Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2019

Mực vỏ khổng lồ – Kẻ săn mồi đáng gờm

Mực vỏ khổng lồ được coi là quái thú biển khơi và được truyền miệng khá nhiều trong các câu chuyện của các thuỷ thủ. Loài mực này hiện nay vẫn còn là bí ẩn không chỉ với các nhà khoa học mà còn có chúng ta. Hôm nay, chuyên mục Thiên nhiên kỳ thú sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về loài động vật này nhé!

Tổng quan về mực vỏ khổng lồ

Giới thiệu về mực vỏ khổng lồ

Mực vỏ khổng lồ có cái tên khoa học là Architeuthis. Chúng còn được biết đến với những cái tên như mực ma. Chúng gồm 8 loài khác nhau và thường sinh sống ở các khu vực như Bắc Đại Tây Dương và Bắc Thái Bình Dương. 

[caption id="attachment_950" align="aligncenter" width="660"]Mực khổng lồ ở Ireland Mực khổng lồ ở Ireland[/caption]

Những con mực khổng lồ này khá hung dữ và hay tấn công các động vật khác và ngư dân. Do khá to lớn nên các xúc tu của chúng rất khoẻ và có lực hút cực mạnh. Các ngư dân Mexico thường đưa ra các bằng chứng chứng minh việc tàu của họ bị mực vỏ khổng lồ hút bật ra gây nên các vết vỡ trên thành thuyền.

Thiên địch của mực vỏ khổng lồ là những con cá nhà táng do người ta đã phát hiện ra một bộ phận của mực khổng lồ trong dạ dày của con cá voi này. Đồng thời, người ta cũng tìm thấy các vết thương trên thân của cá nhà táng được xác định có thể là do xúc tu của mực gây nên.  

Lãnh thổ

Loài mực khổng lồ có thể sống ở các vùng nước mở của đại dương. Một số loài sống tại thềm lục địa, một số loài khác thì lại sống ở đáy biển. Chúng thường không xuống sâu hơn 1.200 mét. Độ sâu lý tưởng mà chúng sinh sống là 300-400 mét. Đây cũng là độ sâu lý tưởng của tàu ngầm mỗi khi lặn xuống.

Thân hình

Cơ thể mực có hình bầu dục với 10 ‘cánh tay’. Trong số 10 xúc tu này có 2 xúc tu lớn hơn và có khả năng co rút một cách rõ rệt. Trên các xúc tu cũng có giác hút và móc chitin giống bạch tuộc. Hai xúc tu này không có khả năng mọc lại như 8 xúc tu khác. 

Ở phần lưng, mực khổng lồ có một lớp ‘áo’ tạo thành vây. Bao quanh cơ thể nó là lớp vỏ bằng chitin. Trong khi đó, 8 xúc tu còn lại sẽ gắn liền với đầu con mực. 

[caption id="attachment_953" align="aligncenter" width="420"]Mực Khổng lồ Mực Khổng lồ[/caption]

Loài mực này có cái mỏ khá sắc nhọn dùng để giết con mồi. Chiếc mỏ này thường được làm bằng chitin và protein. Da của mực có chứa các sắc tố vì vậy chúng có thể thay đổi màu sắc cơ thể tuỳ thuộc vào môi trường sống. 

Kích thước của mực khổng lồ thường được phóng đại một cách quá mức. Theo đó, các báo cáo nói rằng các con mực này có kích thước 20m. Tuy nhiên, chưa có mẫu vật nào tiếp cận được con số đó. Các mẫu vật thu thập được chỉ không vượt quá 2.25m, nếu tính cả xúc tu thì sẽ không vượt quá 13m đối với con cái và 10m đối với con đực. 

Trọng lượng tối đa của chúng là 150kg đối với con đực và 275kg đối với con cái. 

Thị giác và thính giác

Mắt của mực nằm ở hai bên đầu. Hai mắt của nó chứa một thuỷ tinh thể khá cứng. Hình ảnh xung quanh sẽ được điều chỉnh sắc nét bằng cách thay đổi vị trí thay vì hình dạng thuỷ tinh thể trong mắt con người. Theo các nhà khoa học, thính giác của mực có vẻ không tốt giống như bạch tuộc

Thức ăn

[caption id="attachment_952" align="aligncenter" width="560"]Mực khổng lồ tấn công mồi câu Mực khổng lồ tấn công mồi câu[/caption]

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, thức ăn của mực khổng lồ là các loại cá biển sâu. Mực khổng lồ săn mồi bằng cách sử dụng 2 xúc tu sau đó kẹp chặt con mồi bằng những vòng mút có răng cưa ở 2 đầu. Sau đó, chúng kéo con mồi về phía mỏ và cắt nhỏ con mồi bằng chiếc lưỡi có răng nhỏ trước khi thức ăn xuống đến thực quản. Đặc biệt, những con mực này thường săn mồi một cách độc lập. Thậm chí chúng còn ăn thịt cả đồng loại. Cụ thể, người ta đã tìm được thi thể một con mực bị ăn dở trong dạ dày của những con mực khác. 

Lối sống

Có rất ít thông tin về thói quen sống của mực khổng lồ. Thậm chí tốc độ phát triển và tuổi thọ của chúng vẫn khiến nhiều người tranh cãi kịch liệt. Một số nhà nghiên cứu còn cho rằng thực tế, cơ thể của mực khổng lồ phát triển cực nhanh nhưng ngược lại tuổi thọ của chúng lại không vượt quá 2 năm. Còn một giả thuyết khác thì hoàn toàn trái ngược. Đó là mực khổng lồ phát triển cực kỳ chậm nhưng chúng lại sống rất lâu.

[caption id="attachment_951" align="aligncenter" width="900"]Mực khổng lồ trôi dạt vào bờ Mực khổng lồ trôi dạt vào bờ[/caption]

Có sự khác biệt như vậy bởi lẽ chưa từng có nghiên cứu nào trên cá thể còn sống. Các nghiên cứu hiện tại chỉ được thực hiện trên các cá thể trôi dạt lên bờ hoặc các mảnh vụn bên trong các con cá nhà táng. 

Chu kỳ sinh sản

Do chưa từng nghiên cứu trên các vật thể sống nên chu kỳ sinh sản của mực khổng lồ cũng khiến nhiều người mông lung. Theo các nhà khoa học, khi được 3 tuổi, các con mực khổng lồ sẽ bắt đầu tìm bạn tình. Trong thời kỳ này, con cái sẽ sản xuất ra một lượng trứng khá lớn, khoảng 5kg. 

Trong khi đó, con đực sẽ sản xuất tinh trùng cho vào một túi. Khi giao phối chúng sẽ đưa túi này vào trong cơ thể con cái. 

Những điều chưa biết về mực khổng lồ

Là sinh vật phổ biến ở biển Địa Trung Hải

Theo các nghiên cứu khoa học, vào thời cổ đại, giống loài này là một sinh vật khá phổ biến ở biển Địa Trung Hải. Nhà tự nhiên học Pliny (25 TCN – 79 SCN) và triết gia người Hy Lạp Aristotle lúc này đã gọi giống mực thông thường là teuthis (dài khoảng 30cm) còn một loài mực lớn hơn khoảng 2.5m được đặt tên là teuthos. Aristotle cũng cho biết mực khổng lồ có lớp vỏ màu đỏ cùng rất nhiều vây.

[caption id="attachment_954" align="aligncenter" width="700"]Quái vật biển khơi Quái vật biển khơi[/caption]

Trong suốt 1.000 năm sau đó, do chưa biết nhiều về loài mực này nên các nhà khoa học hầu hết đều đồng quan điểm với Aristotle. Mãi đến năm 1857, nhà động vật học người Đan Mạch là  Japetus Steenstrup (1813 – 1897) đã nhận ra rằng mực khổng lồ trong lời kể của Aristotle chính là loài động vật đứng đầu trong các câu chuyện ly kỳ của các thuỷ thủ. Thậm chí chúng còn được viết thành truyện và được đặt cho cái tên là ‘Architeuthis dux’. 

Lần đầu tiên được ghi nhận ngoài thiên nhiên là tại Nhật Bản

Theo ghi nhận của các nhà khoa học, vài năm trước đây, lần đầu tiên giống loài này được ghi hình tự nhiên là tại Nhật Bản. Lúc này, một tàu ngầm loại nhỏ đã lặn xuống độ sâu 630m và ghi hình được con mực này trong 400 giờ. 

Tuy nhiên, tất cả những gì chúng ta biết sau buổi ghi hình đó là chúng có 10 xúc tu và có thể dài đến 12m. Khi trưởng thành, chúng có thể nặng tới 900 kg. 

Là kẻ săn mồi đáng gờm

[caption id="attachment_949" align="aligncenter" width="650"]Kẻ săn mồi đáng gờm Kẻ săn mồi đáng gờm[/caption]

Các nghiên cứu chỉ ra rằng mực khổng lồ khá hoạt bát và là kẻ thù đáng gờm đối với bất kỳ sinh vật sống nào, trong đó có con người. Giống với loài cá voi, chúng không có kẻ thù thật sự nào trong tự nhiên. Tuy nhiên, chúng sẽ trở thành kẻ bị săn và là thực đơn của bất kỳ loài nào ăn thịt và lớn hơn chúng như cá nhà táng. 

Tình trạng đa dạng gen khá thấp

Việc đa dạng gen thấp của giống loài này khiến các nhà khoa học cực kỳ kinh ngạc. Tuy loài mực này thường hay ẩn nấp nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng số lượng cá thể của chúng tương đối lớn và phân bố rộng khắp các đại dương. Những tính chất này cho thấy loài này phải có tính đa dạng cao. Điều này hoàn toàn ngược lại so với các nghiên cứu của các nhà khoa học. 

Các nhà khoa học nói rằng: “Thật khó để có thể gắn việc đa dạng gen thấp với giả thuyết hợp lý rằng loài mực vỏ khổng lồ phân bố toàn cầu với kích thước quần thể tương đối lớn”.

Trên đây là một vài thông tin về giống mực vỏ khổng lồ được nhiều người đồn thổi giống với quái thú Kraken. Hy vọng bài viết này hữu ích và giúp các bạn hiểu rõ hơn về giống loài này. 

» Bạn có thể quan tâm: Cá mập Megalodon – Quái vật săn mồi đã tuyệt chủng?

 



source https://litteritcostsyou.org/muc-vo-khong-lo/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét