Thứ Ba, 4 tháng 6, 2019

Khủng long và sự tuyệt chủng của khủng long

Dường như dù chưa tận mắt thấy sinh vật này bằng xương bằng thịt, nhưng chúng ta đều biết đến những sinh vật cổ đại này. Tuy đã đi vào tuyệt chủng, tuy nhiên những vết tích, hóa thạch của khủng long để lại vẫn khiến con người tò mò và nghiên cứu về chúng. Hôm nay, hãy cùng Thiên nhiên kỳ thú tìm hiểu về sinh vật này và lý do vì sao chúng lại đi vào tuyệt chủng nhé!

Sơ lược về khủng long

Với hơn 1000 loài phi chim và 500 chi khủng long riêng biệt, khủng long là một nhóm đa dạng từ hình thái, sinh thái đến cả phân loại. Chúng xuất hiện ở khắp tất cả các châu lục, hóa thạch của chúng được tìm thấy ở mọi nơi. Có loại ăn thịt, có loại ăn cỏ, có loại đi bằng 2 chân, loại thì đi bằng 4 chân. Khủng long xuất hiện vào kỷ Tam Điệp và chúng chiếm ưu thế trong nhiều thiên niên kỷ kể cả về số lượng lẫn sức mạnh. Mãi cho tới sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen xảy ra, chúng ta mới có thể thấy được sự suy thoái của một nhóm động vật xưng bá một thời.

[caption id="attachment_870" align="aligncenter" width="1280"]Tổng quan về khủng long Tổng quan về khủng long[/caption]

Định nghĩa

Nhóm động vật được định nghĩa chung là khủng long bao gồm khủng long bọc giáp, khủng long mặt sừng (loại động vật ăn cỏ có diềm cổ và sừng), khủng long chân chim (loại động vật ăn cỏ có hai hoặc bốn chân), khủng long dạng thằn lằn (loại động vật có đuôi dài và bốn chân lớn ăn cỏ), khủng long chân thú (chim và các loại đồng vật ăn thịt đi bằng 2 chân) và khủng long phiến sừng.

Những nghiên cứu về khủng long được ghi nhận lần đầu tiên vào những năm đầu thế kỷ XIX. Chim cũng là một nhánh thuộc vào nhóm động vật khủng long, và từ chứng minh này mà chúng ta biết được rằng khủng long chưa thật sự tuyệt chủng. Hiện nay, con cháu của khủng long vẫn tồn tại với chúng ta, tuy nhiên chúng không gây hại gì cho chúng ta như những bộ phim về khủng long đã chiếu. Chim nằm trong phân bộ khủng long chân thú, phân vào nhóm Maniraptora của nhánh khủng long đuôi rỗng.

Kích thước

Sauropodo được cho là những loại khủng long có kích thước lớn nhất và cũng là nặng nhất, dù là con nhỏ nhất trong đám Sauropoda thì nó vẫn to hơn tất cả các loài khủng long còn lại. Loài khủng long to, cao và nặng cân nhất theo nghiên cứu hóa thạch được cho là Giraffatitan, với khung xương cao 12 mét và dài tới 22,5 mét. Bộ xương được tìm thấy ước tính cho thấy rằng động vật chứa khung xương này có thể nặng từ 30000 đến 60000 kg. Các nhà nghiên cứu cho rằng, vẫn còn những loài khủng long lớn hơn nữa, tuy nhiên do chưa tìm được mẫu hóa thạch hoàn chỉnh nên không thể xác định được. Nhưng với số liệu kể trên cũng đủ để làm con người choán ngợp về độ kì vĩ của loại sinh vật cổ đại này.

[caption id="attachment_874" align="aligncenter" width="660"]Kích thước khủng long khổng lồ Kích thước khủng long khổng lồ[/caption]

Bên cạnh đó, loài khủng long ăn thịt lớn nhất, nặng nhất được cho là Spinosaurus. Đây cũng được cho là loại khủng long ăn thịt dữ tợn, là bạo chúa của khủng long, là nỗi khiếp sợ của rất nhiều khủng long và động vật khác. Chi khủng long này ước tính nặng khoảng 8150 kg và có chiều cao đạt từ 16 đến 18 mét. Là loại khủng long ăn thịt có thể di chuyển dưới nước, Spinosaurus trở thành mối đe dọa và ám ảnh của những loài sinh vật dưới nước bên cạnh T-Rex, khủng long bạo chúa trên đất liền.

Lịch sử tiến hóa

Tổ tiên của khủng long là thằn lằn chúa, cũng vì thế mà mô tả chung về khủng long là những loài thằn lằn được giữ thăng bằng bằng chân sau bên dưới cơ thể. Sự kiện tạo ra ranh giới giữa kỷ Permi và kỷ Trias chính là sự kiện tuyệt chủng kỷ Permi - kỷ Trias, được xem là một trong những sự kiện tuyệt chủng nghiêm trọng nhất từng xảy ra với Trái đất. Sự kiện này làm cho 70% các loài động vật có xương sống trên đất liền và 96% các loài sinh vật biển tuyệt chủng.

[caption id="attachment_872" align="aligncenter" width="660"]Sự tiến hoá của khủng long Sự tiến hoá của khủng long[/caption]

Và điểm đáng chú ý là, sự phục hồi sự sống sau sự kiện này diễn ra vô cùng chậm, cũng bởi vì sự đa dạng sinh học đã mất đi. Sau sự kiện này, khủng long bắt đầu xuất hiện, tuy nhiên chúng vẫn chưa thực sự chiếm ưu thế bởi vẫn còn nhiều loài thằn lằn chúa và cung thú khác đe dọa được sức mạnh của chúng. Tuy nhiên, đến vào giai đoạn tuyệt chủng Trias - Jura, thì nhóm thằn lằn chúa đời đầu đã thật sự đi vào kết thúc, và khủng long, từ đó cũng phát triển mạnh mẽ và đa dạng hơn. Chúng bắt đầu chiếm dần các hốc sinh thái từ các nhóm sinh vật đã tuyệt chủng kia.

Kỷ Jura, được xem là kỷ nguyên của khủng long, khi tại đây, khủng long tiếp tục tiến hóa và trở thành những động vật ăn thịt lớn và những đông vật ăn cỏ cùng khủng long chân thằn lằn lớn.

Phân loại

Khủng long, theo phân loại dựa trên nghiên cứu của Holtz (2008), nghiên cứu được dựa trên quan hệ tiến hóa và cấu trúc hông của chúng, gồm 2 phân nhóm cơ bản: Saurischia và Ornithischia.

Saurischia

Saurischia đại diện cho những nhóm khủng long có cấu trúc hông thằn lằn, gồm các loại khủng long Theropoda (chân thú) và Sauropodomorpha (chân thằn lằn). Cấu trúc xương của Saurischia có điểm khác biệt nhiều so với Ornithischia. Chúng được phân biệt qua cấu trúc khung chậu ba chĩa, trong khi khung chậu của Ornithischia được sắp xếp song song với đốt háng, xương mu hướng về phía sau thì xương mu của Saurischia lại hướng về phía trước.

[caption id="attachment_876" align="aligncenter" width="660"]Khủng long ăn thịt 2 chi Khủng long ăn thịt 2 chi[/caption]

Saurischia được gọi là nhóm thằn lằn hông vì cấu trúc hông của chúng cũng được tìm thấy ở thằn lằn hiện đại ngày nay.

Ornithischia

Bởi vì cấu trúc khung xương chậu của Ornithischia giống với loại chim, nên chúng được xếp vào một nhóm và có cái tên gọi như vậy. Xương tiền răng của chúng trùng với xương tiền hàm ở hàm trên, tạo ra một bộ phận trong như một cái mỏ chim. Ornithischia là nhóm khủng long ăn thực vật, có xương mu hướng xuống phía đuối, chuỗi về phía đuôi, và xương mu của chúng song song với đốt háng, nhằm nâng đỡ phần bụng. Ornithischia là nhóm khủng long có khả năng sử dụng cả 2 tư thế đứng, bao gồm tư thế đứng bằng 2 chân và tư thế đứng bằng 4 chân trong quá trình tiến hóa của mình.

[caption id="attachment_873" align="aligncenter" width="736"]Khủng long ăn thực vật Ornithischia Khủng long ăn thực vật Ornithischia[/caption]

Ornithischia bao gồm các 3 nhánh chính, gồm Heterodontosauridae, là những khủng long chân chim nguyên thủy ăn tạp, có vóc dáng nhỏ và răng giống với răng nanh; Thyreophora, là những sinh vật khủng long 4 chân, có giáp tự vệ và cuối cùng là Neornithischia, loài sinh vật sở hữu hông chim mới.

» Bạn có thể quan tâm: Hải quỳ – Động vật ăn thịt đáng sợ của biển cả

Sự tuyệt chủng của khủng long

Tuy rằng, hiện nay các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chim cũng là một loại động vật thuộc vào nhóm động vật khủng long, điều đó đồng nghĩa với việc khủng long chưa thực sự tuyệt chủng. Tuy nhiên, vào khoảng thời gian cách bây giờ 66 triệu năm, hầu hết tất cả các loại khủng long, bao gồm khủng long phi chim và cả nhiều nhóm chim cũng đã bị tuyệt chủng.

Thời điểm tuyệt chủng của khủng long, đánh dấu sự tan biến của một nhóm sinh vật chiếm ưu thế nhất trong kỷ Jura, được gọi là sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta - Paleogen. Sự kiện này còn có thể gọi với các tên khác như sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta - phân đại Đệ Tam. Sự kiện này có cái tên như vậy bởi nó xảy ra vào giữa kỷ Creata và kỷ Paleogen, với ranh giới địa chất giữa 2 kỷ nguyên này là một dải trầm tích mỏng có mặt tại hầu khắp các nơi trên thế giới. Một sự kiện đánh dấu sự kết thúc của khủng long, của đại Trung Sinh và là dấu mốc cho sự bắt đầu của kỷ nguyên mới, đại Tân Sinh.

[caption id="attachment_875" align="aligncenter" width="750"]Sự tuyệt chủng của khủng long Sự tuyệt chủng của khủng long[/caption]

Có rất nhiều giả thuyết về nguyên nhân gây ra sự tuyệt chủng của khủng long, tuy nhiên đa số các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng, nguyên nhất cơ bản của sự tuyệt chủng này chính là do một tiểu hành tinh đã va chạm vào Trái Đất. Đây là điều đa số chúng ta cũng đã biết thông qua các bộ phim. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu kỹ hơn nhé!

Sự va chạm của tiểu hành tinh

Theo nghiên cứu của nhà vật lý Walter Alvarez cùng cha mình là nhà khảo cổ học Luis Walter Alvarez vào năm 1980, đã cho thấy rằng vào khoảng 66 triệu năm về trước, thời điểm một tiểu hành tinh đã va vào trái đất, tạo nên hố Chicxulub 180km kéo theo sự tuyệt chủng này.

Sự va chạm này gây ra các hiện tượng dẫn đến sự tuyệt chủng, bao gồm sự ức chế quá trình quang hợp, giải phóng sol khí axit và cả gây ra mưa axit. Chúng làm giảm quá trình quang hợp của thực vật cũng như ăn dần ăn mòn sự sống của các sinh vật khác.

[caption id="attachment_871" align="aligncenter" width="900"]Sự va chạm của tiểu hành tinh khiến khủng long bị tuyệt chủng Sự va chạm của tiểu hành tinh khiến khủng long bị tuyệt chủng[/caption]

Bẫy Deccan

Với quan điểm rằng quá trình tuyệt chủng là diễn ra từ từ, thì nguyên nhân cho quan điểm này chính là các dòng lũ bazan, hay còn được gọi là bẫy Deccan đã gây ra sự kiện tuyệt chủng. Kéo dài hơn 2 triệu năm và kéo dài vào khoảng 68 Ma, các bẫy Deccan với sự giải phóng bụi và các sol khí sulfuric vào không khí, đã làm giảm quá trình quang hợp của thực vật và ngăn lại ánh sáng của mặt trời. Bên cạnh đó, các hoạt động của núi lửa từ bẫy Deccan cũng sinh ra một lượng cacbon dioxit lớn, từ đó gây ra hiệu ứng nhà kính khiến cho sol khí và bụi chiếm toàn bộ khí quyển.

[caption id="attachment_877" align="aligncenter" width="600"]Bẫy Deccan gây ra sự tuyệt chủng của khủng long Bẫy Deccan gây ra sự tuyệt chủng của khủng long[/caption]

Biển thoái Maastricht

Biển thoái cũng là một trong những nguyên nhân được cho là gây ra sự tuyệt chủng của khủng long. Biển thoái mạnh đã gây ra sự làm giảm diện tích của thềm lục địa. Bên cạnh đó, nó cũng gây ra sự biến đổi khí hậu và tăng nhiệt độ toàn cầu. Các biển nông mất đi cũng do biển thoái và nó đã làm thay đổi môi trường sống của rất nhiều sinh vật, từ đó đe dọa và thậm chí là làm tuyệt chủng chúng

Phía trên là những gì chúng mình đã tìm hiểu và tổng hợp về khủng long và các nguyên nhân gây ra sự tuyệt chủng của khủng long. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về loài sinh vật cổ đại này nhé!

 



source https://litteritcostsyou.org/su-tuyet-chung-cua-khung-long/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét