Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2019

Những điều thú vị về loài cá Piranha

Cá Piranha có tên tiếng Việt là cá răng đao hay còn được gọi là cá cọp, loài cá có kích thước lớn, hung dữ và nguy hiểm với những chiếc răng sắc nhọn như dao.

Cá răng đao là loại cá nước ngọt thuộc họ Characidae, có kích thước lớn, cá trưởng thành có kích thước từ 14 đến 26 cm. Loài cá này đến từ miền Tây Nam Brazil. Piranha là một trong những thành viên thuộc họ Characidae, đây là một họ cá lớn gần 1200 loài gồm nhiều loại cá nhiều người biết đến như cá rìu. Cá piranha thực chất thuộc phân họ Serresalmidae có nghĩa là cá răng cưa, cái tên này được đặt theo đặc điểm của các loài cá có sống bụng sắc, có răng cưa.

[caption id="attachment_921" align="aligncenter" width="700"]Cá Piranha hay còn gọi là cá răng đao Cá Piranha hay còn gọi là cá răng đao[/caption]

Phân họ loài cá Piranha

Piranha thuộc phân họ Serasalmidae, trong đó họ này được chia thành nhiều chi. Những loài nằm trong chi đầu tiên được cho là Piranha chính hiệu và những loài khác thuộc chi Serrasalmus thường được gọi là Pirambeba. Những người nuôi cá Piranha thường chọn nuôi các loài thuộc 2 chi này.

Các loài thuộc hai chi Pygocentrus và Serrasalmus thường bị nhầm lẫn với nhau bởi sự giống nhau giữa một số loài và việc thay đổi tên khoa học. Ví dụ, loài Pygocentrus nattereri được biết đến là cá Piranha bụng đỏ từng được đặt tên là Serrasalmus nattereri và Rooseveltiella nattereri.

Nhiều phát hiện gần đây về một số loài và phân loài khiến việc đặt tên và phân loại thêm khó khăn. Ví dụ Serresalmus niger thì nay đổi thành Serrasalmus rhombeus và nhiều dấu hiệu cho thấy loài này thực tế mặc dù có bề ngoài giống các loài khác nhưng lại là các loài khác nhau. Hay đối với loài Serrasalmus spolopleura là một nhóm gồm nhiều loài tương tự với những đặc điểm khác biệt như về hình dạng, màu sắc và nơi phân bố.

Cách thức hoạt động

Ngoài tự nhiên, các loài cá piranha thuộc chi Pygocentrus tụ tập thành bầy lớn và di chuyển trong các con sông ở Nam Mỹ. Điều này tuy không thể tính toán cụ thể trong môi trường nuôi dưỡng nhưng chúng vẫn thể hiện một vài đặc điểm của hành vi hoang dã trước khi chúng được cung cấp điều kiện sống phù hợp.

Đầu tiên, hầu hết các bầy sẽ có một hay vài cá thể đầu đàn, tuỳ theo quy mô của bầy hay còn được gọi là những kẻ dẫn dắt bầy đàn. Mặc dù cá Piranha thường quây quần với nhau nhưng trong thời khắc quyết định cá đầu đàn sẽ thể hiện uy quyền của nó thông qua hành động là ăn đầu tiên hay chiếm và bảo vệ vị trí tốt nhất trong hồ (vị trí có tầm nhìn tốt nhất, vị trí tốt nhất để kiếm thức ăn là dòng nước thổi ra). Thậm chí, con đầu khi thấy sự xuất hiện của bất kỳ thuộc cấp nào ở đó đều được chỉnh đốn ngay lập tức bằng biểu hiện hung dữ, tức đuổi hay thậm chí cắn bị thương.

Nhóm cá Pygocentru sống trong sự sợ hãi và thiếu tin cậy lẫn nhau một cách thường trực, thậm chí ngay khi mọi thứ đều bình thường nhưng chúng luôn có khả năng gây ra những vết thương nghiêm trọng hay thậm chí giết lẫn nhau. Để sống sót, một cá thể luôn phải nhận biết đâu là vị trí của những con khác, tính khí của chúng và chúng có thể làm gì kế tiếp, việc thiếu cảnh giác những con cá trong nhóm này sẽ phải trả giá rất đắt.

Hành vi này có thể giải thích tại sao có nhiều cá piranha trong môi trường nuôi dưỡng trở nên nhợt nhạt và nhút nhát mặc dù chúng từng rất đẹp. Chỉ một lúc không cẩn trọng có thể trả giá bằng cả mạng, điều này còn nghiêm trọng hơn ngoài thiên nhiên, nơi cá piranha là thức ăn của rất nhiều loài săn mồi như cá sấu, cá heo nước ngọt và những loài cá săn mồi kích thước lớn hơn cá piranha. Thậm chí, cá piranha còn ăn thịt lẫn nhau, đặc biệt là giữa cá con và trong mùa khô hạn khi lượng thức ăn trở nên khan hiếm và bầy cá bị kẹt trong những vũng nước nhỏ.

[caption id="attachment_923" align="aligncenter" width="600"]Hay còn cái tên khác là cá răng đao Hay còn cái tên khác là cá răng đao[/caption]

Tuy nhiên, có một số ngoại lệ như Serrasalmus spilopeura, Serrasalmus maculatus, Serrasalmus geryi, cá piranha thuộc chi Serrasalmus là những loài cá sống đơn độc. Chúng không chấp nhận cá khác sống cùng hồ, chúng rất hung dữ và bảo vệ lãnh thổ cao. Hành vi ngoài tự nhiên của loài này chưa được nghiên cứu đầy đủ nên đa phần chưa được biết đến.

Những gì mà con người biết đó là loài Serrasalmus rhombeus đôi khi di chuyển và tìm kiếm thức ăn theo những đàn tạm thời ngoài tự nhiên nhưng chúng vẫn chuộng lối sống đơn lẻ. Điều này có lẽ bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường như song cạn nước vào mùa khô khiến các loài piranha phải sống chung trong một không gian chật hẹp hay trong mùa sinh sản.

Thức ăn chính

Nguồn thức ăn chính của các Piranha là cá. Chúng săn mồi bằng cách săn đuổi hay rình mồi. Bên cạnh cá, chúng còn ăn cả côn trùng, động vật giáp xác, chim con rơi xuống nước và đôi khi cả động vật có vú, bò sát và lưỡng cư. Bất cứ thứ gì lôi cuốn sự chú ý của chúng khi đói khát mà không kịp thoát ra khỏi nước thì chúng đều lao vào ăn.

Bầy cá Piranha nằm bất động dưới những cái cây có chim đang làm tổ, bằng cách nào đó, chúng biết được thời điểm chim con bắt đầu nở. Chúng kiên nhẫn đợi dưới cây chờ chim con rơi xuống theo cách rất giống những con cá sấu hay làm ở khu công viên Florida, Mỹ. Những lúc mồi động vật trở nên hiếm hoi, cá piranha thậm chí còn ăn cả trái cây, vỏ và hạt, điều này cho thấy chúng biết cách linh động thích nghi với mọi hoàn cảnh trong môi trường sống của mình.

Hầu hết những con thú lớn bị cá Piranha tấn công đều là những con suy yếu hay bị thương. Một bầy piranha lớn cũng chỉ tấn công con thú mạnh khoẻ trong những trường hợp đặc biệt như vào mùa khô khi không thể di chuyển và nguồn thức ăn hiếm hoi. Việc cá ăn thịt lẫn nhau trong thời gian này là điều bình thường và tất cả thứ gì rơi xuống nước đều trở thành nạn nhân của loài cá nguy hiểm này.

[caption id="attachment_922" align="aligncenter" width="700"]Loài cá có những chiếc răng nhọn Loài cá có những chiếc răng nhọn[/caption]

Đặc biệt trong mùa sinh sản, khi mức độ hung dữ đạt đến đỉnh điểm, bằng việc ăn những con thú yếu ớt, cá piranha có những cách thức kiếm ăn tương tự như những con kền kền, linh cẩu, những lúc này chúng giống như những nhân viên vệ sinh trong môi trường hoang dã. Loài cá piranha bị hấp dẫn bởi cử động đạp nước hay di chuyển của thú bị bệnh. Một khi chúng bắt đầu tấn công con mồi, những con piranha khác sẽ tham gia rất nhanh, chúng lao vào nơi phát ra chuyển động của nạn nhân, máu, tiếng động và sự hỗn loạn gây ra bởi những con piranha điên cuồng đang ăn mồi khác.

Quá trình sinh sản

Quá trình sinh sản ở tất cả các loài cá piranha không đều đã được biết hết mà chỉ có vài loài được quan sát ngoài tự nhiên. Hầu hết những gì con người biết về quá tình sinh sản của cá piranha đều được quan sát trong hồ nuôi và cho đến nay, chỉ có một vài loài được cho sinh sản thành công. Các loài Pygocentrus nattereri, Serrasalmus maculatus, Serresalmus spilopleura và vài loài mới như Pygocentrus cariba đã sinh sản sản thành công trong hồ nuôi. Ngoài ra, một số loài khác như Serresalmus rhombeus đã sinh sản thành công trong hồ kính công cộng và sở thú.

[caption id="attachment_924" align="aligncenter" width="600"]Loài Pygocentrus nattereri bắt cặp để sinh sản Loài Pygocentrus nattereri bắt cặp để sinh sản[/caption]

Về sự sinh sản của loài Pygocentrus nattereri, đây loài được nuôi phổ biến nhất trong hồ cảnh nhưng cũng có thể áp dụng cho những loài khác cùng chi, có thể so sánh cho các chi khác. Mặc dù sự ghép cặp và sinh sản ở chi Serrasalmus có thể khác bởi hầu hết các loài đều sống đơn độc và rất hung dữ ngay cả với chính đồng loại của chúng. Người ta đoán rằng các loài thuộc chi Serrasalmus tiết ra một loại hóc môn để hấp dẫn những cá thể thành thục đến sinh sản và do đó làm giảm mức độ hung dữ.

Việc kích thích sinh sản trong mọi trường hợp là cần thiết. Đầu tiên, môi trường sống cụ thể là hồ nơi những con piranha trong quá trình sinh sản phải thật yên tĩnh. Ngoài ra, các loài cá piranha phải thích nghi với nhau, bầy cá này phải được nuôi chung từ lâu và phát triển các mối quan hệ gần gũi. Ngoài ra, chất lượng nước phải đảm bảo (không có ammoniac, nitrat, độ pH phù hợp và nhiệt độ khoảng 28 độ C. Hồ phải đủ rộng để cá có khả năng bắt cặp và xây dựng lãnh thổ riêng mà không bị tác động quá nhiều. Điều cuối cùng nhưng rất cần thiết chính là sự may mắn trong quá trình kết đôi sinh sản.

Khi cặp cá sẵn sàng đẻ trứng, chúng chiếm một lãnh thổ riêng và đuổi tất cả cá khác đi. Lúc này, cá có màu sẫm lại, hành vi trở nên rất hung dữ. Trong lãnh thổ của mình, cặp cá xây tổ dưới đáy, chúng dọn sạch cây thuỷ sinh và đá bằng cách quẫy lắc đuôi đẩy chất thải ra xa tổ. Khi tổ đã sẵn sàng, cá đực kè cá cái vào phía trên tổ. Về sau, cá cái đẻ trứng ở đó và cá đực nhanh chóng thụ tinh cho trứng.

Sau khi sinh sản, cá đực canh tổ và đuổi tất cả cá khác tiến lại gần. Đôi khi cá cái bỏ đi nhưng cũng đôi khi nó ở lại giúp canh tổ. Trứng thụ tinh có màu vàng sẽ nở sau 2 đến 3 ngày. Noãn hoàng cung cấp dinh dưỡng cho cá con trong vài ngày đầu tiên. Vài ngày sau chúng bắt đầu bơi lội tự do. Điều kiện tốt nhất là nên vớt cá con ra và đem nuôi trong hồ riêng. Vào giai đoạn này, cá bố mẹ vẫn bảo vệ bầy con rất dữ dội vì vậy khi lấy ra phải hết sức cẩn thận khi hút cá con.

» Bạn có thể quan tâm: Cá mập Megalodon – Quái vật săn mồi đã tuyệt chủng?

 

 



source https://litteritcostsyou.org/ca-piranha/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét