Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2019

Ô nhiễm không khí – Tác nhân gây nên 600.000 trẻ em tử vong mỗi năm

Ô nhiễm không khí là một dạng của ô nhiễm môi trường. Vậy ô nhiễm không khí là gì? Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí là gì? Hậu quả mà ô nhiễm không khí đem lại ra sao. Cùng tìm hiểu nhé!

Ô nhiễm không khí là gì?

ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí là sự thay đổi thành phần của không khí. Sự thay đổi này chủ yếu là do khói bụi, khí lạ. Sự thay đổi này sẽ gây biến đổi khí hậu, làm giảm tầm nhìn xa hoặc ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người và sinh vật

Tác nhân gây ô nhiễm

Chất ô nhiễm không khí gồm:

CO2

Đây là khí đóng vai trò gây hiệu ứng nhà kính hàng đầu. Ngoài ra, nó còn được mô tả là "ô nhiễm khí tồi tệ nhất" hay "chất gây ô nhiễm hàng đầu". CO2 là thành phần tự nhiên của khí quyển, cần thiết cho con người và động vật. Tuy nhiên, cái gì quá cũng không tốt. Hiện lượng CO2 đã tăng lên khoảng 405 phần triệu (ppm) khí quyển trái đất. Trong khi đó, vào thời kỳ tiền công nghiệp, con số này chỉ ở mức 280ppm.

SOx

Đây là hợp chất hoá học có công thức là SO2. Chất này được tạo ra khi núi lửa hoạt động hoặc các quy trình sản xuất. Trong quá trình sản xuất nếu dử dụng than, dầu mỏ sẽ tạo ra SO2. Khí này tác động lên môi trường khá lớn như mưa axit.

NOx

NOx được thải ra trong quá trình đốt cháy nhiệt độ cao hoặc sản sinh trong cơn dông do phóng điện. NOx là một chất gây ô nhiễm nổi bật nhất. Nó có màu nâu đỏ, có mùi đặc trưng.

nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

CO

CO là khí không mùi, không màu, độc. Nó sản sinh khi khí tự nhiên, gỗ hay than đá được đốt. Hoặc từ khói xả của các phương tiện giao thông.

VOC

VOCs là một loại chất gây ô nhiễm không khí ngoài trời. VOCs phân thành methane hoặc không phải methane. Methane là một loại khí làm tăng lên sự ấm lên toàn cầu. Các chất khác như benzen thơm, xylene, toluene còn có thể gây ung thư, bệnh bạch cầu...

PM

Hạt mịn có hai dạng là rắn hoặc lỏng. Hạt mịn xuất hiện từ núi lửa, cháy rừng, hơi nước biển. Ngoài ra, nó còn được sản sinh ra trong quá trình con người sử dụng nguyên liệu hoá thạch. Hiện hạt mịn đang chiếm 10% thành phần bầu khí quyển của Trái Đất. Sự gia tăng hạt mịn có thể gây nên các bệnh như tim, phổi.

CFCs

Chlorofluorocarbons rất có hại cho tầng ozon của chúng ta. Nó sản sinh trong quá trình con người sử dụng điều hoà, tử lạnh, aerosol... Nó được phát tán trong không khí và làm hỏng tầng ozon. Qua đó, tia cực tím có hại có cơ hội tiếp xúc bề mặt trái đất. Ngoài ung thư da, mắt, nó còn gây hại cho cây trồng.

NH3

NH3 sản sinh từ quá trình sản xuất nông nghiệp. Mặc dù được sử dụng rộng rãi nhưng NH3 khá độc và nó có tính ăn mòn. Ở trong không khí, NH3 phản ứng với lưu huỳnh và oxit nitơ tạo thành những hạt thứ sinh có hại.

Thực trạng ô nhiễm không khí toàn cầu

ô nhiễm không khí toàn cầu

Tại hội nghị do WHO tổ chức từ 30/10 - 1/11/2018, WHO cũng công bố số liệu về chất lượng không khí toàn cầu và tỷ lệ trẻ em bị nhiễm trùng đường hô hấp. Trong bảng báo cáo, hạt sulfate và bụi đen có kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với quy định. Cụ thể, nó kích thước nhỏ hơn 2.5 micromet. Kích thước nhỏ như vậy sẽ khiến nó dễ dàng tích tụ trong hệ tim mạch và hệ hô hấp.

Theo Litter, It costs you tìm hiểu, các chất này có ở rất nhiều trong không khí ngoài trời (AAP). Nó xuất hiện khi xe cộ thải ra khí thải hoặc khí thải từ các nhà máy sử dụng nguyên liệu hoá thạch. Không những vậy, không khí trong nhà (HAP) cũng có các chất này. Các chất này xuất hiện từ khói nấu ăn, sưởi ấm, vật liệu xây dựng.

WHO cũng ước tính mỗi năm có 7 triệu người chết sớm do sự kết hợp của AAP và HAP. Trẻ em là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Bởi lẽ, hệ thần kinh, hệ hô hấp, tim mạch và hệ miễn dịch của trẻ em vẫn chưa hoàn thiện hết. Theo thống kê của WHO, 93% người dưới 15 tuổi (khoảng 1.8 tỷ thanh thiếu niên và trẻ em) đang phải hít thở khí độc hại mỗi ngày. 10% trẻ em dưới 5 tuổi nhiễm trùng đường hô hấp và tử vong sau đó. Trong năm 2016, lượng khí độc này đã giết chết 600.000 trẻ em.

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

https://youtu.be/5GV2nsLBhYs

Tự nhiên

  • Bụi từ thiên nhiên. Điều này xảy ra tại khu vực có ít hoặc không có thảm thực vật.
  • Methane. Đây là chất được thải ra môi trường tự nhiên trong quá trình tiêu hoá thức ăn của động vật
  • Sự phân rã phóng xạ ở lớp vỏ Trái Đất tạo ra khí Radon. Khí này không độc nhưng lại có ảnh hưởng đến sức khoẻ như gây ung thư phổi.
  • Các vụ cháy rừng tạo ra khói và carbon monoxit.
  • Hoạt động của núi lửa tạo ra tro bụi, clo và lưu huỳnh
  • Thực vật thải ra các chất hữu cơ dễ bay hơi trong các ngày ấm áp. Các chất này phản ứng với các chất gây ô nhiễm như NOx, SO2, anthropogenic và tạo thành thành các đám mây mờ của các chất ô nhiễm thứ cấp. Các cây có thể tạo ra chất hữu cơ dễ bay hơi có thể kể đến là cây dương, cây liễu, cây sồi... Sản lượng từ chúng khiến mức ozon của chúng ta cao gấp 8 lần.

Công nghiệp

air pollution

  • Khói từ nhà máy điện, lò đốt chất thải.
  • Khói từ việc đốt gỗ, chất thải cây trồng, phân.
  • Khí thải từ xe cơ giới, máy bay, tàu biển
  • Hơi khói từ sơn, hơi xịt, dung môi
  • Chất thải được lắng động trong các bãi chôn lấp tạo thành khí methane. Khí này rất dễ cháy và tạo thành các hỗn hợp nổ với không khí. Methane cũng có thể gây ngạt khi có thể làm di chuyển oxy trong không gian kín. Được biết, hiện tượng ngạt thở xảy ra khi nồng độ oxy giảm xuống dưới 19.5%.
  • Tài nguyên quân sự như vũ khí hạt nhân, khí độc, tên lửa, chiến tranh hoá học.

Đây là nguồn ô nhiễm nhiều nhất của con người. Theo đó, khi đốt các nguyên liệu như than, khí, dầu, các chất này không cháy hết hoàn toàn mà còn sản sinh muội than, bụi, bay hơi... Điều này khiến thành phần của không khí bị thay đổi đáng kể.

Giao thông vận tải

Là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí, đặc biệt là ở khu đông dân cư và khu đô thị. Khi đốt nhiên liệu động cơ sẽ khiến tạo ra các khí gây ô nhiễm như CO2, CO, SO2, NOx, CH4 và Pb. Không những vậy, trong khi di chuyển, đất đá, cát bụi cũng bị cuốn theo. Nếu chỉ tính trên một phương tiện thì không sao. Nhưng nếu ở những nơi có mật độ giao thông cao, đường xá không tốt thì ô nhiễm không khí chắc chắn sẽ xảy ra.

Hậu quả của ô nhiễm môi trường không khí

Bệnh tim

Theo báo cáo năm 2007, có khoảng 12-14%/ 10 microg/ m³ ca sống trong khu vực ô nhiễm không khí tử vong do biến cố tim mạch. Ô nhiễm không khí cũng khiến tăng nguy cơ đột quỵ, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.

Các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân là do co mạch, xơ vữa động mạch, viêm cấp thấp và sự mất cân bằng hệ thống thần kinh.

Bệnh phổi

hậu quả của ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí có thể gây bệnh hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Người ta tin rằng, giống như xơ nang, nếu sống trong môi trường không khí bị ô nhiễm, sức khoẻ sẽ bị giảm đi đáng kể. Theo khảo sát, những người ở thành thị bị giảm chức năng phổi, viêm phế quản mãn tính và khí phế thũng nhiều hơn ở nông thôn.

Bệnh về mắt

Đã có rất nhiều ca cấp cứu viêm nhiễm mắt hoặc giác mạc do khí bụi. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo người dân cần bảo vệ mắt và nâng cao cảnh giác mỗi khi ra ngoài.

Da liễu

Ô nhiễm không khí còn khiến các bệnh về da liễu như viêm da, dị ứng, mụn... Bởi khi không khí bị ô nhiễm có nghĩa là nó chứa rất nhiều mầm bệnh, vi khuẩn, virus, nấm mốc. Nếu tiếp xúc trong môi trường  này quá lâu, tuỳ vào cơ địa mỗi người mà sẽ có những bệnh lý khác nhau.

Kể cả việc chúng ta mặc áo chống nắng thì làn da của chúng ta vẫn bị bụi bẩn tấn công. Khói bụi tích tụ dưới da sẽ làm bít lỗ chân lông, tàn nhang, nám... Những tác nhân này còn khiến các vitamin bị phá huỷ, sợi collagen bị suy yếu...

Biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí

ô nhiễm không khí

  • Sử dụng phương tiện công cộng thay vì phương tiện cá nhân. Điều này sẽ giảm ô nhiễm không khí do khí thải gây ra.
  • Trồng nhiều cây xanh. Lên án những hành động như phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy.
  • Cập nhật công nghệ máy móc mới vừa đẩy nhanh hiệu quả vừa giảm mức khí thải thải ra môi trường
  • Tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân.
  • Sử dụng các nguồn năng lượng sạch thay thế các năng lượng khác như mặt trời, gió, nước.
  • Sử dụng máy lọc không khí

Nếu sống trong môi trường ô nhiễm cần:

  • Đeo khẩu trang hoạt tính, kính chắn bụi
  • Sử dùng nước muối sinh lý để nhỏ mắt
  • Vệ sinh mũi sạch sẽ mỗi khi ra ngoài
  • Không ăn uống vỉa hè
  • Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn

» Các bạn có thể quan tâm: Ô nhiễm đất



source https://litteritcostsyou.org/o-nhiem-khong-khi/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét