Thứ Hai, 14 tháng 1, 2019

Hiệu ứng nhà kính – Vấn đề cần quan tâm hiện nay

Cụm từ "hiệu ứng nhà kính" không còn quá xa lạ đối với chúng ta. Hiện tượng này đang được coi là hiện tượng biến đổi khí hậu và được cả thế giới quan tâm. Bởi lẽ, nó gây nhiều mối nguy hại đến cuộc sống của chúng ta. Vậy hiệu ứng nhà kính là gì? Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính và hậu quả nó gây ra ra sao? Có những biện pháp nào để giảm hiệu ứng nhà kính? Cùng chuyên mục Môi trường và Cộng đồng tìm hiểu nhé!

Hiệu ứng nhà kính là gì?

https://youtu.be/J6-1CKJl2yI

Hiệu ứng nhà kính tên tiếng Anh là Greenhouse Effect. Thuật ngữ này xuất phát từ "effet de serre" trong tiếng Pháp. Cụm từ này được nhà toán học người Pháp Jean Baptiste Joseph Fourier đưa ra vào năm 1824. Vào thời điểm này, trong khí quyển xảy ra một vụ nổ mạnh khiến nhiệt độ của một vùng tăng lên. Ba năm sau, Joseph đã giải thích hiện tượng này và được giới khoa học quan tâm.

Theo lý giải của Joseph, hiệu ứng nhà kính là hiện tượng xảy ra khi năng lượng mặt trời xuyên qua cửa nhà hoặc mái bằng kính. Nguồn năng lượng này hấp thụ và phân tán thành nhiệt lượng trong không gian. Điều này khiến toàn bộ không gian bên trong ấm lên chứ không phải chỉ những chỗ được chiếu sáng.

Hiệu ứng này được sử dụng trong việc trồng cây từ rất lâu. Ngoài ra, hiệu ứng nhà kính còn được dùng trong kiến trúc, tiết kiệm chất đốt sưởi ấm nhà ở.

Tuy nhiên, hiện nay khái niệm hiệu ứng nhà kính đã được mở rộng hơn thành hiệu ứng nhà kính khí quyển. Vậy hiệu ứng nhà kính khí quyển là gì?

hiệu ứng nhà kính là gì

Hiệu ứng nhà kính khí quyển là hiện tượng tia bức xạ xuyên qua bầu khí quyển và phản xạ trở lại thành bức xạ nhiệt sóng dài. Trong bầu khí quyển của Trái Đất có chứa carbon dioxide và hơi nước. Hai thành phần này có thể hấp thụ bức xạ nhiệt và tạo nên sự nóng lên toàn cầu.

Đối với môi trường, hiệu ứng nhà kính dùng để chỉ hiện tượng nghẽn nhiệt trong bầu khí quyển. Hiện tượng này xảy ra khi ánh sáng mặt trời không thể phản xạ ra bên ngoài.

Hiện nay, trong bầu khí quyển có chứa 0.036% khí carbon dioxide. Với hàm lượng này, nhiệt độ Trái Đất có thể tăng khoảng 30°C. Nếu không có hiệu ứng này thì nhiệt độ Trái Đất chỉ khoảng -15°C. Ở thời kỳ đầu mới hình thành, sự sống chỉ xuất hiện do thành phần CO2 cao hơn hiện tại. Điều này giúp cân bằng lượng bức xạ mặt trời đến khoảng 25%. Cường độ của các tia bức xạ thì lại tăng lên theo thời gian. Cây cối phát triển và đã lấy đi một phần CO2 thông qua quá trình quang hợp. Điều này tạo nên khí hậu tương đối ổn định.

Cấu tạo của hiệu ứng nhà kính gồm hơi nước, carbon dioxide, mê tan, ozon. Những khí này gọi là khí nhà kính.

Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính

nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính

Khi tìm hiểu về nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính, các nhà khoa học Trái Đất đã chỉ ra nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính là khí CO2. Tại sao lại như vậy?

Theo đó, hiệu ứng nhà kính xuất phát từ việc bức xạ Mặt Trời xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất. Sau khi hấp thụ bức xạ, mặt đất nóng lên và bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu khiến nhiệt độ không khí tăng.

Trên thực tế, khí gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất này lại là một tấm kính dày bao phủ toàn bộ Trái Đất. Điều này khiến Trái Đất là một nhà kính lớn. Theo các nhà khoa học, nếu không có khí này thì nhiệt độ Trái Đất chỉ khoảng -23°C. Nhiệt độ hiện tại đang ở 15°C. Qua đây có thể thấy, hiệu ứng nhà kính đã khiến nhiệt độ Trái Đất tăng lên 38°C.

Vậy tại sao khí CO2 lại tăng? Theo đó, chặt phá rừng, san rừng làm đất canh tác khiến cho khí CO2 không được hấp thụ. Điều này gây tích tụ, thậm chí là dư thừa khí CO2. Khi các khí gây hiệu ứng nhà kính ngày càng tăng cao thì việc nhiệt độ tăng là điều không thể tránh khỏi. Theo ước tính, đến nửa thế kỷ sau, nhiệt độ Trái Đất sẽ tăng lên khoảng 1.5 - 4.5°C.

Hậu quả của hiệu ứng nhà kính

Hậu quả đầu tiên mà hiệu ứng nhà kính gây ra là gây biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, nó gây những hậu quả như sau:

Đối với nguồn nước

Hiệu ứng nhà kính có thể ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng nguồn nước. Nước uống, tưới tiêu, nhà máy phát dùng nước sẽ bị ảnh hưởng bởi mưa thất thường và tăng khí bốc hơi. Mưa gia tăng khiến lụt thường xuyên hơn. Khí hậu thay đổi làm đầy các lòng chảo nối các sông ngòi trên thế giới.

Tài nguyên bờ biển

Hiệu ứng nhà kính gây băng tan

 

Hiệu ứng nhà kính khiến nhiệt độ Trái Đất tăng lên. Điều này khiến xảy ra các hiện tượng băng tan. Việc băng tan khiến mực nước biển dâng cao. Theo các chuyên gia, chỉ riêng Hoa Kỳ, vào năm 2100, mực nước biển sẽ tăng thêm khoảng 50cm. Điều này làm mất đi 4.000 dặm vuông đất ướt và 5.000 dặm vuông đất khô.

Sinh vật

Sự nóng lên toàn cầu khiến điều kiện sống của các sinh vật thay đổi. Một số loài đã phải di cư để tìm kiếm môi trường sống và phát triển thích hợp hơn. Một số loài thì bị giảm số lượng hoặc thậm chí là bị tuyệt chủng.

Lâm nghiệp

hiệu ứng nhà kính gây cháy rừngTheo khoa học biến đổi khí hậu, với việc nhiệt độ Trái Đất tăng thì lâm nghiệp bị ảnh hưởng khá nhiều. Theo đó, nhiệt độ cao dễ dẫn đến việc cháy rừng.

Năng lượng và vận chuyển

Nhiệt độ tăng khiến nhu cầu làm lạnh tăng còn nhu cầu làm nóng thì giảm đi. Việc vận chuyển qua lại trong mùa đông sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu vận chuyển bằng đường thuỷ thì sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn. Bởi lẽ, hiệu ứng nhà kính làm tăng hiện tượng lụt, giảm mực nước sông...

Sức khoẻ

Lũ lụt thì thường kèm theo dịch bệnh. Điều này ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Bên cạnh đó, nhiều loại bệnh mới xuất hiện. Việc lan truyền nhanh chóng dịch bệnh mới khi chưa có thuốc chữa sẽ khiến sức khoẻ con người bị suy giảm. Hiện nay, số lượng người chết vì nắng nóng kéo dài tăng cao.

Biện pháp giảm hiệu ứng nhà kính

Làm sao để giảm hiệu ứng nhà kính

Một trong những cố gắng đầu tiên để giảm mức độ ấm dần của Trái Đất của nhân loại là tham gia vào Nghị định thư Kyoto. Về phía Mỹ và một số nước khác thì đang tìm cách để giảm lượng khí CO2 thải vào bầu khí quyển. Lượng khí này thải ra khi chúng ta sử dụng các loại máy móc. Tại Hoa Kỳ, hiện nay khi điều khiển xe phải có chứng nhận đạt tiêu chuẩn nhả khói. Nếu xe nào chưa được kiểm định thì không được sử dụng ở tất cả các tiểu bang.

Trồng nhiều cây xanh cũng là cách để giảm hiệu ứng nhà kính. Bởi lẽ, cây hấp thụ khí CO2 thông qua quá trình quang hợp. Vì vậy, trồng nhiều cây xanh có thể làm giảm lượng khí CO2 trong khí quyển. Từ đó, hiệu ứng nhà kính cũng được giảm đáng kể.

Tiết kiệm điện cũng là cách để giảm hiệu ứng nhà kính. Bởi lẽ, điện năng được sản xuất từ việc đốt các nguyên, nhiên liệu hoá thạch. Các nguyên, nhiên liệu này khi đốt sẽ sinh ra một lượng lớn CO2 và thải vào trong không khí. Điều này không chỉ gây ô nhiễm không khí mà còn làm tăng hiệu ứng nhà kính. Vì vậy, hãy sử dụng ánh sáng thiên nhiên hoặc dùng bóng đèn tiết kiệm điện. Khi ra khỏi phòng, các bạn nên tắt hết toàn bộ thiết bị điện có trong phòng.

biện pháp giảm hiệu ứng nhà kính

Khi đi đâu đó gần thì hãy đi bộ hoặc xe đạp thay vì đi xe máy hoặc ô tô. Vì xe máy và ô tô khi hoạt động sẽ thải ra khí CO2 gây ô nhiễm môi trường và tăng hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Sử dụng phương tiện công cộng hoặc xe đạp vừa bảo vệ môi trường lại vừa bảo vệ được túi tiền của bạn.

Xếp xó những chiếc bếp than hoặc bếp dầu "cổ lỗ" đi nhé. Hãy sử dụng bếp gas/ bếp điện. Vừa nhanh lẹ lại vừa bảo vệ môi trường.

Hãy dùng Hàng Việt Nam chất lượng cao. Bởi lẽ, hàng nhập ngoại dù ngon nhưng khi vận chuyển giữa các nước sẽ tạo một lượng khí CO2 khổng lồ. Vì vậy tại sao chúng ta lại ăn nho Mỹ, táo New Zealand trong khi nước ta có 4 mùa trái cây tươi ngon. Đó rõ ràng là sự lãng phí tài nguyên.

Tiết kiệm giấy bằng cách in 2 mặt, sử dụng giấy cũ làm nháp... Ngoài ra, các túi nilong, vỏ chai nhựa cần tái chế để giảm khí CO2 trong quá trình sản xuất và bảo vệ môi trường.

Nâng cấp cơ sở hạ tầng cũng là một biện pháp để giảm hiệu ứng nhà kính. Theo đó, xây nhà thân thiện, nâng cấp đường xá để giảm khí CO2. Ngoài ra, có thể chuyển đổi mô hình chăn nuôi - trồng trọt và thói quen sinh hoạt sao cho phù hợp với điều kiện khí hậu. Một vài ví dụ có thể áp dụng như trồng và nuôi loài có khả năng chịu mặn cao, xây nhà chống bão, trồng cây ngắn ngày...

Kế hoạch hoá gia đình giúp giảm nhu cầu tiêu dùng về thực phẩm, quần áo...

Đẩy mạnh các công tác truyền thông trong bảo vệ môi trường. Giúp người dân hiểu rõ về hiệu ứng nhà kính, nguyên nhân và hậu quả mà nó đem lại. Từ đó, người dân sẽ tự có những hành động làm giảm và khắc phục hậu quả mà hiệu ứng nhà kính đem lại.

Đầu tư công nghệ và ứng dụng khoa học công nghệ vào việc ứng phó những hậu quả mà hiệu ứng nhà kính đem lại.

Trên đây là những thông tin cơ bản cần biết về hiệu ứng nhà kính. Hy vọng những thông tin này hữu ích đối với các bạn.



source https://litteritcostsyou.org/hieu-ung-nha-kinh/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét