Thứ Ba, 3 tháng 3, 2020

Ô nhiễm ánh sáng – Nguy cơ tiềm tàng ẩn sâu dưới vẻ hào nhoáng

Ô nhiễm môi trường có tác động khá lớn đến con người. Tuy nhiên có một loại ô nhiễm khiến nhiều người lơ là và chưa ý thức được mức độ nguy hiểm của nó, chính là ô nhiễm ánh sáng.

Tổng quan về ô nhiễm ánh sáng

Ô nhiễm ánh sáng là gì?

[caption id="attachment_1254" align="aligncenter" width="700"]Ô nhiễm ánh sáng là gì? Ô nhiễm ánh sáng là gì?[/caption]

Ô nhiễm ánh sáng có tên tiếng Anh là Light Pollution. Đây là việc do con người sử dụng không đúng hoặc quá mức ánh sáng nhân tạo gây khó chịu. 

Phân loại ô nhiễm ánh sáng

Ô nhiễm ánh sáng được phân loại thành nhiều loại khác nhau, bao gồm: lạm dụng ánh sáng (over-illumination), ánh sáng xâm nhập (light trespass), ánh sáng chói (glare), ánh sáng chiếm dụng bầu trời (sky glow) và ánh sáng lộn xộn (clutter). 

  • Lạm dụng ánh sáng

Đây là trường hợp người dân sử dụng ánh sáng một cách quá mức. Hầu hết chúng đều được khắc phục một cách nhanh chóng bằng những công nghệ ít tốn kém và có sẵn. Tuy nhiên việc này lại diễn ra khá ì ạch vì người dân còn chưa ý thức được điều này. 

  • Ánh sáng xâm nhập

Đây là hiện tượng khi ánh sáng xâm nhập vào địa phận của bên khác không mong muốn. Ví dụ như việc chiếu đèn qua hàng rào nhà hàng xóm. Ánh sáng xâm nhập có ảnh hưởng nhất định đến việc quan sát thiên văn. Chính vì vậy, Mỹ đã có những quy định, tiêu chuẩn để có thể bảo vệ các đài quan sát. 

  • Ánh sáng chói

Đây là hậu quả của việc đối lập giữa vùng tối và vùng sáng. Nếu ánh sáng ngày chiếu thẳng vào người đang đi đường hoặc lái xe có thể khiến xảy ra tình trạng mất tầm nhìn đến tận 1 tiếng sau đó. Chính điều này sẽ có ảnh hưởng nhất định đến an toàn giao thông. 

  • Ánh sáng chiếm dụng bầu trời

[caption id="attachment_1255" align="aligncenter" width="700"]Ánh sáng chiếm dụng bầu trời Ánh sáng chiếm dụng bầu trời[/caption]

Ánh sáng chiếm dụng bầu trời thường xảy ra ở những khu vực đông dân cư, đặc biệt là những đô thị hiện đại. Các ánh sáng từ những nguồn khác nhau lúc này sẽ toàn bộ phản chiếu lên bầu trời tạo ra hiện tượng sáng bừng một khu vực khi quan sát từ xa. Ánh sáng chiếm dụng bầu trời cũng có ảnh hưởng nhất định đến quá trình quan sát các vì sao. 

  • Ánh sáng lộn xộn

Ánh sáng lộn xộn là từ dùng để chỉ có quá nhiều luồng ánh sáng khác nhau quá mức cùng một lúc. Các luồng sáng này lộn xộn nên thường gây mất tập trung và cực kỳ dễ gây ra tai nạn. Trường hợp này thường xảy ra tại các thành phố lớn nơi mà hệ thống chiếu sáng kém hoặc có quá nhiều đèn, biển hiệu quảng cáo. 

Những tác động mà ô nhiễm ánh sáng đem lại

Hệ sinh thái

Ô nhiễm ánh sáng có thể ảnh hưởng cuộc sống sinh hoạt của các động vật hoang dã. Nhịp sinh học bình thường bị phá vỡ sẽ gây ra tình trạng chu kỳ hoạt động của động vật bị thay đổi. Cụ thể, ánh sáng nhân tạo sẽ thu hút côn trùng khiến nguồn thức ăn của các loài chim bị mất đi và chuỗi thức tự nhiên từ đây sẽ bị phá vỡ.

Ánh sáng nhân tạo còn ảnh hưởng đến thực vật. Cụ thể, ánh sáng nhân tạo sẽ gây ra cơ chế quang hợp bị rối loạn, lá bị rụng, lượng CO2 tăng. Không những vậy, năng lượng phát ra từ việc chiếu sáng ban đêm có thể sản sinh ra một loại khí nhà kính khác và khiến quá trình nóng lên của Trái Đất xảy ra nhanh hơn. 

Con người

Sống trong môi trường hiện đại, ô nhiễm ánh sáng đã có những tác động “âm thầm” đến con người. 

Đầu tiên, nó ảnh hưởng khá lớn đến thị lực của con người. Cụ thể, nếu cường độ ánh sáng mạnh chiếu đến mắt và được hấp thụ vào trong mắt bởi các sắc tố sẽ khiến năng lượng ánh sáng chuyển thành nhiệt năng và gây ra tình trạng đông protein trong tế bào. Nếu cường độ và thời gian ánh sáng tác động đến võng mạc vượt ngưỡng phục hồi thì có thể khiến thị lực bị ảnh hưởng. Không những vậy, ánh sáng xanh từ các thiết bị như điện thoại, tivi, máy tính… có thể tác động lớn nhất đến thị lực, đặc biệt là trẻ em. 

[caption id="attachment_1256" align="aligncenter" width="700"]Ánh sáng xanh ảnh hưởng đến thị lực của con người Ánh sáng xanh ảnh hưởng đến thị lực của con người[/caption]

Thứ hai, ô nhiễm ánh sáng có thể phá hoại giấc ngủ và làm suy nhược cơ thể. Không những vậy nó còn có thể khiến con người mắc bệnh ung thư và tim mạch. Cụ thể, theo nghiên cứu của Đại học Haifa, Israel, những người sống ở những nơi có ánh sáng nhân tạo nhiều sẽ có nguy cơ mắc ung thư cao hơn 73% so với những người sống ở nơi có ánh sáng tự nhiên. 

Nền kinh tế

Theo nghiên cứu, hiện nay có khoảng 50-90% ánh sáng phát ra từ các toà nhà là không cần thiết. Điều này gây lãng phí năng lượng và kinh tế rất nhiều. Theo số liệu của Tổ chức bảo vệ bầu trời đêm, chỉ riêng Mỹ đã có 38% năng lượng là không cần thiết dẫn đến việc tiêu tốn 2 triệu thùng dầu mỗi năm tương đương với 1.5 tỷ USD. Việc lãng phí này còn đóng góp cho việc tăng lượng khí thải CO2 lên thành 300 triệu tấn/năm. Như vậy, có thể nói rằng ô nhiễm ánh sáng đã có tác động cực kỳ xấu đến nền kinh tế toàn cầu. 

Làm gì để hạn chế ô nhiễm ánh sáng

[caption id="attachment_1257" align="aligncenter" width="512"]Tắt đèn khi không cần thiết Tắt đèn khi không cần thiết[/caption]

Theo các nhà khoa học, việc ô nhiễm ánh sáng có thể cải thiện được bằng những hành động vô cùng đơn giản. Cụ thể:

  • Chỉ sử dụng ánh sáng vào không gian và thời gian cần thiết
  • Không sử dụng ánh sáng một cách quá mức
  • Hạn chế sử dụng ánh sáng xanh
  • Sử dụng ánh sáng tự nhiên thay vì ánh sáng nhân tạo. 
  • Sử dụng màn che để tránh trường hợp ánh sáng bên trong lọt ra bên ngoài. 
  • Đo lường mức độ ô nhiễm ánh sáng để có thể chuẩn hoá các đồ dùng, thiết bị… 
  • Áp dụng phương pháp phù hợp cho từng loại ô nhiễm ánh sáng khác nhau.

Với những thông tin này hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về ô nhiễm ánh sáng để từ đây có thể đưa ra những biện pháp hạn chế ô nhiễm ánh sáng và bảo vệ sức khoẻ của bản thân. 

 



source https://litteritcostsyou.org/o-nhiem-anh-sang/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét