Mặc dù hệ thống xử lý rác thải ở Châu Á chưa tiên tiến, phát triển như các nước Châu Âu nhưng một số nước tiêu biểu như Nhật Bản, Singapore cũng khiến các nước Âu Châu nể phục. Cùng chuyên mục Thủ thuật - Tái chế tìm hiểu nhé!
Nhật Bản – 70% rác thải dùng cho sản xuất điện
Vào những năm 1971, khi thấy tình trạng ô nhiễm không khí và nguồn nước do rác thải gây ra ngày càng nghiêm trọng, Bộ Môi trường Nhật Bản đã thành lập để giải quyết vấn đề này và ý thức người dân cũng dần được nâng cao.
Mỗi hộ gia đình ở các thành phố Nhật Bản sẽ bắt đầu với việc thu gom rác, trên mỗi con đường ở các thành phố lớn đều có các bảng dựng ven đường với đầy đủ thông tin kế hoạch thu gom rác hàng tuần cùng các ký hiệu màu sắc tượng trưng cho các quy định cần thực hiện trong vấn đề rác thải.
Để người dân thực hiện tốt vấn đề này, Chính quyền Nhật bản phát hành các cuốn cẩm nang xử lý rác thải dài đến 30 trang để các hộ gia đình và các công ty có thể phân loại theo nhiều nhóm rác khác nhau mà không bị nhầm lẫn.
[caption id="attachment_828" align="aligncenter" width="600"] Một trong những địa điểm xử lý rác thải tại Nhật[/caption]
Đa số rác thải của Nhật Bản được đốt với mục đích sản xuất điện. Đây là mức cực kỳ cao nếu so với con số 13% rác thải được đốt để sản xuất năng lượng ở Mỹ. Vào năm 1960, Nhật bản đã thực hiện việc đốt rác nhưng vì phát ra lượng khí thải độc hại khổng lồ khiến người dân cùng nhau phản đối. Sau đó, chính quyền đã khuyến khích công nghệ đốt rác sạch hơn như đốt rác ở nhiệt độ trên 850 độ C. Năm 2015, hàm lượng dioxin trong không khí ở Nhật Bản chỉ tương đương 1/50 so với mức năm 1998.
Ngoài ra, Nhật Bản cũng tìm cách tận dụng các bãi rác một cách hiệu quả. Chẳng hạn, từ năm 1973 đến 1987, 12,3 triệu tấn rác của thủ đô Tokyo được tập kết ở các bãi rác khép kín trên vịnh Tokyo. Sau đó, các bãi rác này đã biến thành các cụm đảo nhân tạo. Đến năm 2007, nhiều người dân Nhật tình nguyện trồng cây trên các đảo rác nhân tạo rộng 88 hecta. Hiện nay, tại Nhật có một đảo tên Sea Forest tươi xanh trên các đảo rác nhân tạo ở vịnh Tokyo.
Theo kiến trúc sư Tadao Ando, người thiết kế dự án Sea Forest cho biết khu rừng này có tác dụng như một “máy điều hòa nhiệt độ thiên nhiên” khổng lồ, làm mát làn không khí biển thổi vào đô thị Tokyo. Ngoài ra, tại đây còn có một kênh biển chạy xuyên qua Sea Forest sẽ là nơi thi đấu chèo canô của Thế vận hội Mùa hè 2020 ở Tokyo.
» Bạn có thể quan tâm: Những cách tái chế rác thải đáng khâm phục nhất thế giới
Xử lý rác thải ở châu Á - Singapore biến rác thải thành năng lượng
Singapore có diện tích khoảng 772 km2, dân số hơn 5,8 triệu dân, với diện tích nhỏ nhưng lượng người đông đúc tình trạng rác thải sinh hoạt thải ra hàng ngày trở nên đáng lo ngại. Riêng trong năm 2017, Singapore thải ra 8.443 tấn rác thải rắn mỗi ngày tương đương khối lượng của 5.600 chiếc ô tô.
Vào năm 1979, Singapore đã tìm ra giải pháp và thực hiện giải quyết rác thải bằng cách xây dựng nhà máy đốt rác đầu tiên và gia nhập nhóm quốc gia tiên phong về "Waste to Energy" (WTE) - quy trình biến rác thải thành năng lượng.
Đến nay, nhà máy này đã tròn 40 năm và đi vào hoạt động luôn ổn định và phát triển. Họ còn có thêm 3 nhà máy như vậy và chịu trách nhiệm xử lý 90% rác thải của quốc đảo Sư tử rồi biến nó thành năng lượng điện. Đây thật sự là một quy trình kín kẽ, hiệu quả cao mà cả thế giới đều muốn học hỏi.
[caption id="attachment_827" align="aligncenter" width="502"] Xử lý rác thải ở châu Á - Singapore[/caption]
Cách vận hành hệ thống được thực hiện theo một số quy trình như sau: đầu tiên, xe tải mang rác đã cân theo khối lượng đến nhà máy. Sau đó, toàn bộ rác được dồn vào hầm chứa đặc biệt, hầm được thiết kế để ngăn mùi hôi thối bốc ra. Kế đó, máy nghiền sẽ xoay tròn để làm vỡ vụn rác thải cứng rồi đưa vào lò đốt. Từ đây, nhiệt trong quá trình đốt được sản sinh hơi, giúp đẩy máy phát turbine và tạo ra điện. Khói từ quá trình này sẽ được lọc kỹ để loại bỏ các chất gây hại trước khi xả ra ngoài.
Hiện Singapore có 4 nhà máy điện từ rác thải, trong đó mỗi nhà máy đốt được hơn 1.000 tấn rác mỗi ngày, nhận khoảng 90% rác của quốc gia và biến nó thành điện, quay về phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt, sản xuất của người dân.
» Bạn có thể quan tam: Thủ thuật bảo vệ môi trường
source https://litteritcostsyou.org/xu-ly-rac-thai-o-chau-a/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét