Thứ Năm, 20 tháng 2, 2020

Bụi mịn là gì? – Tác hại bụi mịn

Hiện nay, vấn đề gây nhức nhối không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới đó chính là bụi mịn. Đây là tác nhân gây ra ô nhiễm không khí khá nghiêm trọng tại các thành phố lớn. Bụi mịn có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ của tất cả mọi người, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ. Vậy bụi mịn là gì? Bụi mịn có tác hại như thế nào? Cách phòng tránh và bảo vệ ra sao? Cùng Litter, it costs you tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Tổng quan về bụi mịn

Bụi mịn là gì?

[caption id="attachment_1195" align="aligncenter" width="660"]Bụi mịn là gì? Bụi mịn là gì?[/caption]

Bụi mịn là những hạt vật chất có kích thước cực kỳ nhỏ ở bên trong môi trường không khí. Đường kính của hạt bụi mịn là dưới 10 micromet, bằng ⅕ của kích thước sợi tóc. Kích thước này khiến bụi mịn trở nên vô hình và chúng ta chỉ quan sát được chúng dưới kính hiển vi điện tử mà thôi. 

Cụ thể, có 4 loại kích thước: 

  • PM10: đường kính 2.5 tới 10 micromet
  • PM2.5: đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2.5 micromet
  • PM1.0: đây là hạt bụi siêu mịn có đường kính nhỏ hơn 1 micromet
  • PM0.1: đây là bụi nano có đường kính dưới 0.1 micromet

Bụi mịn thường xuất hiện ở những ngày có không khí khô hoặc nhiệt độ thấp. Bụi mịn có lan rộng đến hàng cây số. Bụi mịn được hình thành từ những chất như carbon, nitơ và các loại kim loại khác.

Bụi mịn đến từ đâu?

[caption id="attachment_1194" align="aligncenter" width="700"]Bụi mịn đến từ đâu? Bụi mịn đến từ đâu?[/caption]

Các hạt bụi mịn có thể sinh ra từ tự nhiên từ các vụ cháy rừng, khói núi lửa, bụi sa mạc, bão cát hay từ những chất thải sinh vật như bào tử nấm, phấn hoa, nước thải côn trùng… 

Tuy nhiên, bên cạnh những hạt bụi mịn được sinh ra từ tự nhiên, tác động của con người cũng là một nhân tố tạo ra bụi mịn. Cụ thể, những hạt bụi mịn có thể được tạo ra từ khí thải xe máy, ô tô, xe tải, xe buýt, nhà máy điện… Các hoạt động như đốt than, gỗ hay cháy rừng cũng là nguyên nhân khiến bụi mịn tăng lên trong không khí. 

Một điểm lưu ý đó là không chỉ những hoạt động ngoài trời khiến sản sinh ra bụi mịn mà cả những hoạt động hàng ngày bên trong ngôi nhà cũng khiến tạo ra bụi mịn. Cụ thể, các hoạt động hàng ngày như nấu ăn (xào, chiên, nướng thịt), hút thuốc, đốt nến… đều có thể tạo ra bụi mịn ngay chính trong ngôi nhà mà bạn đang sinh sống. 

Tác hại của bụi mịn

[caption id="attachment_1197" align="aligncenter" width="700"]Tác hại của bụi mịn Tác hại của bụi mịn[/caption]

Bụi mịn có kích thước khá nhỏ. Tuỳ từng kích thước mà sẽ có độ xâm nhập vào cơ thể người khác nhau. Hạt nào càng nhỏ càng dễ xâm nhập sâu vào hệ hô hấp hơn. Đặc biệt, một khi chúng đã vượt qua được hàng rào lá chắn ngăn bụi ở phổi thì rất khó có thể loại bỏ chúng. 

Sau khi xâm nhập vào chúng sẽ gây các tác hại như:

  • Viêm phế quản mạn tính, giảm chức năng phổi, bệnh hen suyễn hay thậm chí là ung thư phổi. Theo nghiên cứu của WHO, tỷ lệ người mắc ung thư sẽ tỷ lệ thuận với mức độ ô nhiễm bụi mịn. Cụ thể, nếu lượng bụi mịn PM10 tăng lên 10 µg/m3 thì tỷ lệ người mắc ung thư sẽ tăng 22%. Trong khi đó, nếu lượng bụi mịn PM2.5 tăng lên 10 µg/m3 thì tỷ lệ người mắc ung thư sẽ tăng 36%. 
  • Gây suy nhược hệ thần kinh, bệnh về tim mạch, nhiễm độc máu hay máu khó đông. 
  • Gây ra tình trạng nhiễm độc máu nhau thai khiến thai chậm phát triển. Trẻ sau khi sinh ra có thể bị tự kỷ hoặc suy nhược hệ thần kinh. 
  • Bên cạnh đó, theo nghiên cứu, các kim loại nặng có trong bụi mịn có thể gây ung thư hoặc có tác động đến DNA và gây ra tình trạng đột biến gen. 

Trẻ em là nhóm đối tượng dễ bị tác động nhất bởi lúc này hệ miễn dịch của trẻ còn chưa phát triển đầy đủ. Theo nghiên cứu, lượng bụi mịn đi vào trong phổi của trẻ em cao gấp 2 lần so với người trưởng thành. Nếu trẻ sống ở nơi ô nhiễm không khí nặng thì có nguy cơ không phát triển được chiều cao một cách toàn diện và nguy cơ mắc bệnh hô hấp cao hơn 19 -25% so với những trẻ sống ở môi trường không khí bình thường.  

Làm gì để bảo vệ bản thân và gia đình?

Đeo khẩu trang đúng cách, đúng loại

[caption id="attachment_1196" align="aligncenter" width="622"]Đeo khẩu trang đúng loại, đúng cách Đeo khẩu trang đúng loại, đúng cách[/caption]

Trong điều kiện môi trường không khí bị ô nhiễm, khi đi ngoài đường, mọi người nên đeo khẩu trang đúng loại và đúng cách, bởi không phải loại khẩu trang nào cũng có thể ngăn bụi mịn. 

Các loại khẩu trang vải thông thường chỉ ngăn được những hạt bụi lớn. Khi sử dụng khẩu trang vải, mọi người nên thường xuyên giặt sạch và phơi khô để loại bỏ hạt bụi cũng như vi khuẩn thông thường. 

Khẩu trang y tế thông thường cũng cho hiệu quả lọc khá thấp bởi chúng chỉ bao gồm 2-3 lớp vải không dệt. Không những vậy, khẩu trang y tế còn không đảm bảo được độ kín để có thể lọc được những hạt bụi có kích thước siêu nhỏ như vậy. 

Hiện ó hai loại khẩu trang có thể bảo vệ và ngăn ngừa bụi mịn đó là khẩu trang N95 và khẩu trang than hoạt tính. 

  • Khẩu trang hoạt tính là loại khẩu trang gồm 3 lớp: lớp đầu tiên có chức năng cản bụi cơ học, lớp ở giữa chứa than hoạt tính giúp trung hòa những hợp chất và lớp trong cùng tạo sự thoải mái cho người dùng. 
  • Khẩu trang N95 còn được biết đến là khẩu trang đặc chủng có thể ngăn cản virus gây bệnh, vi khuẩn và bụi mịn PM2.5

Vệ sinh mắt, mũi đúng cách

[caption id="attachment_1200" align="aligncenter" width="700"]Vệ sinh mắt mũi đúng cách Vệ sinh mắt mũi đúng cách[/caption]

Ngoài việc trang bị khẩu trang chuyên dụng mỗi khi ra đường, mọi người nên vệ sinh mắt, mũi trong những trường hợp sau: sinh sống ở nơi ô nhiễm nhiều, sau khi ra đường, khi tiếp xúc với môi trường có khả năng gây bệnh, khi ngồi điều hoà nhiều… Đặc biệt, những người bị viêm mũi, viêm xoang cần phải xịt rửa mũi hằng ngày theo chỉ dẫn. 

Ngoài những dung dịch dùng cho mắt, mũi, mọi người có thể dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mắt mũi. Lưu ý, mỗi khi sử dụng cần dùng một lượng vừa đủ để tránh tình trạng đẩy dịch nhầy vào tai gây nên tình trạng viêm tai giữa sau đó xuống đường hô hấp gây viêm phổi… Cụ thể, mỗi ngày chỉ nên xịt vệ sinh mũi 2 lần, mỗi lần xịt 3 nhát. 

Tăng cường sức đề kháng

[caption id="attachment_1198" align="aligncenter" width="700"]Tăng cường sức đề kháng Tăng cường sức đề kháng[/caption]

Trẻ em luôn là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhiều nhất mỗi khi môi trường thay đổi, đặc biệt là khi bị ô nhiễm. Để có thể phòng ngừa bệnh không đáng có cho trẻ, mỗi phụ huynh nên giữ vệ sinh, chăm sóc và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ để có thể tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Đặc biệt, trẻ nhỏ trong thời gian bú sữa mẹ thì cần bủ đủ còn trẻ lớn hơn thì cần được uống đủ lượng nước cần thiết. Ngoài ra, các phụ huynh cũng nên để cho trẻ ngủ đủ giấc, tốt nhất là không nên trễ hơn 21 giờ. Bởi lẽ, khoảng thời gian từ 21 giờ tối hôm trước đến 5 giờ sáng hôm sau là khoảng thời gian để tạo miễn dịch và tăng sức đề kháng. 

Không những vậy, các phụ huynh nên giữ nhà cửa luôn sạch sẽ, thoáng mát, hút bụi thường xuyên, nhiệt độ phòng vừa phải (không quá lạnh hoặc quá nóng)... 

Khi trẻ có dấu hiệu sổ mũi nhẹ, ho thì các phụ huynh nên bôi dầu ở lòng bàn chân, nhỏ mũi và cho trẻ uống thuốc ho thảo dược đồng thời điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp để trẻ nhanh khỏi bệnh. 

Đối với người lớn tuổi, trong những ngày bụi nhiều, mọi người không nên ra đường quá sớm thay vào đó đợi mặt trời bắt đầu lên thì mới ra ngoài.  

Theo lời khuyên của các chuyên gia, mọi người nên đi khám sức khỏe tổng quát. Trong trường hợp tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm và thấy xuất hiện những tình trạng tức ngực, khó thở, ho nhiều thì mọi người nên đi khám ngay. 

Trên đây là một vài thông tin tổng quan về bụi mịn. Với những thông tin này, hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về bụi mịn và có những phương pháp để bảo vệ sức khoẻ của bản thân cũng như gia đình. 



source https://litteritcostsyou.org/bui-min-la-gi/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét