Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2019

Những điều thú vị về loài cá Piranha

Cá Piranha có tên tiếng Việt là cá răng đao hay còn được gọi là cá cọp, loài cá có kích thước lớn, hung dữ và nguy hiểm với những chiếc răng sắc nhọn như dao.

Cá răng đao là loại cá nước ngọt thuộc họ Characidae, có kích thước lớn, cá trưởng thành có kích thước từ 14 đến 26 cm. Loài cá này đến từ miền Tây Nam Brazil. Piranha là một trong những thành viên thuộc họ Characidae, đây là một họ cá lớn gần 1200 loài gồm nhiều loại cá nhiều người biết đến như cá rìu. Cá piranha thực chất thuộc phân họ Serresalmidae có nghĩa là cá răng cưa, cái tên này được đặt theo đặc điểm của các loài cá có sống bụng sắc, có răng cưa.

[caption id="attachment_921" align="aligncenter" width="700"]Cá Piranha hay còn gọi là cá răng đao Cá Piranha hay còn gọi là cá răng đao[/caption]

Phân họ loài cá Piranha

Piranha thuộc phân họ Serasalmidae, trong đó họ này được chia thành nhiều chi. Những loài nằm trong chi đầu tiên được cho là Piranha chính hiệu và những loài khác thuộc chi Serrasalmus thường được gọi là Pirambeba. Những người nuôi cá Piranha thường chọn nuôi các loài thuộc 2 chi này.

Các loài thuộc hai chi Pygocentrus và Serrasalmus thường bị nhầm lẫn với nhau bởi sự giống nhau giữa một số loài và việc thay đổi tên khoa học. Ví dụ, loài Pygocentrus nattereri được biết đến là cá Piranha bụng đỏ từng được đặt tên là Serrasalmus nattereri và Rooseveltiella nattereri.

Nhiều phát hiện gần đây về một số loài và phân loài khiến việc đặt tên và phân loại thêm khó khăn. Ví dụ Serresalmus niger thì nay đổi thành Serrasalmus rhombeus và nhiều dấu hiệu cho thấy loài này thực tế mặc dù có bề ngoài giống các loài khác nhưng lại là các loài khác nhau. Hay đối với loài Serrasalmus spolopleura là một nhóm gồm nhiều loài tương tự với những đặc điểm khác biệt như về hình dạng, màu sắc và nơi phân bố.

Cách thức hoạt động

Ngoài tự nhiên, các loài cá piranha thuộc chi Pygocentrus tụ tập thành bầy lớn và di chuyển trong các con sông ở Nam Mỹ. Điều này tuy không thể tính toán cụ thể trong môi trường nuôi dưỡng nhưng chúng vẫn thể hiện một vài đặc điểm của hành vi hoang dã trước khi chúng được cung cấp điều kiện sống phù hợp.

Đầu tiên, hầu hết các bầy sẽ có một hay vài cá thể đầu đàn, tuỳ theo quy mô của bầy hay còn được gọi là những kẻ dẫn dắt bầy đàn. Mặc dù cá Piranha thường quây quần với nhau nhưng trong thời khắc quyết định cá đầu đàn sẽ thể hiện uy quyền của nó thông qua hành động là ăn đầu tiên hay chiếm và bảo vệ vị trí tốt nhất trong hồ (vị trí có tầm nhìn tốt nhất, vị trí tốt nhất để kiếm thức ăn là dòng nước thổi ra). Thậm chí, con đầu khi thấy sự xuất hiện của bất kỳ thuộc cấp nào ở đó đều được chỉnh đốn ngay lập tức bằng biểu hiện hung dữ, tức đuổi hay thậm chí cắn bị thương.

Nhóm cá Pygocentru sống trong sự sợ hãi và thiếu tin cậy lẫn nhau một cách thường trực, thậm chí ngay khi mọi thứ đều bình thường nhưng chúng luôn có khả năng gây ra những vết thương nghiêm trọng hay thậm chí giết lẫn nhau. Để sống sót, một cá thể luôn phải nhận biết đâu là vị trí của những con khác, tính khí của chúng và chúng có thể làm gì kế tiếp, việc thiếu cảnh giác những con cá trong nhóm này sẽ phải trả giá rất đắt.

Hành vi này có thể giải thích tại sao có nhiều cá piranha trong môi trường nuôi dưỡng trở nên nhợt nhạt và nhút nhát mặc dù chúng từng rất đẹp. Chỉ một lúc không cẩn trọng có thể trả giá bằng cả mạng, điều này còn nghiêm trọng hơn ngoài thiên nhiên, nơi cá piranha là thức ăn của rất nhiều loài săn mồi như cá sấu, cá heo nước ngọt và những loài cá săn mồi kích thước lớn hơn cá piranha. Thậm chí, cá piranha còn ăn thịt lẫn nhau, đặc biệt là giữa cá con và trong mùa khô hạn khi lượng thức ăn trở nên khan hiếm và bầy cá bị kẹt trong những vũng nước nhỏ.

[caption id="attachment_923" align="aligncenter" width="600"]Hay còn cái tên khác là cá răng đao Hay còn cái tên khác là cá răng đao[/caption]

Tuy nhiên, có một số ngoại lệ như Serrasalmus spilopeura, Serrasalmus maculatus, Serrasalmus geryi, cá piranha thuộc chi Serrasalmus là những loài cá sống đơn độc. Chúng không chấp nhận cá khác sống cùng hồ, chúng rất hung dữ và bảo vệ lãnh thổ cao. Hành vi ngoài tự nhiên của loài này chưa được nghiên cứu đầy đủ nên đa phần chưa được biết đến.

Những gì mà con người biết đó là loài Serrasalmus rhombeus đôi khi di chuyển và tìm kiếm thức ăn theo những đàn tạm thời ngoài tự nhiên nhưng chúng vẫn chuộng lối sống đơn lẻ. Điều này có lẽ bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường như song cạn nước vào mùa khô khiến các loài piranha phải sống chung trong một không gian chật hẹp hay trong mùa sinh sản.

Thức ăn chính

Nguồn thức ăn chính của các Piranha là cá. Chúng săn mồi bằng cách săn đuổi hay rình mồi. Bên cạnh cá, chúng còn ăn cả côn trùng, động vật giáp xác, chim con rơi xuống nước và đôi khi cả động vật có vú, bò sát và lưỡng cư. Bất cứ thứ gì lôi cuốn sự chú ý của chúng khi đói khát mà không kịp thoát ra khỏi nước thì chúng đều lao vào ăn.

Bầy cá Piranha nằm bất động dưới những cái cây có chim đang làm tổ, bằng cách nào đó, chúng biết được thời điểm chim con bắt đầu nở. Chúng kiên nhẫn đợi dưới cây chờ chim con rơi xuống theo cách rất giống những con cá sấu hay làm ở khu công viên Florida, Mỹ. Những lúc mồi động vật trở nên hiếm hoi, cá piranha thậm chí còn ăn cả trái cây, vỏ và hạt, điều này cho thấy chúng biết cách linh động thích nghi với mọi hoàn cảnh trong môi trường sống của mình.

Hầu hết những con thú lớn bị cá Piranha tấn công đều là những con suy yếu hay bị thương. Một bầy piranha lớn cũng chỉ tấn công con thú mạnh khoẻ trong những trường hợp đặc biệt như vào mùa khô khi không thể di chuyển và nguồn thức ăn hiếm hoi. Việc cá ăn thịt lẫn nhau trong thời gian này là điều bình thường và tất cả thứ gì rơi xuống nước đều trở thành nạn nhân của loài cá nguy hiểm này.

[caption id="attachment_922" align="aligncenter" width="700"]Loài cá có những chiếc răng nhọn Loài cá có những chiếc răng nhọn[/caption]

Đặc biệt trong mùa sinh sản, khi mức độ hung dữ đạt đến đỉnh điểm, bằng việc ăn những con thú yếu ớt, cá piranha có những cách thức kiếm ăn tương tự như những con kền kền, linh cẩu, những lúc này chúng giống như những nhân viên vệ sinh trong môi trường hoang dã. Loài cá piranha bị hấp dẫn bởi cử động đạp nước hay di chuyển của thú bị bệnh. Một khi chúng bắt đầu tấn công con mồi, những con piranha khác sẽ tham gia rất nhanh, chúng lao vào nơi phát ra chuyển động của nạn nhân, máu, tiếng động và sự hỗn loạn gây ra bởi những con piranha điên cuồng đang ăn mồi khác.

Quá trình sinh sản

Quá trình sinh sản ở tất cả các loài cá piranha không đều đã được biết hết mà chỉ có vài loài được quan sát ngoài tự nhiên. Hầu hết những gì con người biết về quá tình sinh sản của cá piranha đều được quan sát trong hồ nuôi và cho đến nay, chỉ có một vài loài được cho sinh sản thành công. Các loài Pygocentrus nattereri, Serrasalmus maculatus, Serresalmus spilopleura và vài loài mới như Pygocentrus cariba đã sinh sản sản thành công trong hồ nuôi. Ngoài ra, một số loài khác như Serresalmus rhombeus đã sinh sản thành công trong hồ kính công cộng và sở thú.

[caption id="attachment_924" align="aligncenter" width="600"]Loài Pygocentrus nattereri bắt cặp để sinh sản Loài Pygocentrus nattereri bắt cặp để sinh sản[/caption]

Về sự sinh sản của loài Pygocentrus nattereri, đây loài được nuôi phổ biến nhất trong hồ cảnh nhưng cũng có thể áp dụng cho những loài khác cùng chi, có thể so sánh cho các chi khác. Mặc dù sự ghép cặp và sinh sản ở chi Serrasalmus có thể khác bởi hầu hết các loài đều sống đơn độc và rất hung dữ ngay cả với chính đồng loại của chúng. Người ta đoán rằng các loài thuộc chi Serrasalmus tiết ra một loại hóc môn để hấp dẫn những cá thể thành thục đến sinh sản và do đó làm giảm mức độ hung dữ.

Việc kích thích sinh sản trong mọi trường hợp là cần thiết. Đầu tiên, môi trường sống cụ thể là hồ nơi những con piranha trong quá trình sinh sản phải thật yên tĩnh. Ngoài ra, các loài cá piranha phải thích nghi với nhau, bầy cá này phải được nuôi chung từ lâu và phát triển các mối quan hệ gần gũi. Ngoài ra, chất lượng nước phải đảm bảo (không có ammoniac, nitrat, độ pH phù hợp và nhiệt độ khoảng 28 độ C. Hồ phải đủ rộng để cá có khả năng bắt cặp và xây dựng lãnh thổ riêng mà không bị tác động quá nhiều. Điều cuối cùng nhưng rất cần thiết chính là sự may mắn trong quá trình kết đôi sinh sản.

Khi cặp cá sẵn sàng đẻ trứng, chúng chiếm một lãnh thổ riêng và đuổi tất cả cá khác đi. Lúc này, cá có màu sẫm lại, hành vi trở nên rất hung dữ. Trong lãnh thổ của mình, cặp cá xây tổ dưới đáy, chúng dọn sạch cây thuỷ sinh và đá bằng cách quẫy lắc đuôi đẩy chất thải ra xa tổ. Khi tổ đã sẵn sàng, cá đực kè cá cái vào phía trên tổ. Về sau, cá cái đẻ trứng ở đó và cá đực nhanh chóng thụ tinh cho trứng.

Sau khi sinh sản, cá đực canh tổ và đuổi tất cả cá khác tiến lại gần. Đôi khi cá cái bỏ đi nhưng cũng đôi khi nó ở lại giúp canh tổ. Trứng thụ tinh có màu vàng sẽ nở sau 2 đến 3 ngày. Noãn hoàng cung cấp dinh dưỡng cho cá con trong vài ngày đầu tiên. Vài ngày sau chúng bắt đầu bơi lội tự do. Điều kiện tốt nhất là nên vớt cá con ra và đem nuôi trong hồ riêng. Vào giai đoạn này, cá bố mẹ vẫn bảo vệ bầy con rất dữ dội vì vậy khi lấy ra phải hết sức cẩn thận khi hút cá con.

» Bạn có thể quan tâm: Cá mập Megalodon – Quái vật săn mồi đã tuyệt chủng?

 

 



source https://litteritcostsyou.org/ca-piranha/

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2019

Cá mập Megalodon – Quái vật săn mồi đã tuyệt chủng?

Cá mập được coi là động vật săn mồi bậc nhất dưới lòng đại dương sâu thẳm. Con cá mập săn mồi khét tiếng có thể khiến ai nghe tên cũng phải rùng mình có lẽ là cá mập Megalodon. Tuy nhiên, những thông tin về con siêu cá mập này hiện vẫn còn đang là ẩn số đối với mỗi chúng ta. Hôm nay, hãy cùng chuyên mục Thiên nhiên kỳ thú tìm hiểu về loài cá mập này nhé!

Tổng quan về Megalodon

Giới thiệu qua về quái vật Megalodon

Megalodon tên đầy đủ là Carcharocles megalodon, từ này có nghĩa là ‘răng lớn’. Đây là một loài cá mập sống cách đây khoảng 3.6 triệu năm trước, vào thời kỳ Đại Tân Sinh (Miocen giữa tới Pliocen muộn) và hiện đã tuyệt chủng.

Việc phân loại cho C. Megalodon đã trở thành đề tài tranh luận suốt 1 thế kỷ và đến nay vẫn chưa được thống nhất. Một ý kiến cho rằng C. Megalodon thuộc Carcharodon megalodon (thuộc họ Lamnidae). Ý kiến còn lại thì cho rằng nó thuộc Carcharocles megalodon (thuộc họ Otodontidae. Mặc dù có nhiều tranh cãi nhưng hiện nay các nhà khoa học đều hướng tới ý kiến thứ 2. Đây cũng là lý do khiến tên của loài này thường được viết tắt thành C. Megalodon.

[caption id="attachment_913" align="aligncenter" width="800"]Cá mập Megalodon Cá mập Megalodon[/caption]

C.Megalodon được coi là động vật dưới biển có xương sống lớn nhất và mạnh mẽ nhất. Người ta đã từng đưa ra giả thuyết loài cá mập này đã từng có ảnh hưởng nhất định tới cấu trúc của đời sống đại dương.

Về cách xuất hiện của giống loài này cũng khiến các nhà khoa học phải đau đầu. Giả thuyết đầu tiên là siêu cá mập Megalodon có cấu trúc giống cá mập trắng nhưng có kích thước lớn hơn. Theo đó, hàm của chúng có thể có màu xanh và rộng hơn cá mập trắng gấp nhiều lần. Vây của chúng cũng giống cá mập trắng nhưng dày và to hơn.

Một giả thuyết khác đó là quái vật Megalodon có sự tương đồng với cá mập voi (Rhincodon typus) hoặc Cetorhinus maximus. Vây đuôi của nó sẽ có hình lưỡi liềm, vây lưng thứ 2 sẽ nhỏ và sẽ có 1 vây đuôi nhỏ ở trên cuống đuôi. Cấu trúc này khá phổ biến ở nhóm động vật thuỷ sinh như cá ngừ, cá voi và nhiều loài cá mập khác. Cấu trúc này sẽ giúp chúng giảm lực cản của nước mỗi khi bơi. Còn phần đầu sẽ có sự khác nhau tuỳ vào sự thích nghi với môi trường sống.

Đặc điểm sinh học

Kích thước

[caption id="attachment_911" align="aligncenter" width="600"]Kích thước Kích thước[/caption]

Dựa vào những mẫu hoá thạch còn sót lại, các nhà khoa học đã ước tính được kích thước của giống siêu cá mập này. Theo đó, cá mập Megalodon có khả năng có kích thước tổng đạt tới 54 feet (khoảng 16.5 m). Kích thước này gấp 3 lần so với cá mập trắng C. carcharias. Nếu so sánh với khủng long bạo chúa T-Rex thì T-Rex của chúng ta thật sự ‘chưa đủ tuổi’.

Trọng lượng

Về khối lượng cơ thể, có giả thuyết đưa ra rằng, siêu cá mập Megalodon có thể nặng từ 12.6 đến 33.9 tấn đối với con đực. Còn con cái có thể nặng tới 27.4 đến 59.4 tấn.

Tốc độ

Tốc độ của chúng cũng cực kỳ nhanh và tỉ lệ thuận với kích thước của chúng. Chúng có thể bơi với tốc độ 18km/h.

Hàm răng

[caption id="attachment_915" align="aligncenter" width="585"]Hàm răng siêu cá mập Megalodon Hàm răng siêu cá mập Megalodon[/caption]

Siêu cá mập quả thật không phải là hư danh. Theo mẫu răng của chúng được tìm thấy, răng của chúng có chiều dài tối đa là 18.4 cm. Sau khi tái tạo lại hàm, bộ hàm của chúng có thể lên tới 2.7 x 3.4m.

Môi trường sống

Siêu cá mập C. Megalodon có môi trường sống khá rộng. Các mẫu hoá thạch của chúng được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới gồm Úc, châu Mỹ, châu Phi và cả châu Âu. Các hoá thạch thường được tìm thấy các vĩ độ cận nhiệt đới đến ôn đới (khoảng vĩ độ 55⁰N). Ở vĩ độ này, nhiệt độ nước biển sẽ khoảng 24⁰C. Điều này cho thấy Megalodon có khả năng chịu được nhiệt độ thấp bằng cách duy trì nhiệt độ cơ thể cao hơn nhiệt độ nước xung quanh.

Môi trường sống xung quanh của nó gồm vùng nước biển cạn, ven biển vùng đầm lầy, cát vùng ven biển và khu vực nước sâu ngoài khơi. Qua đây có thể thấy môi trường sống của chúng khá rộng. Tuy nhiên đây chỉ là môi trường sống của các con chưa trưởng thành. Những con trưởng thành sẽ sống hầu hết ở ngoài khơi, khu vực nước sâu. Theo các nhà khoa học, Megalodon có thể di chuyển giữa vùng nước ven biển và đại dương trong các giai đoạn khác trong vòng đời. Cũng dựa trên các mẫu vật tìm thấy thì kích thước của Megalodon ở bán cầu Nam lớn hơn so với bán cầu Bắc.

Thức ăn

Dựa trên các mẫu vật cho thấy Megalodon thường săn các động vật có vũ như cá voi nhỏ, cá heo, cá nhà táng, cá voi đầu cong, hải cẩu, rùa biển…

Tại sao cá mập Megalodon thời tiền sử tuyệt chủng?

Biến đổi khí hậu

Theo các nghiên cứu, Trái Đất của chúng ta đã trải qua rất nhiều lần biến đổi khí hậu và khiến các sinh vật bị diệt chủng hàng loạt. Sự kiện ‘đại diệt chủng’ đã  giết chết 96% tổng số loài trên thế giới bao gồm voi ma mút và hổ răng kiếm.

Tuy nhiên, mới đây, các chuyên gia thuộc ĐH Zurich đã chính thức xác nhận có một sự kiện diệt chủng xảy ra trước cả Kỷ băng hà. Sự kiện này diễn ra ngay trên đại dương. Đó chính là sự chuyển giao giữa 2 thời kỳ địa chất khiến mực nước biển bị giảm xuống và nhiệt độ nước biển cũng bị hạ thấp trên diện rộng. Đặc biệt là khu vực biển Trung Mỹ và đại dương Tethys.

Sự kiện này đã tiêu diệt 55% tổng số thú biển. 43% lượng rùa biển bị tuyệt diệt và 35% chim biển cũng cùng chung số phận. Riêng cá mập thì chỉ có 9% bị ảnh hưởng. Có điều trong 9% đó có Megalodon.

Cụ thể, việc nhiệt độ nước và mực nước biển giảm khiến các khu vực ven biển hay còn gọi là khu vực vườn ươm (thích hợp cho việc sinh sản của Megalodon) không còn. Khu vực vườn ươm này được coi là sự mấu chốt cho sự sống sót của nhiều loại cá mập vì nó giúp bảo vệ cá con khỏi bị săn mồi.

Có thể thấy đây là một yếu tố vừa đủ để có thể châm ngòi cho sự kiện đại tuyệt chủng khiến quái vật đáng sợ nhất đại dương cũng không thể trốn thoát.

Thay đổi hệ sinh thái

[caption id="attachment_914" align="aligncenter" width="660"]Siêu cá mập Siêu cá mập[/caption]

Theo các nhà khoa học, động vật biển có vú hiện đa dạng nhất là trong thời kỳ Miocene. Ví dụ, vào thời kỳ này, loài cá voi sừng tấm có 20 chi nhưng hiện nay chỉ có 6 chi còn tồn tại. Sự đa dạng này đã đưa ra một giả thuyết khác về sự tuyệt chủng của cá mập Megalodon.

Theo đó, đến cuối thời kỳ Miocene, có rất nhiều động vật huyền bí bị tuyệt chủng. Các loài còn sống đều có khả năng bơi nhanh hơn nên việc săn mồi cũng trở nên khó hơn. Thêm vào đó, thời điểm đó đúng lúc sự kiện biển Trung Mỹ bị giảm mực nước và nhiệt độ khiến cho cá voi nhiệt đới cũng bị giảm về số lượng. Loài cá này được coi là nguồn thực phẩm của những con Megalodon. Khi chúng di chuyển về nơi ấm hơn mà Megalodon lại không thể di chuyển đến đó đã khiến nguồn thực phẩm của Megalodon không còn.

Một giả thuyết khác là cá voi sát thủ và cá mập trắng lớn cũng góp phần vào sự tuyệt chủng của Megalodon.

Liệu siêu cá mập có thể còn sống?

Hầu hết mọi người đều tin rằng loài quái vật này đã bị tuyệt chủng. Ngược lại có một vài người lại tin rằng chúng vẫn còn sống ở dưới sâu lòng đại dương.

Minh chứng cho sự sống sót này có thể kể đến bức ảnh đã từng được chiếu trên Discovery. Bức ảnh này mô tả một con cá mập dài hơn 64 feet bên cạnh nó là một chiếc tàu ngầm. Tuy nhiên, qua tìm hiểu, đây chỉ là một bức ảnh đã được photoshop cho phim tài liệu viễn tưởng của hãng mà thôi. Hơn nữa, 64 feet tương đương với 20m. Đây là kích thước khá nhỏ so với kích thước một con Megalodon mà các nhà khoa học đưa ra.

[caption id="attachment_912" align="aligncenter" width="636"]Megalodon còn sống? Megalodon còn sống?[/caption]

Ngoài ra, nhiều người khẳng định siêu cá mập còn sống vì lý do cá vây tay (Coelacanths) và cá mập miệng rộng (Megamouths shark) còn sống. Bởi lẽ, cá vây tay được cho là đã tuyệt chủng cách đây 65 triệu năm nhưng chúng lại được phát hiện còn sống vào năm 1938 và năm 1952. Chúng sống tại các hang sâu nên rất khó có thể phát hiện nó.

Trong khi đó, cá mập miệng rộng cũng được cho là đã tuyệt chủng nhưng lại được tìm thấy vào năm 1976. Trước đó, không một chiếc radar nào có thể quét thấy chúng. Chúng ta chỉ phát hiện ra chúng khi mặt trời chưa lặn.

Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta có thể khẳng định rằng Megalodon còn sống. Với sự khắc nghiệt của đại dương và hiếm có sinh vật sở hữu được kích thước khổng lồ như vậy còn sống sót. Vì vậy, nếu còn sống thì chắc có lẽ chúng sẽ tiến hoá để thích nghi với môi trường sống hơn dưới đáy sâu đại dương.

Trên đây là một vài thông tin về cá mập khổng lồ đã tuyệt chủng Megalodon được các nhà khoa học cung cấp. Hy vọng sau bài viết này, các bạn đã phần nào hiểu rõ hơn về loài cá mập khiến ai cũng phải khiếp sợ.

 



source https://litteritcostsyou.org/ca-map-megalodon/

Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2019

Bạch tuộc – Quái vật của biển cả

Bạch tuộc là giống loài khá gần gũi với cuộc sống chúng ta. Chúng ta thường sử dụng chúng như một món ăn, đồ thí nghiệm… Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về giống loài này. Cùng chuyên mục Thiên nhiên kỳ thú tìm hiểu về loài này nhé!

Bạch tuộc là gì?

[caption id="attachment_899" align="aligncenter" width="675"]Bạch tuộc Bạch tuộc[/caption]

Bạch tuộc thuộc bộ Octopoda. Chúng là động vật thân mềm, ngắn có hình oval và sống dưới đáy biển. Hiện nay có đến khoảng 289 đến 300 loài khác nhau đang sinh sống ở nhiều khu vực khác nhau trên Trái Đất. Con số này chiếm khoảng hơn ⅓ tổng số các loài động vật thân mềm trên thế giới. Được biết, kích thước của những con bạch tuộc có thể rất lớn. Một số loài có thể bắt và giết một con cá mập.

Đặc điểm sinh học của bạch tuộc

Bạch tuộc có cấu tạo gần giống với loài mực ống. Bạch tuộc có 8 chi dạng xúc tu. Đặc điểm này được thể hiện rõ nét qua cái tên của chúng. Cụ thể, tên khoa học của chúng trong tiếng Hy Lạp: ὀκτώπους (oktōpous) có nghĩa là tám chân. Những chi này của chúng được ví như một buồng thuỷ tĩnh học cơ bắp.

Không giống các động vật thân mềm khác, phần lớn cấu trúc cơ thể của chúng là loài không xương và không có vỏ cứng bên ngoài. Vì vậy, chúng có thể len lỏi qua các khe đá dưới lòng đại dương một cách dễ dàng. Phần cứng duy nhất trên cơ thể chúng là mỏ vẹt nằm ở dưới đầu và giữa 8 chi.

[caption id="attachment_900" align="aligncenter" width="660"]Chúng có 8 chi Chúng có 8 chi[/caption]

Về ngoại hình, bạch tuộc trông khá giống mái vòm úp lên trên đống râu mực cỡ lớn. Tuy nhiên, thực tế thì phần chúng ta hay gọi là đầu lại là phần thân của chúng. Bên trong chứa những cơ quan nội tạng quan trọng của chúng. Nhiều người thắc mắc rằng bạch tuộc có mấy trái tim. Vậy thì câu trả lời là 3 trái tim. Ba trái tim này sẽ nằm trong phần thân của bạch tuộc. Hai trái tim sẽ có nhiệm vụ bơm máu cho hai mang. Trong khi đó, trái tim thứ 3 sẽ có nhiệm vụ bơm máu đi toàn bộ cơ thể. Đặc biệt, do máu của chúng có chứa protein giàu chất haemocyanin chuyên chở oxy. Loại chất này có hiệu quả ít hơn so với huyết cầu giàu sắt của các động vật có xương sống. Thêm vào đó, haemocyanin sẽ hoà tan trong các huyết tương thay vì hồng cầu. Vì vậy, máu của bạch tuộc sẽ có màu xanh thay vì màu đỏ như các loài khác.

Theo nghiên cứu khoa học, bạch tuộc có vòng đời tương đối ngắn tuỳ từng loài. Có loài chỉ sống được 6 tháng nhưng cũng có loài sống được tới 5 năm. Đặc biệt, sinh sản là nguyên nhân khiến chúng chết sớm như vậy.  Những con đực có thể chỉ sống được vài tháng sau khi kết đôi còn con cái sẽ chết không lâu sau khi ổ trứng nở.

» Bạn có thể quan tâm: Những điều chưa biết về Voi ma mút

Đặc điểm sinh sản

Quá trình sinh sản của bạch tuộc cũng khá đặc biệt. Khi giao phối, con đực sẽ dùng tua để đưa những bào tinh vào trong cơ thể con cái. Tua này được gọi là tua giao phối và thường là tua thứ 3 bên phải. Chiếc tua này sẽ tách ra hẳn cơ thể con đực khi giao phối. Chiếc tua này khi vào cơ thể con cái sẽ căng phồng để dễ dàng phóng tinh một cách triệt để, đồng thời loại bỏ được những đứa con tương lai của đối thủ trước.

Sau khi giao phối, con đực sẽ chết vài tháng sau đó. Những con cái sẽ giữ tinh dịch trong cơ thể cho đến khi trứng trưởng thành. Mỗi một kỳ thụ tinh như vậy, con cái có thể đẻ được khoảng 10.000 - 70.000 trứng tuỳ thuộc vào mỗi loài khác nhau.

[caption id="attachment_907" align="aligncenter" width="650"]Bạch tuộc con Bạch tuộc con[/caption]

Sau khi đẻ, con cái sẽ thổi nước qua trứng để cung cấp oxy và bảo vệ trứng khỏi những loài ăn thịt. Quá trình thổi nước sẽ diễn ra trong khoảng 5 tháng cho đến khi trứng nở. Trong suốt quá trình chờ trứng nở, con cái sẽ không ăn và sẽ chết ngay sau khi trứng nở. Những con bạch tuộc con lúc này là ấu trùng sẽ như những sinh vật trôi nổi ăn những ấu trùng sao biển cho tới khi đủ lớn và lặn xuống đáy đại dương. Đây được coi là thời gian nguy hiểm bởi có những sinh vật khác ăn động vật trôi nổi.

Đặc điểm về giác quan

Bạch tuộc có thị lực khá tốt nhưng chúng không dùng nó để phân biệt màu sắc. Gắn liền với não của nó là những túi cân bằng giúp thân thể của chúng lúc nào cũng nằm ngang.

Qua tìm hiểu, dù có thị lực tốt nhưng bạch tuộc lại bị điếc. Thay vào đó, chúng lại có những xúc giác tuyệt vời để cảm nhận mọi thứ xung quanh. Những giác hút có chứa những thụ quan rất nhạy. Tuy nhiên cảm giác bản thể của chúng lại rất yếu. Chúng không thể xác định được vị trí thân thể hay các xúc tua của mình.

Bạch tuộc di chuyển như thế nào?

Bạch tuộc di chuyển bằng cách bơi hoặc bò. Chúng chỉ di chuyển mỗi khi đói hoặc bị đe doạ. Lúc này, chúng sẽ tích nước vào phần thân rồi bắn ra với tốc độ cực nhanh tạo thành cơ chế phản lực để đẩy cơ thể đi. Tốc độ lúc này của chúng có thể vào khoảng 25km/h.

Trí tuệ của bạch tuộc

[caption id="attachment_898" align="aligncenter" width="687"]Thiên tài của đại dương Thiên tài của đại dương[/caption]

Bạch tuộc được xếp vào loài động vật có trí thông minh cao và có thể thông minh hơn bất kỳ loài động vật thân mềm nào.

Theo các thí nghiệm, bạch tuộc có một hệ thống trí nhớ ngắn hạn và dài hạn. Chúng có hệ thống thần kinh khá phức tạp. ⅔ nơron thần kinh nằm trong các tua. Các tua này có phản xạ khá phức tạp với sự điều khiển của 3 cấp độ hệ thần kinh.

Một số thí nghiệm khác chỉ ra rằng, bạch tuộc có thể phân biệt được mẫu và các hình dạng khác nhau. Theo đó, chúng được huấn luyện chơi thảy vòng vào các chai. Hoặc có thể tìm lại các món đồ chơi bị ném đi và mang về chỗ cũ.

Bạch tuộc tự vệ như thế nào?

Bạch tuộc có 3 cơ chế để tự vệ đó là phun mực, nguỵ trang và tự tháo bỏ tua. Phần lớn chúng sẽ phun ra một loại mực hơi đen và dày để thoát khỏi kẻ thù. Thành phần chính của mực là các sắc tố melanin (là chất tạo nên màu da và tóc của con người). Không những vậy, loại mực này còn có thể làm át mùi giúp chúng lẩn trốn dễ dàng hơn.

[caption id="attachment_901" align="aligncenter" width="500"]Nguỵ trang để trốn kẻ thù Nguỵ trang để trốn kẻ thù[/caption]

Trong khi đó, chúng nguỵ trang bằng những tế bào da có thể thay đổi màu, độ mờ hay tính phản chiếu của lớp biểu bì. Các tế bào sắc tố này sẽ chứa những màu như cam, đỏ, vàng, nâu hay đen. Số lượng màu sẽ tuỳ thuộc vào từng loài khác nhau. Có loài có 3 màu, có loài lại có 2 hoặc 4 màu. Những tế bào sắc tố này cũng có thể được dùng để liên lạc hay cảnh báo các loài bạch tuộc khác. Ví dụ như bạch tuộc xanh có độc khi bị khiêu khích sẽ chuyển thành màu vàng sáng.

Ngoài ra, một số loài có khả năng tách rời xúc tu khi bị tấn công để đánh lạc hướng kẻ thù.

Một số loài như Mimic có khả năng tự vệ thứ 4 đó là biến đổi thân thể thành những con vật nguy hiểm như rắn biển, lươn...

Lợi ích của bạch tuộc

Làm thức ăn

[caption id="attachment_906" align="aligncenter" width="800"]Làm thức ăn Làm thức ăn[/caption]

Có khá nhiều nơi trên thế giới sử dụng bạch tuộc như một loại thực phẩm. Các xúc tua và những bộ phận khác được các đầu bếp chế biến thành những món ăn khác nhau tuỳ thuộc vào loại bạch tuộc mà họ sử dụng. Các món nổi tiếng có thể kể đến như sushi, akashiyaki và takoyaki. Một số loài còn được ăn sống và làm thực phẩm chức năng bồi bổ sức khoẻ.

Làm vật nuôi

[caption id="attachment_905" align="aligncenter" width="600"]Làm vật nuôi Làm vật nuôi[/caption]

Rất khó để giam cầm bạch tuộc nhưng một số người vẫn giữ chúng để làm vật nuôi. Được biết, đôi khi bạch tuộc sẽ phá vỡ bể của mình để đi tìm thức ăn hoặc lên thuyền của ngư dân để tìm cua ăn. Đôi khi chúng có thể ăn tua của chính mình khi bị kích động. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, hành vi này là do một loại virus tấn công hệ thần kinh của chúng. Hành vi này được coi là sự mất trật tự thần kinh học.

Ở một số nơi, bạch tuộc được liệt vào danh sách khi sử dụng trong giải phẫu phải được gây mê. Tại Anh, đây là giống loài được coi trọng và bảo vệ bằng pháp luật giống các động vật có xương sống khác.

Những điều bạn có thể chưa biết về bạch tuộc

  • Bạch tuộc có hai dạng: cirrina và incirrina. Giống cirrina thì trông khá giống người ngoài hành tinh với đầu bong bóng kỳ quái. Chúng có hai vay bé, nhiều lông mao ở xúc tu và một vỏ nội bộ nhỏ. Tuy nhiên giống này chúng ta khó có thể thấy hiện nay. Hiện nay, chúng ta chỉ thấy bạch tuộc giống incirrina. Chúng không có vây và vỏ nội bộ.

  • Bạch tuộc sử dụng ‘gen’ thông minh khác với loài người. Không giống với loài người, sự thông minh được điều khiển bởi não bộ. Sự thông minh của bạch tuộc phân bố ở các xúc tua bởi ⅔ nơron của chúng tập trung tại đó. Nói một cách đơn giản, mỗi một xúc tu là một bộ não riêng. Các xúc tu này thông minh đến nỗi dì bị đứt lìa khỏi cơ thể vẫn có thể tự đi tìm thức ăn và mang thức ăn về cho chính chủ. Vì vậy, đôi khi, bạch tuộc không thể điều khiển xúc tua, thậm chí còn bị nó phản bội lại.
  • Mỗi xúc tu có tới 250 bầu giác. Các bầu giác này có khả năng tự xoay và hút bất kỳ một vật nào. Ngoài chức năng bám dính, bầu giác còn giúp chúng nếm và ngửi mọi thứ xung quanh.
  • Chưa ai khám phá ra hậu môn của bạch tuộc ở đâu
  • Có thể di chuyển trên mặt đất
  • Xúc tu có thể mọc lại khi mất đi
  • Tình dục của loài người khi đặt trước bạch tuộc chỉ như nói câu ‘xin chào’ mà thôi. Bởi lẽ, khi giao phối, chúng trở nên điên dại.
  • Loài bạch tuộc quái đản nhất là loài đốm xanh sống tại các rạn san hô ở biển Ấn Độ và Thái Bình Dương. Mặc dù không lớn nhưng chúng lại thuộc loài nguy hiểm nhất trên đại dương bởi lẽ chỉ vài giọt nọc độc, chúng có thể giết chết gần 30 người trưởng thành.

[caption id="attachment_902" align="aligncenter" width="768"]Loài đốm xanh Loài đốm xanh[/caption]

Trên đây là một vài thông tin về giống loài được coi là quái vật của biển Hy vọng những thông tin này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về giống loài này.

» Bạn có thể quan tâm: Khủng long và sự tuyệt chủng của khủng long

 



source https://litteritcostsyou.org/bach-tuoc/

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2019

Những điều chưa biết về Voi ma mút

Nhiều người chỉ biết đến loài động vật cổ xưa Voi ma mút với đặc điểm nổi bật là to lớn nhưng còn những điều bất ngờ, thú vị về loài động vật khổng lồ này. Cùng chuyên mục Thiên nhiên kỳ thú tìm hiểu về loài động vật này nhé!

Các loài voi ma mút

Voi ma mút hay còn có tên tiếng anh là Mammoth thuộc loài Mammuthus - một loài voi cổ đại đã bị tuyệt chủng. Chúng tồn tại vào khoảng 4,8 triệu năm đến 4.500 năm trước. Chúng có bộ lông dài gần 50cm, rậm rạp hơn loài voi bây giờ, có ngà dài và cong, răng voi ma mút rất dài, cong quặp vào trong, dài nhất lên đến 5cm, răng lớn, sắc cạnh, thích hợp cho nghiền nát cỏ. Ma mút có chân sau ngắn nên trọng tâm toàn thân nghiêng về phía sau, vai nhô cao, chân chỉ có 4 ngón (kém 1 ngón so với voi hiện nay), da dày. Vòi của voi ma mút có hai chỗ lồi giống như ngón tay, một ở phía trước và một ở phía sau, giúp chúng dễ dàng túm lấy cỏ. Da màu đen, nâu và nâu đỏ, lông vàng, cao từ 3 đến 3,3 m.

[caption id="attachment_886" align="aligncenter" width="1000"]Voi ma mút Voi ma mút[/caption]

Các loài voi ma mút có thể được nhận dạng từ một số các gờ men răng trên rang hàm của chúng; các loài nguyên thủy có ít gờ và số lượng gờ dần dần tăng lên khi các loài mới tiến hóa và thay thế các loài cũ. Các chỏm răng voi ma mút dài hơn và hộp sọ thì cao với kích thước từ đỉnh đầu xuống đáy và ngắn hơn kích thước từ gáy tới trán theo kích thước hài cót của ma mút còn sót lại.

Các nhà nghiên cứu cho rằng voi ma mút thuộc dòng Mammuthus thuộc châu Phi sống trong thời Pliocen. Voi ma mút tiến vào châu Âu khoảng 3 Ma với loài sớm nhất được biết đến là Rumanus, với phạm vi sinh sống trải rộng khấu châu Âu cho tới Trung Quốc. Người ta chỉ biết các răng hàm của chúng với 8-10 gờ men răng. Một quần thể đã tiến hóa đạt tới 12-14 gờ men rang, chia tách khỏi và thay thế cho loài sớm hơn, trở thành Meridionalis. Sau đó, chúng bị thay thế bởi voi ma mút thảo nguyên hay còn gọi là Trogontherii với 18-20 gờ men răng, là loài đã tiến hóa ở Đông Á khoảng 1 Ma. Các loài voi ma mút phát sinh từ Trogontherii đã tiến hóa răng hàm với 26 gờ men răng vào khoảng 0,2 Ma tại Xibia và trở thành voi ma mút lông xoăn.

[caption id="attachment_891" align="aligncenter" width="660"]Voi ma mút lông đen Voi ma mút lông đen[/caption]

Voi ma mút Columbia cũng tiến hóa từ một quần thể Trogontherii đã tiến vào Bắc Mỹ. Một nghiên cứu di truyền năm 2011 chỉ ra rằng mẫu vật được kiểm tra của voi ma mút Columbia được gộp trong phạm vi của phân nhánh chứa voi ma mút lông xoăn. Điều này gợi ý rằng hai quần thể đã lai ghép với nhau và sinh ra con có khả năng sinh sản.

Voi ma mút sống ở đâu

Trong cuộc đời, loài voi ma mút lông xoăn có lẽ đã sinh sống trong các quần xã sinh vật đồng cỏ thưa. Môi trường thảo nguyên, lãnh nguyên lạnh ở Bắc bán cầu là lý tưởng để voi ma mút phát triển thịnh vượng do các nguồn thức ăn nó cung cấp. Với các đợt ấm lên trong thời kỳ băng hà thì khí hậu cũng sẽ thay đổi cảnh quan và những gì sẵn có cho voi ma mút bị thay đổi mạnh mẽ.

Nhiều con voi ma mút được phát hiện sống tại những vùng đảo như Wrangel, Paul và vùng Alaska hay lục địa Châu Mỹ.

» Bạn có thể quan tâm: Khủng long và sự tuyệt chủng của khủng long

Voi ma mút khổng lồ

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng voi ma mút to nhất có thể là loài voi ma mút lông đen tại Siberia.  Loài ma mút này không phải là của những con voi bản địa, mà là những con vật khổng lồ có nguồn gốc châu Mỹ.

Voi mamút lông đen từng ngự trị Trái Đất trong hơn nửa triệu năm, khắp từ châu Âu, châu Á đến Bắc Mỹ. Loài vật khổng lồ thuộc Kỷ Băng Hà này biến mất khỏi Siberia 9.000 năm trước, mặc dù voi ma mút sống sót trên hòn đảo Wrangel thuộc Bắc Băng Dương cho đến khoảng 3.700 năm trước.

[caption id="attachment_890" align="aligncenter" width="645"]Mammoth khổng lồ Mammoth khổng lồ[/caption]

Nhiều nhà khoa học cho rằng tất cả voi ma mút lông đen có quan hệ họ hàng với loài ma mút sống tại dải đất Bering dài 1.000 dặm từng nối liền Alaska với miền Đông Siberia.

Dải đất Bering có thể là một rào chắn hơn là hành lang mở giữa phía Đông và phía Tây, vì sự pha trộn giữa voi ma mút của thế giới cổ đại và thế giới cận đại có vẻ rất hiếm. Các nhà nghiên cứu giải thích dải đất có thể giống như một lãnh nguyên và không thích hợp cho sự sống của những sinh vật lớn. Những nhóm voi mamút lông đen bị chia cắt và phát triển riêng rẽ về mặt di truyền học để hình thành bầy đàn khác biệt.

Ma mút Siberia đột ngột suy yếu một cách bí ẩn khoảng 40.000 năm trước và những đàn voi Châu Mỹ di cư nhanh chóng thay thế chúng.

Xét đến nguyên nhân dẫn tới sự suy tàn trên quy mô lục địa, một nhà nghiên cứu cho biết vẫn còn rất nhiều điều chưa được lý giải. Nhà nghiên cứu không cho rằng sự cạnh tranh giữa những chủng voi ma mút khác nhau là thủ phạm. Việc săn bắt quá mức của con người cũng không hợp lý. Theo ông, con người có mặt ở cả châu Á lẫn Bắc Mỹ vào thời điểm đó, nhưng số lượng voi ma mút tại Bắc Mỹ không sụt giảm. Tất nhiên bệnh dịch ngay lập tức được nhắc đến nhưng vẫn chưa đạt được tiến triển gì về vấn đề này.

Nhà nghiên cứu di truyền học tiến hóa Régis Debruyne tại đại học McMaster cho rằng trong hơn một thể kỷ, bất cứ thảo luận gì về voi ma mút lông đen đều tập trung vào voi ma mút Âu Á. Những mẫu vật từ Bắc Mỹ thường nhận được rất ít sự chú ý và sự đóng góp của voi ma mút Bắc Mỹ vào lịch sử tiến hóa của loài được cho là không đáng kể. Nghiên cứu này rõ ràng đã chứng minh điều ngược lại.

Có vẻ như voi mamút có một kết cục hết sức phức tạp. Những hiện tượng sụp đổ lớn là một phần lịch sử của chúng, biến cố tại Siberia có thể là dấu hiệu cho sự tuyệt chủng của loài vật khổng lồ này.

Theo phân tích ADN của loài ma mút tiết lộ rằng voi ma mút Siberia mà những con voi Bắc Mỹ thay thế có thể không phải là voi mamút lông đen Mammuthus primigenius mà một loài voi khác cổ xưa hơn. Mặt khác, voi mamút chính gốc Siberia có thể là loài voi lông đen thừa hưởng ADN từ những loài tổ tiên lai cổ đại. Phân tích gen chi tiết hơn sẽ cho biết khả năng nào là đúng, đồng thời có thể giúp nhận biết một số gen đã tạo nên lợi thế tiến hóa cho phép một chủng voi mamút sống sót, trong khi chủng khác chết dần.

Theo những nghiên cứu được Hội đồng Khoa học tự nhiên Canada, Tổ chức khoa học quốc tế giới hạn (văn minh) con người, Hội đồng nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn Canada, chương trình nghiên cứu của các giáo sư đại học Canada, và kênh khoa học Discovery tài trợ đã đưa ra đầy đủ thông tin về đặc điểm cũng như kết nối gia phả giữa các loài ma mút để phân tích, nghiên cứu cụ thể nhất về loài ma mút khổng lồ này.

Lí do voi ma mút tuyệt chủng

[caption id="attachment_889" align="aligncenter" width="700"]Lý do khiến voi mammoth tuyệt chủng Lý do khiến voi mammoth tuyệt chủng[/caption]

Cho đến gần đây, người ta cho rằng con voi ma mút cuối cùng biến mất ở châu Âu và nam Xibia vào khoảng 12.000 năm trước đây, tuy nhiên có những khám phá dẫn đến kết luận là chúng còn sống ở đó khoảng 10.000 năm trước đây. Không lâu sau đó voi ma mút cũng biến mất khỏi Xibia. Một nhóm nhỏ còn sống ở đảo Paul cho đến 3750 TCN và những con ma mút nhỏ của vùng đảo Wrangel sống đến 1650 TCN. Những nghiên cứu mới đây về trầm tích tại Alaska cho thấy voi ma mút còn sống ở lục địa châu Mỹ cho đến 10.000 năm trước đây.

Cho tới nay người ta vẫn chưa thể giải thích dứt khoát tại sao voi ma mút bị tuyệt chủng nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy rằng  có thể do thời tiết nóng lên khoảng 12.000 năm trước đây, rồi sau đó các tảng băng tan ra và thụt ra biển khiến cho mặt biển dâng lên, có thể đây là một yếu tố. Rừng rú bị thay thế bởi đồng cỏ trong lục địa. Môi trường sinh sống của voi ma mút cũng do dó mà bị thu hẹp lại. Tuy nhiên, đấy chỉ là phỏng đoán bởi trong nhiều giai đoạn ấm đã xảy ra trong kỷ băng hà trong nhiều triệu năm nhưng không gây ra tuyệt chủng cho loài sinh vật này, do đó chỉ khí hậu không đóng vai trò quyết định duy nhất cho sự tuyệt chủng của voi ma mút ở đây. Sự xuất hiện của những thợ săn thiện nghệ ở lục địa Á Âu và Châu Mỹ vào khoảng thời gian sự tuyệt chủng xảy ra có thể đóng vai trò lớn lao khiến voi ma mút biến mất.

Voi ma mút tuyệt chủng do khí hậu thay đổi hay bị con người săn bắt quá độ vẫn còn là một vấn đề tranh cãi.  Một giả thuyết cho rằng voi ma mút có thể bị mắc phải một chứng viêm vi trùng. Hay một giả thích họp lý cho sự tuyệt chủng của voi ma mút là do khí hậu kết hợp với bị con người săn bắt. Con người đã từng bắt đầu tiêu thụ thịt voi ma mút khoảng 1,8 triệu năm trước đây. Có dấu hiệu ở Ucraina cho thấy người con người xây nhà dùng xương voi ma mút. Theo Viện Khoa học Sinh học tại Mỹ khám phá ra rằng xương voi ma mút chết nằm lại trên mặt đất và sau đó bị các con voi ma mút khác giẫm lên cũng mang những dấu vết tương tự như là bị người ta làm thịt.

 



source https://litteritcostsyou.org/voi-ma-mut/

Thứ Ba, 4 tháng 6, 2019

Khủng long và sự tuyệt chủng của khủng long

Dường như dù chưa tận mắt thấy sinh vật này bằng xương bằng thịt, nhưng chúng ta đều biết đến những sinh vật cổ đại này. Tuy đã đi vào tuyệt chủng, tuy nhiên những vết tích, hóa thạch của khủng long để lại vẫn khiến con người tò mò và nghiên cứu về chúng. Hôm nay, hãy cùng Thiên nhiên kỳ thú tìm hiểu về sinh vật này và lý do vì sao chúng lại đi vào tuyệt chủng nhé!

Sơ lược về khủng long

Với hơn 1000 loài phi chim và 500 chi khủng long riêng biệt, khủng long là một nhóm đa dạng từ hình thái, sinh thái đến cả phân loại. Chúng xuất hiện ở khắp tất cả các châu lục, hóa thạch của chúng được tìm thấy ở mọi nơi. Có loại ăn thịt, có loại ăn cỏ, có loại đi bằng 2 chân, loại thì đi bằng 4 chân. Khủng long xuất hiện vào kỷ Tam Điệp và chúng chiếm ưu thế trong nhiều thiên niên kỷ kể cả về số lượng lẫn sức mạnh. Mãi cho tới sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen xảy ra, chúng ta mới có thể thấy được sự suy thoái của một nhóm động vật xưng bá một thời.

[caption id="attachment_870" align="aligncenter" width="1280"]Tổng quan về khủng long Tổng quan về khủng long[/caption]

Định nghĩa

Nhóm động vật được định nghĩa chung là khủng long bao gồm khủng long bọc giáp, khủng long mặt sừng (loại động vật ăn cỏ có diềm cổ và sừng), khủng long chân chim (loại động vật ăn cỏ có hai hoặc bốn chân), khủng long dạng thằn lằn (loại động vật có đuôi dài và bốn chân lớn ăn cỏ), khủng long chân thú (chim và các loại đồng vật ăn thịt đi bằng 2 chân) và khủng long phiến sừng.

Những nghiên cứu về khủng long được ghi nhận lần đầu tiên vào những năm đầu thế kỷ XIX. Chim cũng là một nhánh thuộc vào nhóm động vật khủng long, và từ chứng minh này mà chúng ta biết được rằng khủng long chưa thật sự tuyệt chủng. Hiện nay, con cháu của khủng long vẫn tồn tại với chúng ta, tuy nhiên chúng không gây hại gì cho chúng ta như những bộ phim về khủng long đã chiếu. Chim nằm trong phân bộ khủng long chân thú, phân vào nhóm Maniraptora của nhánh khủng long đuôi rỗng.

Kích thước

Sauropodo được cho là những loại khủng long có kích thước lớn nhất và cũng là nặng nhất, dù là con nhỏ nhất trong đám Sauropoda thì nó vẫn to hơn tất cả các loài khủng long còn lại. Loài khủng long to, cao và nặng cân nhất theo nghiên cứu hóa thạch được cho là Giraffatitan, với khung xương cao 12 mét và dài tới 22,5 mét. Bộ xương được tìm thấy ước tính cho thấy rằng động vật chứa khung xương này có thể nặng từ 30000 đến 60000 kg. Các nhà nghiên cứu cho rằng, vẫn còn những loài khủng long lớn hơn nữa, tuy nhiên do chưa tìm được mẫu hóa thạch hoàn chỉnh nên không thể xác định được. Nhưng với số liệu kể trên cũng đủ để làm con người choán ngợp về độ kì vĩ của loại sinh vật cổ đại này.

[caption id="attachment_874" align="aligncenter" width="660"]Kích thước khủng long khổng lồ Kích thước khủng long khổng lồ[/caption]

Bên cạnh đó, loài khủng long ăn thịt lớn nhất, nặng nhất được cho là Spinosaurus. Đây cũng được cho là loại khủng long ăn thịt dữ tợn, là bạo chúa của khủng long, là nỗi khiếp sợ của rất nhiều khủng long và động vật khác. Chi khủng long này ước tính nặng khoảng 8150 kg và có chiều cao đạt từ 16 đến 18 mét. Là loại khủng long ăn thịt có thể di chuyển dưới nước, Spinosaurus trở thành mối đe dọa và ám ảnh của những loài sinh vật dưới nước bên cạnh T-Rex, khủng long bạo chúa trên đất liền.

Lịch sử tiến hóa

Tổ tiên của khủng long là thằn lằn chúa, cũng vì thế mà mô tả chung về khủng long là những loài thằn lằn được giữ thăng bằng bằng chân sau bên dưới cơ thể. Sự kiện tạo ra ranh giới giữa kỷ Permi và kỷ Trias chính là sự kiện tuyệt chủng kỷ Permi - kỷ Trias, được xem là một trong những sự kiện tuyệt chủng nghiêm trọng nhất từng xảy ra với Trái đất. Sự kiện này làm cho 70% các loài động vật có xương sống trên đất liền và 96% các loài sinh vật biển tuyệt chủng.

[caption id="attachment_872" align="aligncenter" width="660"]Sự tiến hoá của khủng long Sự tiến hoá của khủng long[/caption]

Và điểm đáng chú ý là, sự phục hồi sự sống sau sự kiện này diễn ra vô cùng chậm, cũng bởi vì sự đa dạng sinh học đã mất đi. Sau sự kiện này, khủng long bắt đầu xuất hiện, tuy nhiên chúng vẫn chưa thực sự chiếm ưu thế bởi vẫn còn nhiều loài thằn lằn chúa và cung thú khác đe dọa được sức mạnh của chúng. Tuy nhiên, đến vào giai đoạn tuyệt chủng Trias - Jura, thì nhóm thằn lằn chúa đời đầu đã thật sự đi vào kết thúc, và khủng long, từ đó cũng phát triển mạnh mẽ và đa dạng hơn. Chúng bắt đầu chiếm dần các hốc sinh thái từ các nhóm sinh vật đã tuyệt chủng kia.

Kỷ Jura, được xem là kỷ nguyên của khủng long, khi tại đây, khủng long tiếp tục tiến hóa và trở thành những động vật ăn thịt lớn và những đông vật ăn cỏ cùng khủng long chân thằn lằn lớn.

Phân loại

Khủng long, theo phân loại dựa trên nghiên cứu của Holtz (2008), nghiên cứu được dựa trên quan hệ tiến hóa và cấu trúc hông của chúng, gồm 2 phân nhóm cơ bản: Saurischia và Ornithischia.

Saurischia

Saurischia đại diện cho những nhóm khủng long có cấu trúc hông thằn lằn, gồm các loại khủng long Theropoda (chân thú) và Sauropodomorpha (chân thằn lằn). Cấu trúc xương của Saurischia có điểm khác biệt nhiều so với Ornithischia. Chúng được phân biệt qua cấu trúc khung chậu ba chĩa, trong khi khung chậu của Ornithischia được sắp xếp song song với đốt háng, xương mu hướng về phía sau thì xương mu của Saurischia lại hướng về phía trước.

[caption id="attachment_876" align="aligncenter" width="660"]Khủng long ăn thịt 2 chi Khủng long ăn thịt 2 chi[/caption]

Saurischia được gọi là nhóm thằn lằn hông vì cấu trúc hông của chúng cũng được tìm thấy ở thằn lằn hiện đại ngày nay.

Ornithischia

Bởi vì cấu trúc khung xương chậu của Ornithischia giống với loại chim, nên chúng được xếp vào một nhóm và có cái tên gọi như vậy. Xương tiền răng của chúng trùng với xương tiền hàm ở hàm trên, tạo ra một bộ phận trong như một cái mỏ chim. Ornithischia là nhóm khủng long ăn thực vật, có xương mu hướng xuống phía đuối, chuỗi về phía đuôi, và xương mu của chúng song song với đốt háng, nhằm nâng đỡ phần bụng. Ornithischia là nhóm khủng long có khả năng sử dụng cả 2 tư thế đứng, bao gồm tư thế đứng bằng 2 chân và tư thế đứng bằng 4 chân trong quá trình tiến hóa của mình.

[caption id="attachment_873" align="aligncenter" width="736"]Khủng long ăn thực vật Ornithischia Khủng long ăn thực vật Ornithischia[/caption]

Ornithischia bao gồm các 3 nhánh chính, gồm Heterodontosauridae, là những khủng long chân chim nguyên thủy ăn tạp, có vóc dáng nhỏ và răng giống với răng nanh; Thyreophora, là những sinh vật khủng long 4 chân, có giáp tự vệ và cuối cùng là Neornithischia, loài sinh vật sở hữu hông chim mới.

» Bạn có thể quan tâm: Hải quỳ – Động vật ăn thịt đáng sợ của biển cả

Sự tuyệt chủng của khủng long

Tuy rằng, hiện nay các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chim cũng là một loại động vật thuộc vào nhóm động vật khủng long, điều đó đồng nghĩa với việc khủng long chưa thực sự tuyệt chủng. Tuy nhiên, vào khoảng thời gian cách bây giờ 66 triệu năm, hầu hết tất cả các loại khủng long, bao gồm khủng long phi chim và cả nhiều nhóm chim cũng đã bị tuyệt chủng.

Thời điểm tuyệt chủng của khủng long, đánh dấu sự tan biến của một nhóm sinh vật chiếm ưu thế nhất trong kỷ Jura, được gọi là sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta - Paleogen. Sự kiện này còn có thể gọi với các tên khác như sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta - phân đại Đệ Tam. Sự kiện này có cái tên như vậy bởi nó xảy ra vào giữa kỷ Creata và kỷ Paleogen, với ranh giới địa chất giữa 2 kỷ nguyên này là một dải trầm tích mỏng có mặt tại hầu khắp các nơi trên thế giới. Một sự kiện đánh dấu sự kết thúc của khủng long, của đại Trung Sinh và là dấu mốc cho sự bắt đầu của kỷ nguyên mới, đại Tân Sinh.

[caption id="attachment_875" align="aligncenter" width="750"]Sự tuyệt chủng của khủng long Sự tuyệt chủng của khủng long[/caption]

Có rất nhiều giả thuyết về nguyên nhân gây ra sự tuyệt chủng của khủng long, tuy nhiên đa số các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng, nguyên nhất cơ bản của sự tuyệt chủng này chính là do một tiểu hành tinh đã va chạm vào Trái Đất. Đây là điều đa số chúng ta cũng đã biết thông qua các bộ phim. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu kỹ hơn nhé!

Sự va chạm của tiểu hành tinh

Theo nghiên cứu của nhà vật lý Walter Alvarez cùng cha mình là nhà khảo cổ học Luis Walter Alvarez vào năm 1980, đã cho thấy rằng vào khoảng 66 triệu năm về trước, thời điểm một tiểu hành tinh đã va vào trái đất, tạo nên hố Chicxulub 180km kéo theo sự tuyệt chủng này.

Sự va chạm này gây ra các hiện tượng dẫn đến sự tuyệt chủng, bao gồm sự ức chế quá trình quang hợp, giải phóng sol khí axit và cả gây ra mưa axit. Chúng làm giảm quá trình quang hợp của thực vật cũng như ăn dần ăn mòn sự sống của các sinh vật khác.

[caption id="attachment_871" align="aligncenter" width="900"]Sự va chạm của tiểu hành tinh khiến khủng long bị tuyệt chủng Sự va chạm của tiểu hành tinh khiến khủng long bị tuyệt chủng[/caption]

Bẫy Deccan

Với quan điểm rằng quá trình tuyệt chủng là diễn ra từ từ, thì nguyên nhân cho quan điểm này chính là các dòng lũ bazan, hay còn được gọi là bẫy Deccan đã gây ra sự kiện tuyệt chủng. Kéo dài hơn 2 triệu năm và kéo dài vào khoảng 68 Ma, các bẫy Deccan với sự giải phóng bụi và các sol khí sulfuric vào không khí, đã làm giảm quá trình quang hợp của thực vật và ngăn lại ánh sáng của mặt trời. Bên cạnh đó, các hoạt động của núi lửa từ bẫy Deccan cũng sinh ra một lượng cacbon dioxit lớn, từ đó gây ra hiệu ứng nhà kính khiến cho sol khí và bụi chiếm toàn bộ khí quyển.

[caption id="attachment_877" align="aligncenter" width="600"]Bẫy Deccan gây ra sự tuyệt chủng của khủng long Bẫy Deccan gây ra sự tuyệt chủng của khủng long[/caption]

Biển thoái Maastricht

Biển thoái cũng là một trong những nguyên nhân được cho là gây ra sự tuyệt chủng của khủng long. Biển thoái mạnh đã gây ra sự làm giảm diện tích của thềm lục địa. Bên cạnh đó, nó cũng gây ra sự biến đổi khí hậu và tăng nhiệt độ toàn cầu. Các biển nông mất đi cũng do biển thoái và nó đã làm thay đổi môi trường sống của rất nhiều sinh vật, từ đó đe dọa và thậm chí là làm tuyệt chủng chúng

Phía trên là những gì chúng mình đã tìm hiểu và tổng hợp về khủng long và các nguyên nhân gây ra sự tuyệt chủng của khủng long. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về loài sinh vật cổ đại này nhé!

 



source https://litteritcostsyou.org/su-tuyet-chung-cua-khung-long/

Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2019

Nghệ thuật sinh ra từ rác thải

Việc rác thải ngập tràn trên thế giới của chúng ta có lẽ không có gì là lạ lẫm, hàng ngày có rất nhiều bài báo chỉ những mẹo hay để tái chế rác nhằm giảm bớt số lượng rác ở môi trường sống của trái đất. Nhưng bạn có biết, nghệ thuật sinh ra từ rác thải? Cùng Thủ thuật - Tái chế tìm hiểu nhé!

Nghệ thuật sắp xếp

       Với thông điệp “ Nếu chúng ta biết lựa chọn và phân loại, không gì là không thể”, bộ ảnh dưới đây chính được xây dựng trên chính những món đồ bị vứt đi trên bờ biển nhờ vào bàn tay nghệ thuật của một nhiếp ảnh gia nổi tiếng – Barry Rosenthal. Khi sắp xếp các đồ vật bị con người cho là rác rưởi theo ý đồ nghệ thuật, những bức ảnh hiện lên bình dị, giản đơn nhưng bao hàm ý nghĩa sáng tạo: Rác rưởi cũng có thể trở thành nghệ thuật.

[caption id="attachment_857" align="aligncenter" width="600"]Nghệ thuật tái chế rác Nghệ thuật tái chế rác[/caption]

Có thể thấy, chỉ với việc sơn lại màu cho những loại rác cùng loại, sắp xếp chúng theo một cách hợp lí, đặt trên một nền background hợp lí lại mang đến những tác phẩm nghệ thuật đặc biệt mà trước đây chưa ai làm. Nghệ thuật đôi khi không đến từ những thứ quá cao siêu, nghệ thuật đến từ những thứ bình dị nhất trong cuộc sống của chúng ta. Đôi khi chi cần thay đổi góc nhìn và sắp xếp mọi thứ một cách hợp lí hơn một chút thì mọi thứ đã thay đổi hoàn toàn theo một cách khác. Rác thải bị vứt đi nhưng nay lại biến thành những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng.

Nghệ thuật 3D

Ý tưởng này là của một người nghệ sĩ Mỹ - Gregory Eyclide đã tạo ra mô hình 3D theo cách thiên nhiên. Ý tưởng này được cho biết là đã nảy ra khi anh đang đi dạo công viên và thấy những thứ con người vứt đi có thể tái chế lại.

Những tác phẩm này đều được dựng lên từ một khung tranh vẽ và các đồ vật sử dụng giấy vụn, chai nhựa và bọt biển vứt đi… Có thể thấy, đây thực sự là những sự đột phá, sự sáng tạo cực kì đặc biệt, biến những thứ vô ích trở thành những thứ cực kì đẹp và hữu dụng để trang trí một góc trong nhà bạn.

[caption id="attachment_860" align="aligncenter" width="600"]Nghệ thuật 3D Nghệ thuật 3D[/caption]

» Bạn có thể quan tâm: Thủ thuật tái chế rác bảo vệ môi trường cần thử

Nghệ thuật thủy tinh

       Đây là ý tưởng được lấy cảm hứng từ những chai lọ bỏ đi đến từ một người nghệ sĩ đã xây dựng một series những tác phẩm nghệ thuật thủy tinh đặc biệt nổi tiếng trên thế giới – Matt Eskuche. Nhờ vào những tác phẩm này, chúng ta có thể thấy sự sáng tạo của con người là không có giới hạn.

[caption id="attachment_861" align="aligncenter" width="600"]Nghệ thuật thuỷ tinh Nghệ thuật thuỷ tinh[/caption]

Thời trang rác thải

Việc tái chế rác thải trở thành nghệ thuật đã có rất nhiều trên thế giới, nhưng chúng ta cũng thể nào bỏ qua được những tác phẩm nghệ thuật đến từ Việt Nam. Mà có thể đặc biệt quen thuộc nhất với người Việt đấy chính là các show trình diễn thời trang tái chế từ rác đến từ các em nhỏ. Đây là hoạt động rất hay ở các trường ở Việt Nam, ngay từ nhỏ các em đã được giáo dục ý thức về rác thải. Chúng ta cùng xem qua  những tác phẩm nghệ thuật do chính các em nhỏ xây dựng nên nhé!

Các bạn học sinh đã sử dụng các chất liệu như túi nilon, áo mưa, bao tải, báo cũ, ống hút, vỏ hộp sữa… để thiết kế các trang phục. Thông điệp các bạn trẻ muốn truyền tải qua các bộ trang phục là hạn chế sử dụng túi nilon trong sinh hoạt; tiết kiệm điện, nước; tích cực trồng và chăm sóc cây xanh; phân loại rác đúng cách…

Đây được xem là một trong những nội dung trong chuyên đề giáo dục về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khi hậu được ngành giáo dục ở khắp các nơi tổ chức. Theo tìm hiểu, ngoài thiết kế thời trang, các em còn thi tìm hiểu kiến thức; thi vẽ tranh về môi trường và biến đổi khí hậu; sáng tạo các đồ dùng từ phế liệu.

Với sáng kiến độc đáo, suy nghĩ tích cực nhằm biến rác thải, những đồ vật bỏ đi trở thành vật hữu ích, trào lưu thời trang tái chế đang ngày càng được đẩy mạnh, thu hút sự quan tâm của nhiều người. Các em thực sự rât sáng tạo khi tạo ra những bộ đồ thu hút như thế này.

» Bạn có thể quan tâm: Một số thủ thuật bảo vệ môi trường cực dễ



source https://litteritcostsyou.org/nghe-thuat-sinh-ra-tu-rac-thai/