Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2019

Cá voi xanh – Danh ca của biển cả

Cá voi xanh là một loài động vật xinh đẹp của biển cả. Tuy nhiên, kể cả các nhà khoa học cũng chưa hiểu hết về loài động vật này. Hôm nay, chuyên mục Thiên nhiên kỳ thù sẽ giúp bạn hiểu rõ về loài cá này. Cùng tìm hiểu nhé!

Tổng quan về cá voi xanh

Giới thiệu về cá voi xanh

Cá voi xanh hay còn được biết đến với cái tên cá ông. Cá ông thuộc phân bộ Mysticeti (cá voi tấm sừng hàm). Chúng sinh sống ở tất cả đại dương trên Trái Đất. Chúng tiến hoá từ những loài động vật có vú sống trên đất liền và họ hàng gần với chúng nhất là hà mã. 

Cá ông là loài động vật nặng nhất và lớn nhất trên thế giới. Theo đó, một con cá voi xanh trưởng thành có thể nặng tới 180 tấn. Được biết, trong 7 tháng đầu sau khi sinh, cá voi xanh con sẽ uống khoảng 400 lít sữa mỗi ngày. Vì vậy, khối lượng của nó tăng lên khá nhanh, khoảng 90 kg mỗi ngày. Thậm chí lúc mới sinh nó đã nặng bằng khối lượng của một con hà mã trưởng thành đó là 2.700kg. 

[caption id="attachment_938" align="aligncenter" width="1340"]Cá voi xanh Cá voi xanh[/caption]

Chiều dài thân trung bình là 25m đối với con đực và 26.2m đối với con cái. Qua tìm hiểu, vào năm 1909, đã từng có người phát hiện được con cá voi xanh dài tới 33.58m. Tuổi thọ trung bình của cá ông là từ 30-40 năm. 

Với thân hình lớn nhưng lại có cấu trúc dài và thon nên cá voi xanh có thể dễ dàng rẽ nước mỗi khi di chuyển. Mặt trên của chúng có màu xanh xám còn phần bụng là màu sáng hơn. Đặc biệt phần cổ của nó còn có các nếp gấp có thể giãn ra gấp 4 lần so với bình thường mỗi khi chúng ăn. Hơn nữa, phần đuôi cũng được chia thành 2 mái chèo để đẩy thân hình đồ sộ của chúng đi dưới lực cản của dòng nước. 

Theo nghiên cứu, cá voi xanh thuộc họ cá ‘không răng’. Nghĩa là thay vì dùng răng chúng sẽ có khoảng 395 tấm sừng mọc ở hàm trên với mục đích lọc thức ăn trong nước. Để có thể hô hấp, trên lưng của cá ông có 2 lỗ để đẩy không khí cũ và nước biển ra khỏi phổi mỗi khi trồi lên mặt nước. 

Trái ngược với thân hình đồ sộ của nó là bộ não tương đối nhỏ, chỉ khoảng 6.92 kg, tương đương với 0.007% khối lượng cơ thể. 

Tập tính

Thức ăn

Dù không có bộ răng nhưng cá ông vẫn được xếp vào nhóm động vật ăn thịt. Chúng ăn các nhuyễn thể, giáp xác nhỏ, đôi khi là các loài cá nhỏ. Loài động vật chúng ăn sẽ phụ thuộc vào vùng biển mà chúng sinh sống. Khi đói, chúng sẽ bơi về phía con mồi và hớp lấy một ngụm nước vào trong túi chứa thức ăn được tạo ra tại hàm dưới. Sau đó chúng sẽ khép miệng lại. Sau khi khép miệng, lượng nước sẽ bị đẩy ra ngoài còn thức ăn sẽ được giữ lại tại các tấm sừng. Các sinh vật sau đó sẽ bị nuốt vào dạ dày. 

[caption id="attachment_939" align="aligncenter" width="1340"]Cá voi xanh khi ăn Cá voi xanh khi ăn[/caption]

Qua tìm hiểu, cá voi xanh có thể tiêu thụ 6 tấn mồi mỗi ngày. Mức tiêu thụ năng lượng của một con cá ông trưởng thành là 1.5 triệu kilocalo. Đặc cá voi xanh chỉ ăn khi vào mùa hè và ở vùng biển lạnh. Còn tuyệt nhiên chúng sẽ không ăn bất cứ thì gì khi đang di chuyển đến vùng nước ấm vào mùa đông để sinh sản. 

Cá ông có thói quen lặn xuống tới 100m vào ban ngày để kiếm ăn còn ban đêm sẽ trồi lên mặt nước. Thông thường chúng sẽ lặn trong 10’ để săn mồi, có trường hợp lên tới 21’. 

Tiếng kêu

Cá ông là loài cá được mệnh danh là ca sĩ lãng du khắp đại dương. Bởi lẽ, chúng có thể phát ra âm thanh siêu trầm ở tần số 14Hz. Có lẽ đây là âm thanh lớn nhất trên thế giới hiện nay. Nếu so sánh với tiếng hét của loài người ở mức 70 decibel, âm thanh mà cá voi xanh phát ra cao hơn 120 lần vì nó cực kỳ có hại cho tai người. 

Đến hiện nay, các nhà khoa học cũng chưa khám phá ra mục đích của những tiếng kêu này. Một số lý do mà các nhà khoa học đưa ra là: 

  • Nhận biết loài
  • Truyền đạt thông tin
  • Giữ khoảng cách với các cá thể khác
  • Đánh dấu vị trí nguồn thức ăn
  • Giữ tổ chức xã hội

Tình hình hiện nay của cá voi xanh

[caption id="attachment_940" align="aligncenter" width="1024"]Săn bắt cá ông Săn bắt cá ông[/caption]

Qua tìm hiểu, cá voi xanh từng được săn bắt rất nhiều tại Nhật Bản. Các hoạt động giết chóc này diễn ra chủ yếu tại vùng biển Kumanonada (giáp với thành phố Wakayama), vịnh Tosa và biển Hyuga. Chúng bị săn quá ráo riết, đến nỗi các nhà khoa học từng nghĩ rằng cá voi xanh đã biến mất hoàn toàn tại khu vực này. 

Trước đây, cá voi xanh thường hay di cư lên phía Bắc tới vịnh Anadyr, quần đảo Commander (Nga) và  Đông Kamchatka. Tuy nhiên, hơn 80 năm qua, các nhà khoa học chưa từng phát hiện một con cá voi xanh nào tại quần đảo Commander. Từ năm 1994 - 2004, loài cá này chỉ xuất hiện tại Nga đúng 3 lần. 

Một số vùng đã từng là nơi trú đông của cá voi xanh có thể kể đến như quần đảo Hawaii, quần đảo Ogasawara, đảo Hải Nam, phía nam quần đảo Hoàng Sa...

Kể từ khi luật cấm săn bắn cá voi được ban hành, các nhà nghiên cứu đã đưa ra các khảo sát tìm hiểu về độ tăng trưởng của cá voi. Tại Nam Cực, người ta ước tính rằng tốc độ tăng trưởng của cá voi xanh trong 1 năm là 7.3% kể từ khi nạn săn trộm tại Liên Xô chấm dứt. Tuy nhiên, xét về tổng số lượng cá voi ở đây lại không vượt quá 1% so với thời điểm bị săn bắn.Tại California thì cá voi phục hồi nhanh hơn. Theo kết quả nghiên cứu năm 2014, quần thể này đã đạt 97% so với số lượng ban đầu.

Những điều chưa biết về cá voi xanh

Khủng long Sauropod vẫn còn ‘bé’ lắm so với cá voi xanh

[caption id="attachment_941" align="aligncenter" width="635"]Khủng long chỉ là bé con Khủng long chỉ là bé con[/caption]

Những con khủng long ăn cỏ Sauropod được xem là loài động vật lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, mức độ khủng của những con khủng long đã tuyệt chủng này vẫn phải ngả mũ chào thua trước cá voi xanh. Bởi lẽ, với con con khủng long Sauropod trưởng thành, tính cả phần đuôi thì nó cũng chỉ dài 25-40m, trọng lượng là 96.4 tấn. Trong khi đó, cá ông lại có chiều dài trung bình là 30-33m, trọng lượng 173 tấn. Vì vậy, so với cá voi xanh thì khủng long Sauropod vẫn còn ‘bé’ lắm.

Trái tim nặng bằng xe 4 bánh còn lưỡi nặng bằng một con voi rừng châu Phi

[caption id="attachment_943" align="aligncenter" width="635"]Trái tim của các voi xanh Trái tim của các voi xanh[/caption]

Theo nghiên cứu, cá ông là loài động vật có lưỡi lớn và nặng nhất trên thế giới với trọng lượng khoảng 2.7 tấn. Trong khi đó, có nhiều thông tin rằng tim của chúng nặng bằng một chiếc xe 4 bánh nhưng thông tin này vẫn chưa từng được chứng thực vì để có một quả tim của cá voi xanh không hề dễ. Chỉ trong một lần tình cờ phát hiện một con cá voi xanh dài 24m mắc cạn ở Canada, khi lấy trái tim ra thì các nhà nghiên cứu ghi được kích thước tương đương với một chiếc xe hơi. Tuy nhiên, các bạn cũng cần lưu ý rằng đây không phải là cá thể cá ông lớn nhất đã từng được ghi nhận. 

Có dương vật lớn nhất thế giới

[caption id="attachment_945" align="aligncenter" width="635"]Dương vật cá ông Dương vật cá ông[/caption]

Theo các nhà khoa học, dương vật của cá ông khá lớn và giữ kỷ lục Guinness thế giới về loài có dương vật dài nhất. Chiều dài trung bình của dương vật của chúng vào khoảng 2.4-3 m. Dương vật của cá ông thường ẩn bên trong cơ thể và chỉ thòi ra mỗi khi giao phối. Mỗi một lần giao phối, con đực có thể xuất 20L tinh trùng. 

Có thể bơi suốt 6 tháng mà không ăn gì chỉ để di chuyển đến vùng nước ấm hơn

[caption id="attachment_944" align="aligncenter" width="635"]DI chuyển DI chuyển[/caption]

Cá ông thường ngụ ở Nam Cực vào mùa hè và săn bắt thức ăn. Sau khi hấp thụ để năng lượng dự trữ và nhiều hơn cho mục đích sinh sản, chúng bắt đầu dùng toàn bộ số năng lượng dự trữ này để di chuyển đến khu vực ấm hơn - nơi được biết đến là nguồn thức ăn gần như khan hiếm. 

Là sinh vật sống đơn độc

Cá voi xanh là giống loài có tập tính sống khá kỳ lạ. Trong điều kiện sinh sống bình thường, cá ông thường thích sống 1 mình. Đôi khi, chúng sẽ sống theo cặp là cặp cá đang trong thời kỳ sinh sản hoặc cặp cá mẹ con. Tuy nhiên, kể cả sống theo cặp thì khi bơi chúng cũng không bơi sát nhau. Khoảng cách giữa chúng là vài km. Khi bạn gặp đàn cá voi bơi theo bầy nghĩa là nơi đó có lượng thức ăn lớn và chúng đi cùng nhau để săn mồi.  

Cá ông giao tiếp với nhau bằng những bài hát và có thể nghe thấy nhau từ khoảng cách hơn 1600 km

Vì cuộc sống cô độc hàng ngày nên hệ thống giao tiếp của của cá ông khá phát triển. Chúng phát ra những sóng âm ở tần số thấp. Những tần số này có thể đi xa tới hàng nghìn kilomet để tới các cá thể khác. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, gần đây, tần số này phát đi giảm xuống chỉ còn 160km mà thôi. Điều này xảy ra bởi tiếng ồn của các phương tiện giao thông, ô nhiễm tiếng ồn… quá thường xuyên. Trong khi đó, vào năm 1940, một con cá ông có thể nhận và truyền thông tin đến đồng loại với khoảng cách hơn 1.600km. 

Các nhà khoa học cũng cho biết có sự thay đổi kỳ lạ trong tần số âm thanh mà các con cá voi xanh phát ra. Trong các bản ghi âm gần đây, tần số này đã giảm xuống đáng kể theo từng năm. Đây là điều khiến các nhà khoa học cảm thấy khó hiểu. Bởi lẽ, nếu thấy khó nghe thì thường cá ông sẽ tăng tần suất âm thanh lên nhưng đây lại giảm xuống bất thường như vậy.

Trên đây là một vài thông tin về loài cá voi xanh lớn nhất thế giới. Hy vọng sau bài viết này các bạn đã hiểu hơn về loài này động vật này và có biện pháp bảo vệ loài động vật này.

» Bạn có thể quan tâm: Cá mập Megalodon – Quái vật săn mồi đã tuyệt chủng?

 



source https://litteritcostsyou.org/ca-voi-xanh/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét