờ Trái đất được tổ chức vào cuối tháng 3?

Khi biết sự kiện sẽ diễn ra vào cuối tháng 3, có không ít người đã thắc mắc tại sao lại tổ chức vào thời điểm này. Câu trả lời đó là tháng 3 là thời điểm giao giữa mùa xuân và mùa thu (điểm phân giữa bán cầu bắc và bán cầu nam tương ứng). Tại thời điểm này, thời gian mặt trời lặn giữa hai bán cầu gần trùng nhau. Từ đây, chúng ta sẽ có cái nhìn trực quan nhất về sự kiện "tắt đèn".

» Các bạn có thể quan tâm: Ngày môi trường thế giới – Lịch sử và ý nghĩa

Giờ Trái Đất qua các năm

[caption id="attachment_537" align="aligncenter" width="840"]Giờ Trái Đất qua các năm Giờ Trái Đất qua các năm[/caption]

Giờ Trái Đất năm 2007

Giờ Trái Đất năm 2007 được tổ chức tại Sydney vào lúc 7:30 tối theo giờ địa phương. Chiến dịch này đã giúp làm giảm 10.2% lượng điện tiêu thụ. Lượng điện này tương đương với 48.613 chiếc ô tô lưu thông trên đường và 24.86 tấn khí CO2.

Giờ Trái Đất năm 2008

Một tuần trước giờ G đã có 6.7 triệu lượt truy cập website chính thức của sự kiện. Các trang website khác cũng tham gia sự kiện này. Đơn cử phải kể đến là Google. Theo đó, Google thay đổi nền trang thành màu trắng đen với dòng khẩu hiệu: "Chúng tôi đã tắt đèn. Bây giờ đến lượt bạn. Giờ Trái Đất".

Đến ngày chính thức diễn ra 29/03/2008, đã có 35 quốc gia tham gia. Chỉ sau 1 năm, số lượng quốc gia tăng đột biến khiến đây được đánh giá là năm thành công của giờ Trái Đất.

Năm 2008, lượng điện và CO2 đã giảm được là:

  • Tại Bangkok, giảm 41.6 tấn CO2 và 73.34 MW
  • Philippines: Manila giảm 16 MW, còn Luzon giảm 56 MW
  • Toronto: 900 MW
  • Ireland: 6 tấn CO2 và 150 MW
  • Dubai: 100 MW
  • New Zealand: 335 MW
  • Melbourne: tiết kiệm 10.1% lượng điện
  • Sydney: giảm 8.4% lượng điện
  • Canada: giảm 3.6% lượng điện

Giờ Trái Đất năm 2009

Vào năm 2009, có 83 quốc và 2.100 thành phố cam kết tham gia chiến dịch. Việt Nam cũng tham gia vào năm 2009. Lượng điện mà Việt Nam tiết kiệm được là 140 MW, tương đương với 133 triệu đồng.

Giờ Trái Đất năm 2010

Giờ Trái Đất năm 2010 diễn ra vào ngày 27.03.2010 theo giờ địa phương. Tính thời điểm đó, có 92 quốc gia chính thức đăng ký tham gia chiến dịch. Lúc này Việt Nam tham gia với khẩu hiệu: "Hành động nhỏ cho thay đổi lớn".

Giờ Trái Đất năm 2011

Giờ Trái Đất năm 2011 diễn ra vào 26.03.2011. Việt Nam tham gia với khẩu hiệu "Tắt đèn 60 phút, hành động 365 ngày vì biến đổi khí hậu". Sau giờ Trái Đất, Việt Nam đã tiết kiệm được 400.000 kWh tương đương 500 triệu đồng (khoảng 23.800 USD).

Giờ Trái Đất năm 2012

Giờ Trái Đất năm 2012 diễn ra vào ngày 31.03.2012

Giờ Trái Đất năm 2013

Đây là năm duy nhất không tổ chức giờ Trái Đất vào ngày thứ 7 cuối cùng của tháng. Bởi lẽ ngày 30.03.2013 là thời điểm bắt đầu mùa xuân tại các nước châu Âu và nó trùng với một số ngày lễ tôn giáo ở nhiều nước. Vì vậy, giờ Trái Đất được chuyển sang ngày 23.03.2013

Giờ Trái Đất năm 2014

Giờ Trái Đất năm 2014 diễn ra vào ngày 29.03.2014 theo giờ địa phương

Giờ Trái Đất năm 2015

Giờ Trái đất năm 2015 được tổ chức vào ngày 28 tháng 3, từ 8:30-9:30 giờ tối theo giờ địa phương.

Giờ Trái Đất năm 2016

Giờ Trái Đất năm 2016 diễn ra vào ngày thứ bảy, 19 tháng 3, từ 8:30-9:30 giờ tối theo giờ địa phương tham gia. Đây là năm được coi là đánh dấu mốc kỷ niệm 10 năm chiến dịch phát động tại Sydney.

Giờ Trái Đất năm 2017

Giờ Trái Đất năm 2017 diễn ra vào thứ bảy, ngày 25 tháng 3 theo giờ địa phương.

Giờ Trái Đất năm 2018

Giờ Trái đất năm 2018 diễn ra vào từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối theo giờ địa phương ngày 24 tháng 3. Chiến dịch xảy ra sớm để tránh Tuần Thánh của Công giáo vào ngày 31.03.2018

Giờ Trái Đất năm 2019

Giờ trái đất năm 2019 được dự kiến sẽ diễn ra từ 20h30 đến 21h30 ngày 30 tháng 3 năm 2019.



source https://litteritcostsyou.org/gio-trai-dat/

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2019

Ô nhiễm tiếng ồn – Nguyên nhân gây giảm thính lực

Hiện đại hoá dù tốt nhưng luôn đi kèm với những tác động xấu mà nó đem lại. Ngoài việc gây ô nhiễm nước, ô nhiễm đất... nó còn gây nên tình trạng ô nhiễm tiếng ồn. Tuy nhiên không phải ai cũng biết ô nhiễm tiếng ồn là gì. Chuyên mục Môi trường và cộng đồng ngày hôm nay sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này.

Ô nhiễm tiếng ồn là gì?

Ô nhiễm tiếng ồn hay còn gọi là ô nhiễm âm thanh tiếng anh là noise pollution hoặc noise disturbance. Ô nhiễm tiếng ồn là một loại ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm tiếng ồn được hiểu là tiếng ồn trong môi trường vượt quá ngưỡng quy định. Điều này khiến con người và động vật bị khó chịu.

[caption id="attachment_524" align="aligncenter" width="653"]Ô nhiễm tiếng ồn Ô nhiễm tiếng ồn[/caption]

Âm thanh bình thường được đo bằng đơn vị decibels (dB). Khi âm thanh khoảng 76 dB là đã thuộc phạm vị tiếng ồn gây khó chịu. Trong khi đó, ngưỡng nghe cho phép mà con người chịu đựng được là khoảng 110 dB. Vì vậy, chúng ta có thể phân ô nhiễm tiếng ồn thành các cấp độ sau:

  • Tiếng ồn được phát ra từ các xa lô cao tốc vào giờ cao điểm có khoảng cách khoảng 15mm là 76 dB.
  • Xe chạy trên đường với tốc độ 105 km/h và phát ra tiếng động cách đó 8m là 77 dB.
  • Xe tải chạy bằng dầu diesel với tốc độ 65 km/h. Tiếng ồn phát ra cách đó 15m là 88 dB.
  • Máy bay bay cách mặt đất 300m sẽ phát ra âm thanh là 88 dB.
  • Mây bay boeing 737 hoặc DC-9 khi bay ở độ cao 1.853m khi hạ cánh xuống sẽ phát ra âm thanh có tần số 97 dB.
  • Âm thanh phát ra trong một buổi trình diễn nhạc rock dao động trong khoảng 108 - 114 dB.

Nguyên nhân gây nên ô nhiễm tiếng ồn

Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra bởi 2 nguyên nhân chính sau:

  • Đến từ thiên nhiên

Ô nhiễm tiếng ồn đến từ thiên nhiên có thể kể đến hoạt động của môi trường như động đất và núi lửa. Tuy nhiên, qua Litter, It Costs You tìm hiểu thì đây chỉ là nguyên nhân thứ yếu gây nên ô nhiễm tiếng ồn. Bởi lẽ, chỉ khi nào động đất hoặc núi lửa hoạt động thì mới hình thành nên ô nhiễm tiếng ồn. Đồng thời, tiếng ồn này chỉ ảnh hưởng đến những người sống xung quanh khu vực xảy ra động đất và núi lửa mà thôi. Ngoài ra, nguyên nhân này không mang tính chu kỳ mà nó chỉ xảy ra một cách ngẫu nhiên.

  • Do nhân tạo

Đây được coi là nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng ô nhiễm tiếng ồn như hiện nay.

[caption id="attachment_523" align="aligncenter" width="1000"]Ô nhiễm tiếng ồn do giao thông Ô nhiễm tiếng ồn do giao thông[/caption]

Theo đó, hiện nay, các phương tiện giao thông ngày càng nhiều và tăng với tốc độ chóng mặt. Mật độ lưu thông tăng gây nên việc ô nhiễm tiếng ồn đến từ tiếng động cơ, tiếng còi và kể cả là tiếng phanh xe. Ví dụ như ở Việt Nam, việc sử dụng nhiều xe kém chất lượng đã tạo nên sự ô nhiễm tiếng ồn đáng kể.

Máy bay cũng là một phương tiện gây nên ô nhiễm tiếng ồn mà chúng ta không thể bỏ qua. Những lúc máy bay cất cánh hoặc hạ cánh đều phát ra âm thanh có tần suất không hề nhỏ. Vì vậy, hầu như các sân bay khi được xây dựng đều phải di dời dân cư sinh sống gần đó để tránh ảnh hưởng đến họ.

[caption id="attachment_526" align="aligncenter" width="500"]Ô nhiễm tiếng ồn trong xây dựng Ô nhiễm tiếng ồn trong xây dựng[/caption]

Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại máy móc trong xây dựng và công nghiệp sản xuất là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên đây lại được xem là một nguồn gây nên ô nhiễm tiếng ồn đáng kể. Bởi lẽ ý thức của các cơ sở khiến cho mức độ tiếng ồn ngày càng tăng cao.

Trong sinh hoạt, việc bật nhạc quá lớn cũng gây ảnh hưởng đến thính giác của những người xung quanh, đặc biệt là trong quán bar, vũ trường và quán karaoke. Đây được xem nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn khó xử lý nhất. Việc xử lý chủ yếu dựa vào ý thức của người dân.

[caption id="attachment_522" align="aligncenter" width="470"]Nguyên nhân gây ô nhiễm tiếng ồn Nguyên nhân gây ô nhiễm tiếng ồn[/caption]

Một số nguyên nhân gây nên ô nhiễm tiếng ồn khác có thể kể đến như: sự kiện cộng đồng, biểu tình, sự kiện thể thao... Nguồn ô nhiễm tiếng ồn đến từ động vật như tiếng mèo kêu, chó sủa, chăn nuôi... Từ hàng xóm như la hét, nhạc bật lớn, máy cắt cỏ, còi báo động, pháo hoa. Ngoài ra, những tiếng điện thoại phát ra ở những nơi công cộng như hội nghị, phòng học cũng là một hình thức gây nên ô nhiễm tiếng ồn.

Tác hại của ô nhiễm tiếng ồn

Con người

[caption id="attachment_527" align="aligncenter" width="1000"]Tác động của ô nhiễm môi trường đối với con người Tác động của ô nhiễm môi trường đối với con người[/caption]

Âm thanh sẽ trở thành âm thanh không mong muốn khi chúng cản trở các hoạt động của con người như nghỉ ngơi, nói chuyện, rối loạn hoặc giảm chất lượng cuộc sống.

Vì vậy, ô nhiễm tiếng ồn có thể ảnh hưởng đến cả hành vi và sức khoẻ của con người. Theo đó, các âm thanh như âm thanh nhiễu có thể tác động xấu đến sức khoẻ tâm thần và tâm lý của con người.

Bên cạnh đó, ô nhiễm tiếng ồn có thể gây nên các chứng bệnh như căng thẳng, giảm thính lực, tăng huyết áp, ù tai, rối loại giấc ngủ...

Động vật

[caption id="attachment_525" align="aligncenter" width="680"]Ô nhiễm tiếng ồn ảnh hưởng không nhỏ đến động vật Ô nhiễm tiếng ồn ảnh hưởng không nhỏ đến động vật[/caption]

Theo tìm hiểu của Môi trường và cộng đồng, tiếng ồn có ảnh hưởng nhất định đến động vật. Theo đó, nó làm tăng nguy cơ tử vong của động vật khi cân bằng sinh học bị thay đổi.

Cụ thể, đối với động vật ăn thịt, việc kiếm ăn trở nên khó hơn. Việc săn mồi không còn hiệu quả nữa do ô nhiễm tiếng tăng bởi con người gây nên.

Trong khi đó, chim sẽ vằn trở nên ít trung thành với bạn tình do tiếp xúc với tiếng ồn đến từ giao thông. Điều này làm thay đổi quy luật tiến hoá của một số loài và gây nên hậu quả nghiêm trọng đến di truyền và tiến hoá.

Bên cạnh đó, ô nhiễm tiếng ồn tại đại dương cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các loài như cá héo, cá voi... Bởi lẽ các loài này đều sử dụng sóng âm để tìm kiếm thức ăn và tìm kiếm đồng loại. Tuy nhiên, âm thanh chúng phát ra lại bị lấn át bởi các tiếng động từ tàu biển, sóng siêu âm từ tàu quân đội... Điều này khiến chúng bị mất phương hướng, không thể tìm được bạn tình, thậm chí là có các hành vi khác thường.

Theo báo cáo của Quỹ quốc tế về bảo vệ động vật, khoảng cách mà cá voi xanh giao tiếp được với nhau đã bị giảm tới 90% do sự ô nhiễm tiếng ồn ngày càng tăng trong 40 năm qua.

Biện pháp khắc phục ô nhiễm tiếng ồn

[caption id="attachment_528" align="aligncenter" width="361"]Biện pháp khắc phục ô nhiễm tiếng ồn Biện pháp khắc phục ô nhiễm tiếng ồn[/caption]

Để khắc phục ô nhiễm tiếng ồn có thể sử dụng các biện pháp sau:

  • Trong Giao thông
    • Sử dụng các rào chắn tiếng ồn
    • Hạn chế sự lưu thông các phương tiện trên đường phố
    • Thay đổi kết cấu bề mặt đường
    • Sử dụng công nghệ kiểm soát giao thông như sử dụng xe trơn để giảm phanh hoặc thiết kế lại lốp xe.
    • Hạn chế còi xe và xe hạng nặng
    • Sử dụng mô hình cảnh báo tiếng ồn đường bộ
    • Sử dụng các động cơ phản lực không có tiếng ồn cho máy bay.
    • Thay đổi thời gian và đường bay của máy bay
    • Trồng nhiều cây xanh
  • Trong công nghiệp
    • Sử dụng các rào cản vật lý tại nơi làm việc
    • Sử dụng các thiết bị nhiệt

*Nguồn tham khảo: Wikipedia

 

 

 



source https://litteritcostsyou.org/o-nhiem-tieng-on/

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2019

Ngày môi trường thế giới – Lịch sử và ý nghĩa

Từ những năm 1960, sự suy thoái môi trường phát triển ngày càng rõ ràng hơn. Cũng từ đây, con người nhận thấy và ý thức được rằng những hàng động của mình ảnh hưởng đến môi trường sống như thế nào. Chính vì vậy Ngày môi trường thế giới đã ra đời. Cùng Litter, It Cost You tìm hiểu về Ngày môi trường thế giới nhé!

Ngày môi trường thế giới là gì?

[caption id="attachment_501" align="aligncenter" width="1754"]Ngày môi trường thế giới là gì? Ngày môi trường thế giới là gì?[/caption]

Ngày môi trường thế giới tên tiếng anh là World Environment Day. Đây là ngày nhân dân trên toàn thế giới cùng tham gia các hoạt động khác nhau do UNEP tổ chức để bảo vệ môi trường và 'chăm sóc' cho Trái Đất của chúng ta.

Trong ngày này, mọi người sẽ nhận được thông điệp chính thức của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc gồm các vấn đề về môi trường và bảo vệ môi trường trên toàn thế giới. Đây cũng là cơ hội để các tổ chức, chính phủ tham gia ký kết các hiệp ước về môi trường.

Các hoạt động mọi người có thể tham gia vào ngày này như tuần hành, diễu hành bằng xe đạp, hoà nhạc xanh, thi viết, thi vẽ, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trường, chiến dịch trồng cây xanh, tái chế rác thải...

Mục đích của Ngày môi trường thế giới là hướng toàn thế giới đến tầm quan trọng của môi trường và khuyến khích các hành động bảo vệ môi trường.

Lịch sử ra đời Ngày môi trường thế giới

[caption id="attachment_500" align="aligncenter" width="650"]Lịch sử ra đời Ngày môi trường thế giới Lịch sử ra đời Ngày môi trường thế giới[/caption]

Tại Hội nghị về Con người & Môi trường tại thủ đô Stockholm ở Thuỵ Điển diễn ra từ ngày 5 - 6/6/1972, Liên Hợp Quốc đã quyết định chọn ngày 5/6 kể từ năm 1972 là Ngày môi trường thế giới. Sự kiện này được giao cho UNEP có trụ sở tại Kenya tổ chức. Sau khi được phát động, đã có 143 quốc gia hưởng ứng và tham gia vào sự kiện này. Đây là kết qủa đầu tiên đánh dấu những nỗ lực của toàn thể nhân loại về việc giải quyết các vấn đề môi trường nóng bỏng lúc bấy giờ.

Mỗi năm, Liên Hợp Quốc sẽ lựa chọn 1 thành phố để tổ chức Ngày môi trường thế giới. Chính phủ và nước chủ nhà sẽ phối hợp với UNEP để cùng tổ chức sự kiện này.  Chủ đề mỗi năm cũng không giống nhau. Các chủ đề, logo, khẩu hiệu sẽ được lựa chọn kỹ lưỡng để làm trọng tâm cho các tài liệu tuyên truyền và các hoạt động cổ động trên toàn thế giới.

Để khuyến kích tinh thần và trách nhiệm bảo vệ môi trường hơn, Liên Hợp Quốc còn phát động lễ trao giải thưởng Global 500 cho những người đóng góp nhiều nhất cho hoạt động bảo vệ môi trường. Giải thưởng này sẽ được tổ chức ngay tại thành phố được chọn làm lễ kỷ niệm. Sự kiện này được tổ chức từ năm 1987.

Ngày môi trường thế giới đã khiến các vấn đề môi trường trở nên nhân văn hơn. Đồng thời, trao quyền cho mọi người trở thành tác nhân tích cực của sự phát triển bền vững, bình đẳng. Ngoài ra còn nâng cao hiểu biết của mọi người, từ đó thay đổi hành vi của người dân.

Chủ đề Ngày môi trường thế giới là gì?

Chủ đề Ngày môi trường thế giới năm 2018

[caption id="attachment_502" align="aligncenter" width="4196"]Chủ đề Ngày môi trường thế giới năm 2018 Chủ đề Ngày môi trường thế giới năm 2018[/caption]

Chủ đề Ngày môi trường thế giới năm 2018 là "Beat Plastic Pollution - Giải quyết ô nhiễm nhựa". Sự kiện này được tổ chức tại New Delhi, Ấn Độ. Cái tên đã nói lên tất cả phải không các bạn. Với chủ đề này, Liên Hợp Quốc mong muốn ô nhiễm nhựa và nilon sẽ được giảm bớt.

Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, có khoảng 500 tỷ túi nhựa được tiêu thụ mỗi năm. Tuy nhiên, lượng rác thải nhựa lại không được xử lý đúng cách. Với nhịp độ này, đến năm 2050, sẽ có thêm 33 tỷ tấn nhựa được sản xuất. Một trong số đó sẽ nằm trong lòng đại dương và tồn tại ở đó hàng thế kỷ. Điều này tác động tiêu cực đến môi trường, xã hội, kinh tế và đặc biệt là có ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của con người. Chính vì vậy rác thải nhựa đang trở thành thách thức lớn đối với xã hội.

Để hưởng ứng chủ đề này, Việt Nam đã phát động "Tháng hành động vì môi trường" tại Bình Định để hưởng ứng Ngày môi trường thế giới trên cả nước. Cụ thể, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị triển khai nội dung và giải pháp quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động phòng chống thiên tai. Tăng cường triển khai các giải pháp quản lý, thu gom, xử lý chất thải để giảm thiểu rác thải nhựa trong môi trường tự nhiên.

Ngoài ra, Bộ TN&MT đã tổ chức các chiến dịch cộng đồng như "Nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần"; Ra quân làm vệ sinh môi trường; Thu gom xử lý chất thải, rác thải nhựa....

Chủ đề Ngày môi trường thế giới năm 2017

[caption id="attachment_503" align="aligncenter" width="875"]Chủ đề Ngày môi trường thế giới năm 2017 Chủ đề Ngày môi trường thế giới năm 2017[/caption]

Chủ đề Ngày môi trường thế giới năm 2017 là "Kết nối Con người với Thiên nhiên - trong thành phố và trên đất liền, từ các cực đến xích đạo". Sự kiện này được tổ chức tại Ottawa Canada.

Để hưởng ứng ngày này, Việt Nam đã tổ chức:

  • Hội chợ Triển lãm về công nghệ môi trường và sản phẩm sinh thái.
  • Hưởng ứng ngày quốc tế về Đa dạng sinh học
  • Hội thảo "Phụ nữ trong công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường"
  • Chương trình trồng cây xanh
  • Cuộc thi sáng tác ảnh về bảo vệ môi trường...

Chủ đề Ngày môi thế giới năm 2016

[caption id="attachment_504" align="aligncenter" width="600"]Chủ đề Ngày môi trường thế giới năm 2016 Chủ đề Ngày môi trường thế giới năm 2016[/caption]

Chủ đề Ngày môi trường thế giới năm 2016 là "Đấu tranh chống lại việc buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã". Sự kiện được tổ chức tại Luanda, Angola. Theo UNEP, chủ đề này giúp truyền cảm hứng tới các hành vi sống thân thiện với môi trường, giảm thiểu sự săn bắn, buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã. Việc săn bắn, buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã không chỉ làm kiệt quệ sự đa dạng sinh học mà còn đe doạ sự sống đối với các loài động vật.

Để hưởng ứng sự kiện này, Việt Nam cũng tổ chức Ngày môi trường với chủ đề "Tiếng gọi thiên nhiên và hành động của chúng ta". Tại lần ra quân lần này, Bộ TN&MT tiếp tục phát động "Tháng hành động vì môi trường". Ngoài ta, Bộ còn triển khai Nghị quyết 24-NQ/TW về vấn đề chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường. Đặc biệt còn có chiến lược về đa dạng sinh học đến năm 2020, ký công ước về đa dạng sinh học, công ước về buôn bán động vật hoang dã nguy cấp...

Ngoài ra, khen thưởng các cá nhân, doanh nghiệp có nhiều thành tích trong việc bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học.

Một số chủ đề Ngày môi trường thế giới các năm khác

Năm

Chủ đề

Nơi tổ chức

2018

Giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon

New Delhi, Ấn Độ

2017

Kết nối Con người với Thiên nhiên - trong thành phố và trên đất liền, từ các cực đến xích đạo

Ottawa, Canada

2016

Đấu tranh chống lại việc buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã

Luanda, Angola

2015

7 tỷ giấc mơ - Một hành tinh - Sử dụng cẩn thận

Rome, Ý

2014

Hãy lên tiếng, cùng ngăn chặn nước biển dâng

Bridgetown, Barbados

2013

Hãy nghĩ kỹ trước khi sử dụng thực phẩm

Ulaanbaatar, Mông Cổ

2012

Kinh tế xanh: Bạn có ở trong đó?

Rio de Janeiro, Brasil

2011

Rừng: Thiên nhiên trong bạn

New Delhi, Ấn Độ

2010

Đa dạng loài. Một hành tinh. Một tương lai

Pittsburgh, Mỹ

2009

Hành tinh này cần bạn - Cùng chung tay chống lại biến đổi khí hậu

Mexico City, México

2008

Hướng tới nền kinh tế carbon thấp

Wellington, New Zealand

2007

Băng tan - Chủ đề nóng hiện nay?

Troso, Na Uy

2006

Sa mạc và sa mạc hoá

Algiers, Algérie

2005

Thành phố xanh - Giải pháp cho hành tinh của chúng ta!

San Francisco, Mỹ

2004

Biển và Đại dương: Sống hay chết?

Barcelona, Tây Ban Nha

2003

Nước - Hai tỷ người đang chết vì nó!

Beirut, Liban

2002

Cho Trái Đất một cơ hội

Thâm Quyến, Trung Quốc

2001

Kết nối cuộc sống toàn cầu

Torino, Ý và La Habana, Cuba

2000

Thiên niên kỷ môi trường - Đã đến lúc hành động

Adelaide, Úc

1999

Trái Đất của chúng ta - Tương lai của chúng ta - Hãy cứu nó!

Tokyo, Nhật Bản

1998

Vì sự sống trên Trái Đất - Bảo vệ môi trường biển

Moskva, Nga

1997

Vì sự sống trên Trái Đất

Seoul, Hàn Quốc

1996

Trái Đất của chúng ta, Môi trường sống của chúng ta, Nhà của chúng ta

Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

1995

Chúng ta là một cộng đồng hợp nhất vì môi trường toàn cầu

Pretoria, Nam Phi

1994

Một Trái Đất một gia đình

London, Anh Quốc

1993

Nghèo đói và môi trường - Phá vỡ vòng luẩn quẩn

Bắc Kinh, Trung Quốc

1992

Chỉ có một Trái Đất - Hãy chung tay chăm sóc

Rio de Janeiro, Brasil

1991

Biến đổi khí hậu

Stockholm, Thuỵ Điển

1990

Trẻ em và môi trường

Mexico City, México

1989

Nóng lên toàn cầu

Brussels, Bỉ

1988

Môi trường hàng đầu, phát triển bền vững

Bangkok,  Thái Lan

1987

Môi trường và nơi trú ẩn: Hơn một mái nhà

Nairobi,  Kenya

1986

Cây hoà bình

Ontario, Canada

1985

Tuổi trẻ: Dân số và môi trường

Islamabad, Pakistan

1984

Sa mạc hoá

Rajshahi, Bangladesh

1983

Quản lý và xử lý chất thải nguy hại: Mưa axit và năng lượng

Sylhet, Bangladesh

1982

10 năm sau Stockholm - Đổi mới mối quan tâm về môi trường)

Dhaka, Bangladesh

1981

Nước ngầm; hoá chất độc hại trong thức ăn của con người

Sylhet, Bangladesh

1980

Thách thức mởi cho kỷ nguyên mới: Phát triển nhưng không phá huỷ

Sylhet, Bangladesh

1979

Vì tương lai con trẻ sau này - Phát triển nhưng không phá huỷ

Sylhet, Bangladesh

1978

Phát triển nhưng không phá huỷ

Sylhet, Bangladesh

1977

Tầng ozon, đất và ô nhiễm đất

Sylhet, Bangladesh

1976

Nước là tài nguyên quan trọng trong cuộc sống

Ontario, Canada

1975

Định cư

Dhaka, Bangladesh

1974

Chỉ có một Trái Đất

Spokane, Mỹ

Việt Nam tham gia Ngày môi trường thế giới từ năm nào?

[caption id="attachment_505" align="aligncenter" width="586"]Việt Nam tham gia Ngày môi trường thế giới từ năm nào? Việt Nam tham gia Ngày môi trường thế giới từ năm nào?[/caption]

Việt Nam tham gia Ngày môi trường thế giới từ năm 1982. Vào ngày này hàng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã phối hợp với các cơ quan ban ngành liên quan để phát động lễ kỷ niệm.

Các hoạt động mà Việt Nam tổ chức có thể kể đến như chiến dịch làm sạch môi trường làm việc, môi trường sống... Đồng thời, Việt Nam cũng thường xuyên thay đổi địa điểm tổ chức các hoạt động trọng tâm cho cả nước.

Qua tìm hiểu, lễ kỷ niệm ở Việt Nam thường có sự tham gia của tất cả các tầng lớp khác nhau từ Chính phủ, cơ quan, tổ chức quốc tế, Đại sứ quán đến sinh viên, học sinh và các tầng lớp xã hội khác.

Nguồn tài liệu tham khảo: Wikipedia

 



source https://litteritcostsyou.org/ngay-moi-truong-the-gioi/