Thứ Ba, 3 tháng 3, 2020

Sự thật về ô nhiễm đại dương hiện nay

Tất thảy các dạng ô nhiễm đều gây ra những hậu quả khủng khiếp cho con người, và ô nhiễm đại dương cũng không ngoại lệ. Cùng tìm hiểu những sự thật liên quan đến nó và cùng chung chung tay bảo vệ “sức khỏe” đại dương nhé. 

Ô nhiễm đại dương là gì?

Nếu bạn quan tâm đến vấn đề ô nhiễm đại dương và thường xuyên cập nhật tin tức sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh đại dương chúng ta với đầy các loại rác thải, màu xanh hóa màu đen, bụng sinh vật toàn là rác,.... Đây chính là những biểu hiện của việc đại dương bị ô nhiễm. 

[caption id="attachment_1272" align="aligncenter" width="600"]Bạn có thực sự biết ô nhiễm đại dương là gì? Bạn có thực sự biết ô nhiễm đại dương là gì?[/caption]

Tuy nhiên, đó chỉ mới là bề nổi. Trên thực tế, đại dương bị rất nhiều “chất lạ” độc hại” xâm nhập. Các chất này có thể bị lơ lửng, đọng lại trong nước, thậm chí là bị hòa tan, tất cả đều rất nguy hiểm. 

Nguồn gốc gây ra ô nhiễm đại dương

Thật buồn nếu bạn biết được nguồn gốc gây ra ô nhiễm đại dương chủ yếu là do các hoạt động của con người. Và một số nguồn dưới đây đang rất đáng “báo động”: 

[caption id="attachment_1274" align="aligncenter" width="600"]Nguồn gốc gây ra ô nhiễm đại dương hiện nay Nguồn gốc gây ra ô nhiễm đại dương hiện nay[/caption]

  • Nước thải từ hoạt động công nghiệp, sản xuất xử lý chưa triệt để hay thậm chí chưa qua xử lý được thải trực tiếp vào các con sông hay biển cả. 
  • Các chất hóa học, thuốc trừ sâu sử dụng trong ngành nông nghiệp.
  • Các chất độc hại bị rò rỉ trong quá trình hoạt động tàu thủy
  • Sự cố tàu hoặc ống dẫn nước 
  • Công cuộc khai thác khoáng sản ở đáy biển quá mức 
  • Chất thải phóng xạ
  • Hay con người chủ động “chôn cất” rác thải vào biển

Hậu quả nặng nề của ô nhiễm đại dương

Đến nay, ô nhiễm đại dương dường như vẫn là một hiện tượng xa lạ với rất nhiều người. Có vẻ như đại dương “ở” quá xa với mọi người nên họ chưa nhìn thấy sự cấp bạch.

[caption id="attachment_1273" align="aligncenter" width="600"]Hậu quả nặng nề mà ô nhiễm đại dương gây ra Hậu quả nặng nề mà ô nhiễm đại dương gây ra[/caption]

Nhưng bạn biết không, một khi “sức khỏe” đại dương bị đe dọa, thì cũng là lúc sức khỏe của con người gặp nguy hiểm. Tức là, tính mạng của chúng ta không bị lấy đi ngay lập tức mà là “cái chết” từ từ.

Trước tiên là thiệt hại các tài nguyên ở đại dương. Điển hình như Việt Nam ta, lợi ích thu được từ biển, đại dương là điều không thể phủ nhận. Một khi ô nhiễm, thực vật hay động vật đều bị tổn thất.

[caption id="attachment_1275" align="aligncenter" width="600"]Ô nhiễm đại dương gây ra bệnh nguy hiểm cho con người Ô nhiễm đại dương gây ra bệnh nguy hiểm cho con người[/caption]

Tiếp đó, các chất độc hại mà con người sợ hãi, lại trôi nổi ở đại dương. Sinh vật ở đó không chết vì các chất này thì cũng ăn nhưng chất này. Như một vòng tuần hoàn, con người lại tiêu thụ các loại sinh vật này. Từ đây, các căn bệnh nguy hiểm xuất hiện. Điều này không còn xa vời, khi thực tế loài người đang phải đối mặt với rất nhiều dịch bệnh.

Chưa hết ô nhiễm đại dương còn gây tổn hại cho nền kinh tế vì phải tốn kém chi phí ngăn ngừa và xử lý.

Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm đại dương

Đừng nghe rồi để đó, khi thấy được những hậu quả đáng sợ của ô nhiễm đại dương, hơn ai hết, mỗi chúng ta cần nghiêm túc thực hiện những biện pháp giảm thiểu ô nhiễm đại dương.

[caption id="attachment_1271" align="aligncenter" width="600"]Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm đại nhiễm đại dương ai cũng cần biết Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm đại nhiễm đại dương ai cũng cần biết[/caption]

  • Xử lý nước thải đúng cách: từ cá nhân cho đến tập thể cần có quy trình làm sạch nước kỹ thuật tiên tiến hơn. Chẳng hạn như xử lý tốt bể tự hoại trong gia đình hay cần có nhà máy xử lý nước thải chất lượng. 
  • Thực hành nông nghiệp xanh: Nông dân có thể xây dựng và đưa vào thực hành các kế hoạch quản lý chất dinh dưỡng để hạn chế ứng dụng chất dinh dưỡng dư thừa do đó làm giảm khả năng ô nhiễm nước ngầm từ phốt phát và nitrat. Đồng thời giảm thiểu sự phụ thuộc vào thuốc trừ sâu hóa học.     
  • Xử lý nước thải công nghiệp: với tốc độ phát triển nhanh của ngành công nghiệp, nó phải đảm bảo được việc xử lý và loại bỏ các thành phần độc hại của chất thải để hạn chế gây ô nhiễm đại dương  
  • Tăng cường chính sách và luật pháp: nếu có thể, nên thiết lập luật chống ô nhiễm để biện pháp được hiệu quả hơn
  • Đẩy mạnh tuyên truyền cộng đồng. 

[caption id="attachment_1270" align="aligncenter" width="600"]Chung tay bảo vệ đại dương xanh sạch Chung tay bảo vệ đại dương xanh sạch[/caption]

Có thể bạn chưa biết, Việt Nam đang là nước gây ô nhiễm biển và đại dương thứ 4 trên thế giới, hàng năm có đến 1,8 triệu tấn rác thải. Có thể thấy, tình trạng này đã rất cấp bách và sức khỏe con người thực sự đáng lo ngại.

Đừng chỉ để thế giới biết đến Việt Nam qua những “bảng xếp hạng” không tốt như vậy. Hy vọng những chia sẻ trên về ô nhiễm đại dương thật sự và bổ ích, đồng thời có thể phần nào giúp tất mọi người hành động văn minh hơn, vì một đất nước xanh sạch, không rác thải.



source https://litteritcostsyou.org/o-nhiem-dai-duong/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét