Nước là thành phần không thể thiếu trong cơ thể chúng ta. Nếu thiếu nước chúng ta không thể sống được. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng ô nhiễm nước xảy ra khá nghiêm trọng. Lượng nước sạch bị khan hiếm. Vậy ô nhiễm nước là gì? Nguyên nhân gây ô nhiễm nước là gì? Ô nhiễm nước sẽ gây hậu quả ra sao? Cùng tìm hiểu nhé!
Ô nhiễm nước là gì?
Nước tồn tại dưới rất nhiều hình thức như nước cống, sông hồ, thể khí, băng. Ô nhiễm nước là một dang ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm nước là hiện tượng nguồn nước bị chất độc xâm chiếm. Những chất này có thể gây hại không chỉ đối với con người mà còn cả những sinh vật sống trong tự nhiên. Ô nhiễm nước thường rất khó khắc phục. Vì vậy, hiện nay phải phòng tránh ô nhiễm nước ngay từ đầu.
Nguyên nhân gây ô nhiễm nước
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nước. Trong bài viết này, tôi sẽ chia nguyên nhân gây ô nhiễm thành nguyên nhân tự nhiên và nguyên nhân nhân tạo.
Ô nhiễm tự nhiên
Ô nhiễm tự nhiên đến từ việc tuyết tan, mưa, lũ lụt, gió bão...Ngoài ra còn có thể đến từ các hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết. Khi cây cối và sinh vật chết đi, xác của chúng sẽ bị vi sinh vật phân huỷ thành chất hữu cơ. Một phần chất hữu cơ sẽ ngấm vào lòng đất và nước ngầm. Điều này gây ô nhiễm nguồn nước ngầm rồi dần dần ngấm vào sông hồ, suối, biển...
Lụt lội có thể khiến nước không còn sạch. Ngoài ra lũ lụt còn cuốn theo các chất thải nơi mọi người đổ rác. Nước lũ lụt cũng có thể bị ô nhiễm do hoá chất nông nghiệp, khu phế thải...
Ô nhiễm tự nhiên rất ít xảy ra nhưng khi xảy ra thì khá nghiêm trọng. Ô nhiễm tự nhiên cũng không phải tác nhân gây suy thoái chất lượng nước.
Ô nhiễm nhân tạo
Sinh hoạt, y tế
Nước thải sinh hoạt xuất phát từ hộ gia đình, khách sạn, cơ quan, bệnh viện chứa chất thải trong quá trình vệ sinh, sinh hoạt của con người. Thành phần của chất thải sinh hoạt gồm các chất dễ phân huỷ, chất dinh dưỡng, chất rắn và vi khuẩn. Nếu không được xử lý cẩn thận sẽ gây ô nhiễm nước.
Chất thải công nghiệp
Tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá tăng nhanh gây áp lực lên tài nguyên nước. Theo đó, mỗi khi hoạt động, các nhà máy sẽ có chất thải công nghiệp. Nước thải công nghiệp không có thành phần cố định. Thành phần cấu tạo phụ thuộc vào ngành nghề sản xuất của mỗi công ty. Nhưng dù thành phần như thế nào thì nó cũng có hại. Các chất gây hại chính có thể kể đến COD, BOD5 và SS. Khi thải ra, các chất thải sẽ được thải vào sông, biển. Khi không được xử lý kỹ sẽ khiến các nguồn nước này bị ô nhiễm. Con người hoặc sinh vật uống phải nước này sẽ có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
Chất thải nông nghiệp
Các thải nông nghiệp có thể kể đến như phân, nước tiểu gia súc, thuốc trừ sâu, phân bón... Những chất này có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm.
Trong khi đó, khi sản xuất nông nghiệp, đa số người dân đều dùng lượng thuốc bảo vệ gấp 3 lần so với quy định. Không những vậy, nhiều người còn sử dụng các loại thuốc đã cấm. Người dân còn không có kho bảo quản thuốc riêng và vứt lung tung gần nhà ăn, giếng sinh hoạt. Bên cạnh đó, vỏ thuốc sử dụng xong thì vứt ngay bờ ruộng. Lượng hoá chất tồn dư sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước khi nó ngấm vào nước ngầm.
Hậu quả của ô nhiễm nước
Trong cơ thể chúng ta có 70% là nước. Con người cần nước để duy trì trạng thái cân bằng trong cơ thể. Với việc khai thác nguồn tài nguyên quá nhiều của người, nguồn nước sạch không chỉ bị khan hiếm mà còn bị ô nhiễm trầm trọng. Việc thiếu nước sạch và ô nhiễm nước sẽ gây những hậu quả nặng nề mà chúng ta không thể ngờ tới. Cụ thể như sau:
Suy giảm hệ miễn dịch
Những nguồn nước chưa qua xử lý sẽ có các chất như Asen, Flo và phèn. Nếu 3 chất này thâm nhập vào cơ thể ít thì không sao. Tuy nhiên, nếu tích dần trong cơ thể trong thời gian dài, đặc biệt là trẻ em sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ. Cụ thể như thần kinh, sắc tố da, tim mạch, đường ruột, thậm chí là ung thư. Không đâu xa, tại TP.HCM, người dân ở cạnh kênh Tàu Hủ cũng phàn nàn về vấn đề này. Theo người dân ở đây, chỉ cần uống nước của con kênh là da bị ngứa ngáy, khó chịu.
Ngoài ra, theo nghiên cứu, những trẻ em sống ở gần nguồn nước nhiễm Flo sẽ có IQ thấp hơn so với trẻ em ở vùng khác.
Dân trí thụt lùi
Khi không được tiếp cận nước sạch và kinh tế chưa phát triển những người dân nơi đây sẽ chỉ chú tâm vào việc mưu sinh, tìm và lọc nước mà thôi. Họ sẽ không có cơ hội tiếp cận đến các kiến thức khác như môi trường, kinh tế và xã hội. Đó là lý do họ không nhận thức được những nguy hiểm mà nguồn nước mang lại. Bên cạnh đó, chính những hành động hàng ngày của họ đã khiến môi trường bị ô nhiễm.
Ví dụ như ở Mũi Né. Tại đây, bãi biển đang ngập chìm trong rác. Khách du lịch nhiều lần đã tình nguyện đi thu gom rác ở đây. Tuy nhiên tình trạng này vẫn không cải thiện mấy và vẫn tiếp tục diễn ra. Người dân ở đây cho biết họ vẫn đổ rác ra biển "cho tiện". Nhiều người nghĩ rằng đổ rác ra biển sẽ được nước biển cuốn đi xa. Chính vì điều này khiến nhiều bãi biển ở đây có rác trải dài hàng cây số.
Việt Nam sẽ khó bước xa trong tương lai nếu chính những gia đình đã không giáo dục đúng đắn thế hệ trẻ.
Đói nghèo
Nước bẩn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vào mùa khô hoặc nước bị ngập mặn, người dân tại vùng ven biển miền Tây và Nam Trung thường phải xây bể để chứa nước sinh hoạt. Với số tiền này hộ nghèo có thể mua sách cho con em đến trường.
Biện pháp khắc phục
Hiện nay việc truyền thông để bảo vệ môi trường khá mạnh. Từ đó, ý thức về bảo vệ môi trường cũng được nâng cao hơn. Các luật về môi trường cũng được đưa ra. Vì vậy các công ty đều phải có bể xử lý chất thải trước khi thải chúng ra môi trường. Cơ quan chức năng cần thường xuyên đôn đốc kiểm tra các công ty để tránh tình trạng các công ty vì lợi nhuận mà không chấp hành luật.
Ngoài ra, dù nước sạch đến đâu vẫn có tạp chất. Mỗi người hãy tự bảo vệ gia đình mình bằng cách sử dụng hệ thống lọc. Máy lọc nước có thể loại bỏ mọi chất cặn bẩn, chất độc hại... để tạo nước tinh khiết mà không cần đun nấu.
Chúng ta rồi sẽ già đi, nhưng còn có các thế hệ tương lai. Các bạn không thể để thế hệ tương lai gánh chịu hậu quả của hiện tại mà các bạn gây nên. Đừng để tương lai của chúng ta phải đánh đổi để lấy nước sạch. Hy vọng sau bài viết này, ý thức bảo vệ môi trường nước được nâng cao hơn nữa.
source https://litteritcostsyou.org/o-nhiem-nuoc/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét