Thứ Năm, 31 tháng 1, 2019

Phế liệu là gì? Phế liệu và chất thải khác nhau như thế nào?

Phế liệu là một khái niệm khiến nhiều người nhầm lẫn bởi nó khá giống với chất thải. Vậy phế liệu là gì? Tiêu chí phân biệt giữa phế liệu và chất thải ra sao? Cùng chuyên mục Môi trường và cộng đồng tìm hiểu nhé!

Phế liệu là gì?

[caption id="attachment_347" align="aligncenter" width="770"]phế liệu là gì Phế liệu là gì?[/caption]

Theo từ điển Tiếng Việt, những vật bỏ đi từ những nguyên liệu đã qua chế biến được gọi là phế liệu. Như vậy, trong quá trình sử dụng nguyên liệu, tất cả những thứ bị bỏ đi đều trở thành phế liệu. Tuy nhiên theo cách giải thích này thì nó khá giống với chất thải. Bởi lẽ chất thải là rác và cũng là vật bỏ đi sau quá trình sử dụng. Vì vậy, nếu theo định nghĩa này thì phế liệu là một dạng chất thải.

Theo lĩnh vực khoa học pháp lý, khái niệm phế liệu đã được làm rõ hơn. Theo đó, phế liệu là sản phẩm hoặc vật liệu được loại trừ trong quá trình tiêu dùng hoặc sản xuất. Các phế liệu này phải đáp ứng được yêu cầu để tiếp tục làm nguyên liệu sản xuất.

Luật Bảo vệ môi trường (2005) lại định nghĩa phế liệu là những sản phẩm bị loại bỏ trong khi sử dụng nhưng lại được thu hồi để làm nguyên liệu sản xuất.

Mặc dù cách dùng từ có hơi khác nhưng xét về bản chất pháp lý thì 2 định nghĩa này không có sự khác biệt.

Tiêu chuẩn để phân biệt phế liệu với chất thải

Sản phẩm loại ra phải đủ các tiêu chí sau mới được gọi là phế liệu. Cụ thể:

Là sản phẩm hoặc vật liệu

[caption id="attachment_348" align="aligncenter" width="1280"]Phế liệu đồng Phế liệu đồng[/caption]

Sản phẩm là những thứ do lao động con người tạo ra. Các sản phẩm này có thể tồn tại dưới dạng phi vật thể hoặc vật thể. Tuy nhiên, theo luật môi trường, sản phẩm chỉ có thể là những vật tồn tại dưới dạng vật thể và nó phải thuộc thành phần môi trường. Do đó, sản phẩm phi vật thể không thuộc phế liệu.

Vật liệu là những thứ được dùng để làm gì đó. Do vậy, vật liệu có thể được hiểu là những vật chất trong tự nhiên hoặc đã qua chế biến. Những thứ này có thể sử dụng trong quá trình sản xuất.

Bị loại ra trong quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng

'Bị loại ra' được hiểu là những thứ được đưa ra khỏi quá trình tiêu dùng hoặc sản xuất. Trong tiêu dùng, hành động này có nghĩa là chủ sở hữu không đưa nó vào để khai thác giá trị hay công dụng. Còn trong sản xuất, khái niệm này được phân biệt giữa hành vi của công nhân và hành vi của chủ sở hữu. 'Bị loại ra' chỉ được coi là hành vi của chủ sở hữu trong quá trình sản xuất. Theo đó, chủ sở hữu sẽ từ bỏ ý định sử dụng sản phẩm đó vào sản xuất. Hành vi của chủ sở hữu có thể được thể hiện bằng không hành động hoặc hành động. 

Được thu hồi làm nguyên liệu sản xuất

Sản phẩm hoặc vật liệu trở thành phế liệu cần phụ thuộc vào hành vi của chủ sở hữu. Hành vi được chia thành thu hồi để bán dưới hình thức hàng hoá hay để làm nguyên liệu hoặc xử lý. Ví dụ, nếu quần áo cũ chủ sở hữu không mặc và đem bán cho người khác là hàng cũ (secondhand) thì sản phẩm này là hàng hoá. Trong trường hợp chủ sở hữu dùng quần áo cũ làm nguyên liệu sản xuất hoặc bán cho người khác làm nguyên liệu thì nó sẽ trở thành phế liệu. Còn trong trường hợp số quần áo cũ đó không được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào thì nó trở thành chất thải cần được xử lý.

Qua đây có thể thấy rất khó để đưa ra nguyên lý chung để đánh giá mục đích thu hồi của chủ sở hữu. Thực tế cho thấy, đánh giá mục đích thu hồi chỉ có thể thực hiện thông qua những trường hợp cụ thể.

Phân loại phế liệu

Có 3 loại phế liệu trên thị trường hiện nay. Cụ thể:

Phế liệu thô

Đây là loại phế liệu chiếm khoảng 2/3 tổng sản lượng phế liệu. Phế liệu thô gồm đất đá tròn xây dựng hoặc khi khai thác khoáng sản, kính, gạch, bê tông, tro... Những phế liệu này không thể phân hoá hay bốc cháy vì vậy nó sẽ chất thành đống sau khi được thải ra môi trường. Nó sẽ được dùng để bồi đắp vùng trũng. Nói chung, với sự biến đổi khí hậu như hiện nay thì những phế liệu thô này có thể củng cố cồn đất, lấn biển hay bãi đá.

Phế liệu là gì

Phế liệu không nguy hiểm

Phế liệu không nguy hiểm chiếm khoảng 1/3 tổng sản lượng phế liệu. Phế liệu không nguy hiểm gồm hoa, lá cây, gỗ, rơm, carton, giấy, nhựa... Chúng có thể đem lại lợi ích kinh tế bởi nó có thể sử dụng tuần hoàn như đốt cháy để lấy ẩn nhiệt, ủ thành phân...

Phế liệu nguy hiểm

Phế liệu nguy hiểm chiếm dưới 4% tổng sản lượng phế liệu. Phế liệu nguy hiểm là những loại chứa những chất độc hại đối với con người, sinh vật và môi trường. Chúng bao gồm các vật liệu phóng xạ, chất hoá học, các chất thải y tế... Vật liệu phóng xạ thì còn có thể lưu trữ chờ nó phân hạch hết. Còn những vật liệu khác bắt buộc phải phân huỷ chúng theo từng cách khác nhau.

Những lợi ích của thu mua phế liệu

Theo nghiên cứu của EPA, tái chế kim loại truất phế kim loại đem lại khá nhiều lợi ích. Cụ thể:

  • Tiết kiệm tới 75% năng lượng
  • Tiết kiệm tới 90% các nguyên nguyên liệu (raw materials) được sử dụng
  • Ô nhiễm không khí giảm 86%
  • Việc sử dụng nước giảm 40%
  • Ô nhiễm nước giảm giảm 40%
  • Chất thải mỏ quặng (mining wastes) giảm 97%

Nếu thu mua thép phế truất liệu để làm thép mới sẽ tiết kiệm:

  • 1.115 kg quặng sắt
  • 625 kg than
  • 53 kg đá vôi

 



source https://litteritcostsyou.org/phe-lieu/

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2019

Nước cứng, nước mềm là gì? Loại nào dùng tốt hơn?

Nước là thành phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Tuy nhiên, nước được chia làm 2 loại là nước cứng và nước mềm và không phải ai cũng biết điều đó. Vậỵ nước cứng, nước mềm là gì? Cùng chuyên mục Môi trường và Cộng đồng tìm hiểu nhé!

Nước cứng

Nước cứng là gì?

Nước cứng là loại nước có chứa các hàm lượng ion như Ca2+ và Mg2+ cao quá mức cho phép. Tổng hàm lượng 2 ion trên biểu trưng cho tính chất cứng của nước. Trong đó, nếu nước chứa nhiều Mg2+ sẽ có vị đắng.

Hiện tại, có thể chia nước cứng ra làm 3 loại là nước cứng tạm thời, nước cứng vĩnh cửu và nước cứng toàn phần.

  • Nước cứng tạm thời là loại nước cứng được hình thành do các muối Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2. Khi nước cứng bị đun sôi, tính cứng của nước sẽ không còn do muối hiđrocacbonat bị nhiệt độ cao phân tách thành muối không tan. 
  • Nước cứng vĩnh cữu là loại nước cứng mang tính vĩnh cửu. Thành phần của nó gồm MgSO4, MgCl2, CaSO4 và CaCl2. Nước cững vĩnh củu không thể phân tách khi đun sôi. 
  • Nước cứng toàn phần là nước cứng mang cả tính vĩnh cửu và tạm thời. THành phần của nó gồm CaSO4, Mg(HCO3)2, Ca(HCO3)2, muối MgCl2, CaCl2 và MgSO4. 

Nguyên nhân tạo ra nước cứng

sự hình thành nước cứng

Nước cứng tự nhiên thường có nguồn từ nước ngầm. Khi nước ngầm đi qua các lớp đất đá, đá vôi và trầm tích sẽ hoà tan các ion như Mg2+, Ca2+… trong các lớp đất đá này. Điều này làm tăng độ cứng trong nước. Nước trong ao hồ, sông suối cũng có thể bị tăng độ cứng nếu nguồn nước chảy qua các lớp đất đá này. 

Khi cung cấp nước cho người dân bằng nước ngầm, nhiều nhà máy chưa xử lý được triệt để thành phần của nước cứng. Vì vậy, có rất nhiều vùng vẫn sử dụng tình trạng nước cứng. 

Ưu điểm của nước cứng

Trong nước cứng có chứa rất nhiều ion khoáng. Vì vậy. Khi uống nước cứng, cơ thể bạn sẽ được bổ sung thêm chất khoáng. Điều này rất tốt cho sức khoẻ và giúp bạn phòng ngừa những bệnh về tim mạch. 

Tác hại của nước cứng

tác hại của nước cứng

Giống như biến đổi khí hậu, nước cứng cũng có ảnh hưởng không nhỏ đối với sức khoẻ, đời sống sinh hoạt hàng ngày và công nghiệp

  • Đối với sức khoẻ

Sẽ gây khô da, khô tóc nếu sử dụng nước cứng thường xuyên

Trong nước cứng có muối bicarbonat. Khi vào cơ thể, nó sẽ phân huỷ thành muối cacbonat kết tủa [từ Ca(HCO3)2 => CaCO3]. CaCO3 lại không thể thấm qua các thành ruột và động mạch. Do đó, khi sử dụng nhiều, hàm lượng này sẽ tích tụ lại trong cơ thể. Lâu ngày, điều này sẽ tạo thành sỏi, tắc đường động mạch hoặc tĩnh mạch. Gây nguy hiểm cho sức khoẻ của bạn. 

  • Đối với đời sống hàng ngày

Nước cứng sẽ làm giảm khả năng tạo bọt của xà phòng. Ngoài ra, tác dụng tẩy rửa của xà phòng sẽ bị giảm do nước cứng tạo ra muối canxi không tan. Nước cứng còn làm quần áo của bạn nhanh bị mục vải. 

Các đồ dùng như nồi hơi, bình nước nóng khi sử dụng nước cứng thì rất dễ bám cặn. Ngoài ra sản phẩm còn nhanh bị hỏng. Theo đó, lớp CaCO3 trong nước cứng sẽ tạo thành một lớp cách nhiệt dưới đáy nồi hoặc bình nước nóng. Điều này sẽ làm giảm khả năng dẫn và truyền nhiệt. Từ đó sẽ khiến tiêu hao điện năng, gây lãng phí, tốn tiền điện.

  • Trong công nghiệp

Qua tìm hiểu, một số ngành công nghiệp không thể dùng nước cứng. Nếu độ cứng vượt mức giới hạn cho phép thì các xí nghiệp phải làm mềm hoá nước. 

Khi cố tình sử dụng nước cứng, các thiết bị như nồi hơi, thiết bị lạnh sẽ khiến xảy ra tình trạng bám cặn. Ngoài ra, nó còn làm giảm hệ số lưu thông các lưu lượng trên đường ống. Nếu để tình trạng diễn ra lâu thì sẽ tạo áp lực lên nồi hơi và cuối cùng có thể gây nổ nồi hơi.

Xử lý nước cứng như thế nào?

bịện pháp làm mềm nước cứng

Có rất nhiều cách để xử lý nước cứng. Sau đây là một vài cách để xử lý nước cứng:

Sử dụng hạt nhựa trao đổi ion. Hạt nhựa trao đổi ion không hoà tan và chứa các ion có thể giúp trao đổi dễ dàng các ion Ca2+ và Mg2+. Từ đó nước sẽ mềm hơn.

Sử dụng hoá chất. Phương pháp này sẽ dùng các hoá chất khác nhau pha vào nước. Khi các hoá chất này gặp ion Ca2+ và Mg2+ sẽ tạo thành các hợp chất không tan trong nước .

Sử dụng nhiệt. Khi bạn chưng cất hoặc đun nóng nước cứng, muối hiđrocacbonat sẽ bị nhiệt phân thành muối không tan. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, phương pháp này chỉ hiệu quả đối với nước cứng tạm thời.

Sử dụng phương pháp tổng hợp. Đây là phương pháp kết hợp 2 trong 3 phương pháp kể trên.

Sử dụng màng bán thấm (hay còn gọi là công nghệ lọc Nano). Theo đó, chúng ta sẽ sử dụng công nghệ này thẩm thấu ngược (RO) để lọc nước.

» Các bạn có quan tâm: Ô nhiễm nước – Tác nhân không nhỏ trong việc giảm IQ ở trẻ

Nước mềm

Nước mềm là gì?

nước mềm

Nước mềm là nước cứng sau khi loại bỏ một số lượng đáng kể các khoáng chất bị hoà tan. Nước mềm được sử dụng rộng rãi trong đời sống cũng như sản xuất.

Hiện nay, hầu hết nước cứng đều được xử lý thông qua quá trình trao đổi ion. Để làm mềm nước hiệu quả, bạn cần một hệ thống làm mềm nước hoạt động tốt mà không làm lãng phí nước hay muối. Bên cạnh đó, hệ thống làm mềm nước phải dễ sử dụng, đủ công suất làm mềm nước sinh hoạt để cả gia đình sử dụng. Thêm vào nữa, giá cả của các hệ thống này phải phù hợp với hầu bao của gia đình.

Lợi ích của nước mềm

  • Loại bỏ các ion khoáng ra khỏi nước. Giúp da và tóc sạch sẽ, mềm mại hơn. Quần áo giặt sạch hơn, tẩy rửa đồ đạc hiệu quả hơn.
  • Tiết kiệm năng lượng cho người dùng. Bởi lẽ, khi sử dụng nước cứng sẽ khiến thời gian đun nóng nước lâu hơn, tăng chí phí tiêu thụ điện. Theo nghiên cứu, khi sử dụng nước, chi phí làm nóng nước sẽ tăng 48% so với sử dụng nước mềm.
  • Tăng thời hạn sử dụng vòi sen
  • Giúp tiết kiệm xà phòng và chất tẩy rửa. Qua khảo sát, nước mềm có khả năng làm sạch như nước cứng 10 gpg và tiết kiệm tới 30% chất tẩy rửa. Trong khi con số này tăng tới 70% khi sử dụng nước cứng 25 gpg.
  • Thân thiện với môi trường vì giảm lượng hoá chất thải ra nguồn nước.
  • Giúp bể tự hoại duy trì độ thẩm thấu cao hơn, giảm sự tắc nghẽn.

Phân biệt nước cứng, nước mềm như thế nào? Loại nào tốt hơn? 

Phân biệt nước cứng, nước mềm

Một cách đơn giản để bạn phân biệt nước cứng và nước mềm đó là sử dụng xà phòng giặt. Khi cho xà phòng giặt vào 2 loại nước này, nếu bên nào không tạo nhiều bọt và có cặn trắng thì đó là nước cứng.

Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra bằng cách sử dụng ấm đun nước. Nếu sau một thời gian sử dụng, bạn thấy có cặn trắng đọng lại dưới đáy ấm thì nước bạn đang sử dụng là nước cứng. Lớp cặn trắng này sẽ khiến khả năng dẫn nhiệt bị giảm và gây tốn nhiên liệu khi đun nấu.

Một cách thử khác là nhìn vào vòi nước hay vòi hoa sen trong gia đình. Nước cứng sẽ khiến vòi nước bị gỉ sét hoặc đọng lại cặn trắng. Điều này gây hư hại cho vòi nước. Nếu sử dụng lâu dài còn có thể khiến tắc đường ống dẫn nước.

Loại nào tốt hơn?

nước cứng, nước mềm

Về mặt sức khoẻ, nước cứng được mọi người đánh giá cao hơn nước mềm. Bởi lẽ, nước cứng có thể cung cấp một lượng khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Vì vậy, các nhà khoa học cũng khuyến cáo mọi người nên ưu tiên sử dụng nước cứng.

Tuy nhiên, dù tốt nhưng nước cứng lại gây ra khá nhiều điều khó chịu, thậm chí là gây hại. Vì vậy, hiện nay, để có thể sử dụng nước cứng tự nhiên, bạn cần phải làm mềm nước và tạo thành nước mềm. Nó sẽ giúp bạn loại bỏ những chất bất lợi mà nước cứng gây ra trong đời sống và sản xuất.

 



source https://litteritcostsyou.org/nuoc-cung-nuoc-mem/

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2019

Ô nhiễm không khí – Tác nhân gây nên 600.000 trẻ em tử vong mỗi năm

Ô nhiễm không khí là một dạng của ô nhiễm môi trường. Vậy ô nhiễm không khí là gì? Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí là gì? Hậu quả mà ô nhiễm không khí đem lại ra sao. Cùng tìm hiểu nhé!

Ô nhiễm không khí là gì?

ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí là sự thay đổi thành phần của không khí. Sự thay đổi này chủ yếu là do khói bụi, khí lạ. Sự thay đổi này sẽ gây biến đổi khí hậu, làm giảm tầm nhìn xa hoặc ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người và sinh vật

Tác nhân gây ô nhiễm

Chất ô nhiễm không khí gồm:

CO2

Đây là khí đóng vai trò gây hiệu ứng nhà kính hàng đầu. Ngoài ra, nó còn được mô tả là "ô nhiễm khí tồi tệ nhất" hay "chất gây ô nhiễm hàng đầu". CO2 là thành phần tự nhiên của khí quyển, cần thiết cho con người và động vật. Tuy nhiên, cái gì quá cũng không tốt. Hiện lượng CO2 đã tăng lên khoảng 405 phần triệu (ppm) khí quyển trái đất. Trong khi đó, vào thời kỳ tiền công nghiệp, con số này chỉ ở mức 280ppm.

SOx

Đây là hợp chất hoá học có công thức là SO2. Chất này được tạo ra khi núi lửa hoạt động hoặc các quy trình sản xuất. Trong quá trình sản xuất nếu dử dụng than, dầu mỏ sẽ tạo ra SO2. Khí này tác động lên môi trường khá lớn như mưa axit.

NOx

NOx được thải ra trong quá trình đốt cháy nhiệt độ cao hoặc sản sinh trong cơn dông do phóng điện. NOx là một chất gây ô nhiễm nổi bật nhất. Nó có màu nâu đỏ, có mùi đặc trưng.

nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

CO

CO là khí không mùi, không màu, độc. Nó sản sinh khi khí tự nhiên, gỗ hay than đá được đốt. Hoặc từ khói xả của các phương tiện giao thông.

VOC

VOCs là một loại chất gây ô nhiễm không khí ngoài trời. VOCs phân thành methane hoặc không phải methane. Methane là một loại khí làm tăng lên sự ấm lên toàn cầu. Các chất khác như benzen thơm, xylene, toluene còn có thể gây ung thư, bệnh bạch cầu...

PM

Hạt mịn có hai dạng là rắn hoặc lỏng. Hạt mịn xuất hiện từ núi lửa, cháy rừng, hơi nước biển. Ngoài ra, nó còn được sản sinh ra trong quá trình con người sử dụng nguyên liệu hoá thạch. Hiện hạt mịn đang chiếm 10% thành phần bầu khí quyển của Trái Đất. Sự gia tăng hạt mịn có thể gây nên các bệnh như tim, phổi.

CFCs

Chlorofluorocarbons rất có hại cho tầng ozon của chúng ta. Nó sản sinh trong quá trình con người sử dụng điều hoà, tử lạnh, aerosol... Nó được phát tán trong không khí và làm hỏng tầng ozon. Qua đó, tia cực tím có hại có cơ hội tiếp xúc bề mặt trái đất. Ngoài ung thư da, mắt, nó còn gây hại cho cây trồng.

NH3

NH3 sản sinh từ quá trình sản xuất nông nghiệp. Mặc dù được sử dụng rộng rãi nhưng NH3 khá độc và nó có tính ăn mòn. Ở trong không khí, NH3 phản ứng với lưu huỳnh và oxit nitơ tạo thành những hạt thứ sinh có hại.

Thực trạng ô nhiễm không khí toàn cầu

ô nhiễm không khí toàn cầu

Tại hội nghị do WHO tổ chức từ 30/10 - 1/11/2018, WHO cũng công bố số liệu về chất lượng không khí toàn cầu và tỷ lệ trẻ em bị nhiễm trùng đường hô hấp. Trong bảng báo cáo, hạt sulfate và bụi đen có kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với quy định. Cụ thể, nó kích thước nhỏ hơn 2.5 micromet. Kích thước nhỏ như vậy sẽ khiến nó dễ dàng tích tụ trong hệ tim mạch và hệ hô hấp.

Theo Litter, It costs you tìm hiểu, các chất này có ở rất nhiều trong không khí ngoài trời (AAP). Nó xuất hiện khi xe cộ thải ra khí thải hoặc khí thải từ các nhà máy sử dụng nguyên liệu hoá thạch. Không những vậy, không khí trong nhà (HAP) cũng có các chất này. Các chất này xuất hiện từ khói nấu ăn, sưởi ấm, vật liệu xây dựng.

WHO cũng ước tính mỗi năm có 7 triệu người chết sớm do sự kết hợp của AAP và HAP. Trẻ em là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Bởi lẽ, hệ thần kinh, hệ hô hấp, tim mạch và hệ miễn dịch của trẻ em vẫn chưa hoàn thiện hết. Theo thống kê của WHO, 93% người dưới 15 tuổi (khoảng 1.8 tỷ thanh thiếu niên và trẻ em) đang phải hít thở khí độc hại mỗi ngày. 10% trẻ em dưới 5 tuổi nhiễm trùng đường hô hấp và tử vong sau đó. Trong năm 2016, lượng khí độc này đã giết chết 600.000 trẻ em.

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

https://youtu.be/5GV2nsLBhYs

Tự nhiên

  • Bụi từ thiên nhiên. Điều này xảy ra tại khu vực có ít hoặc không có thảm thực vật.
  • Methane. Đây là chất được thải ra môi trường tự nhiên trong quá trình tiêu hoá thức ăn của động vật
  • Sự phân rã phóng xạ ở lớp vỏ Trái Đất tạo ra khí Radon. Khí này không độc nhưng lại có ảnh hưởng đến sức khoẻ như gây ung thư phổi.
  • Các vụ cháy rừng tạo ra khói và carbon monoxit.
  • Hoạt động của núi lửa tạo ra tro bụi, clo và lưu huỳnh
  • Thực vật thải ra các chất hữu cơ dễ bay hơi trong các ngày ấm áp. Các chất này phản ứng với các chất gây ô nhiễm như NOx, SO2, anthropogenic và tạo thành thành các đám mây mờ của các chất ô nhiễm thứ cấp. Các cây có thể tạo ra chất hữu cơ dễ bay hơi có thể kể đến là cây dương, cây liễu, cây sồi... Sản lượng từ chúng khiến mức ozon của chúng ta cao gấp 8 lần.

Công nghiệp

air pollution

  • Khói từ nhà máy điện, lò đốt chất thải.
  • Khói từ việc đốt gỗ, chất thải cây trồng, phân.
  • Khí thải từ xe cơ giới, máy bay, tàu biển
  • Hơi khói từ sơn, hơi xịt, dung môi
  • Chất thải được lắng động trong các bãi chôn lấp tạo thành khí methane. Khí này rất dễ cháy và tạo thành các hỗn hợp nổ với không khí. Methane cũng có thể gây ngạt khi có thể làm di chuyển oxy trong không gian kín. Được biết, hiện tượng ngạt thở xảy ra khi nồng độ oxy giảm xuống dưới 19.5%.
  • Tài nguyên quân sự như vũ khí hạt nhân, khí độc, tên lửa, chiến tranh hoá học.

Đây là nguồn ô nhiễm nhiều nhất của con người. Theo đó, khi đốt các nguyên liệu như than, khí, dầu, các chất này không cháy hết hoàn toàn mà còn sản sinh muội than, bụi, bay hơi... Điều này khiến thành phần của không khí bị thay đổi đáng kể.

Giao thông vận tải

Là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí, đặc biệt là ở khu đông dân cư và khu đô thị. Khi đốt nhiên liệu động cơ sẽ khiến tạo ra các khí gây ô nhiễm như CO2, CO, SO2, NOx, CH4 và Pb. Không những vậy, trong khi di chuyển, đất đá, cát bụi cũng bị cuốn theo. Nếu chỉ tính trên một phương tiện thì không sao. Nhưng nếu ở những nơi có mật độ giao thông cao, đường xá không tốt thì ô nhiễm không khí chắc chắn sẽ xảy ra.

Hậu quả của ô nhiễm môi trường không khí

Bệnh tim

Theo báo cáo năm 2007, có khoảng 12-14%/ 10 microg/ m³ ca sống trong khu vực ô nhiễm không khí tử vong do biến cố tim mạch. Ô nhiễm không khí cũng khiến tăng nguy cơ đột quỵ, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.

Các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân là do co mạch, xơ vữa động mạch, viêm cấp thấp và sự mất cân bằng hệ thống thần kinh.

Bệnh phổi

hậu quả của ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí có thể gây bệnh hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Người ta tin rằng, giống như xơ nang, nếu sống trong môi trường không khí bị ô nhiễm, sức khoẻ sẽ bị giảm đi đáng kể. Theo khảo sát, những người ở thành thị bị giảm chức năng phổi, viêm phế quản mãn tính và khí phế thũng nhiều hơn ở nông thôn.

Bệnh về mắt

Đã có rất nhiều ca cấp cứu viêm nhiễm mắt hoặc giác mạc do khí bụi. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo người dân cần bảo vệ mắt và nâng cao cảnh giác mỗi khi ra ngoài.

Da liễu

Ô nhiễm không khí còn khiến các bệnh về da liễu như viêm da, dị ứng, mụn... Bởi khi không khí bị ô nhiễm có nghĩa là nó chứa rất nhiều mầm bệnh, vi khuẩn, virus, nấm mốc. Nếu tiếp xúc trong môi trường  này quá lâu, tuỳ vào cơ địa mỗi người mà sẽ có những bệnh lý khác nhau.

Kể cả việc chúng ta mặc áo chống nắng thì làn da của chúng ta vẫn bị bụi bẩn tấn công. Khói bụi tích tụ dưới da sẽ làm bít lỗ chân lông, tàn nhang, nám... Những tác nhân này còn khiến các vitamin bị phá huỷ, sợi collagen bị suy yếu...

Biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí

ô nhiễm không khí

  • Sử dụng phương tiện công cộng thay vì phương tiện cá nhân. Điều này sẽ giảm ô nhiễm không khí do khí thải gây ra.
  • Trồng nhiều cây xanh. Lên án những hành động như phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy.
  • Cập nhật công nghệ máy móc mới vừa đẩy nhanh hiệu quả vừa giảm mức khí thải thải ra môi trường
  • Tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân.
  • Sử dụng các nguồn năng lượng sạch thay thế các năng lượng khác như mặt trời, gió, nước.
  • Sử dụng máy lọc không khí

Nếu sống trong môi trường ô nhiễm cần:

  • Đeo khẩu trang hoạt tính, kính chắn bụi
  • Sử dùng nước muối sinh lý để nhỏ mắt
  • Vệ sinh mũi sạch sẽ mỗi khi ra ngoài
  • Không ăn uống vỉa hè
  • Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn

» Các bạn có thể quan tâm: Ô nhiễm đất



source https://litteritcostsyou.org/o-nhiem-khong-khi/

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2019

Ô nhiễm đất và những hệ luỵ mà ô nhiễm môi trường đất đem lại

Ô nhiễm đất là một dạng của ô nhiễm môi trường. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người mà còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Vậy ô nhiễm đất là gì? Những hệ luỵ mà ô nhiễm môi trường đất đem lại là gì? Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất ra sao? Cùng tìm hiểu nhé

Ô nhiễm đất là gì?

Ô nhiễm đất là việc trong môi trường đất xuất hiện các chất xenobiotic gây hại ảnh hưởng tới đời sống của con người và động vật. Các chất này hình này bới hoạt động công nghiệp, hoá chất nông nghiệp... Mức độ ô nhiễm còn tuỳ thuộc vào mức độ sử dụng hoá chất và công nghiệp hoá.

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất

Tro than

tro than

Tro than dùng trong hoạt động công nghiệp như nấu chảy quặng. Tro than còn dùng trong quá trình sử dụng nguyên liệu cho khu dân cư, thương mại, sưởi ấm.

Theo Litter, It costs you tìm hiểu, than tự nhiên gồm chủ yếu 2 thành phần chì và kẽm. Khi than được đốt cháy, các kim loại không bị phân huỷ và tồn tại dưới dạng tro (trừ thuỷ ngân). Lượng chì chứa trong tro than hoặc xỉ khiến nó trở thành "chất thải nguy hại". Qua nghiên cứu, trong tro than chứa hơn 5 mg / L chì.

Ngoài chì, trong tro than thường chứa các chất khác như polynuclear aromatic hydrocarbons, benzo anthracene, benzo fluoranthene... Các chất PAHs được biết đến là chất gây ung thư. Nồng độ tạm chấp nhận được trong môi trường đất là khoảng 1mg/kg. Xỉ và tro than được nhận diện là các hạt màu trắng có trong đất. Hoặc đất có màu xám không đồng nhất, hoặc nhiều bọt, lỗ hổng...

Nước thải

Bùn thải là chất rắn sinh học và là một sản phẩm phụ khi xử lý chất thải. Nhiều người cho rằng nó là một loại phân bón cho đất. Do là một sản phẩm phụ khi xử lý chất thải nên bùn thải chứa nhiều chất gây ô nhiễm như thuốc trừ sâu, kim loại nặng... Vì vậy, cần kiểm soát để tránh vi sinh vật gây bệnh thâm nhập vào nguồn nước. Đảm bảo không có sự tích luỹ kim loại nặng ở trong đất.

Thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ

nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất

Thuốc trừ sâu là chất dùng để diệt trừ sâu bệnh. Thuốc trừ sâu có nhiều loại như hoá học, tác nhận sinh học, khử trùng, kháng khuẩn hoặc chống mọi loại sâu bệnh. Sâu bệnh gồm côn trùng, động vật thân mềm, vi khuẩn... Những loài này có thể gây huỷ hoại hoa màu, tài nguyên, gây bệnh... Dù đem lại nhiều lợi ích nhưng thuốc trừ sâu cũng có những nhược điểm nhất đinh. Ví dụ như gây độc tính tiềm tàng trong cơ thể con người và động vật.

Thuốc diệt cỏ được dùng để diệt cỏ dại, đặc biệt là đường sắt và vỉa hè. Những thuốc có chứa auxin có thể bị phân huỷ bởi vi khuẩn có trong đất. Tuy nhiên, nếu thuốc có nguồn gốc từ trinitrotoluene chứa dioxin thì cực kỳ độc hại. Nó có thể gây tử vong ngay cả khi nồng độ này ở mức thấp nhất. Một loại thuốc diệt cỏ khác đó là Paraquat. Dù nó có độc tính cao nhưng lại có thể nhanh chóng bị vi khuẩn làm giảm nồng độ. Thuốc diệt cỏ này sẽ không giết chết các động vật sống trong lòng đất.

Tự nhiên

ô nhiễm đất tự nhiên

Ô nhiễm môi trường đất có thể đến từ tự nhiên. Ô nhiễm đất tự nhiên có thể kể đến như đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn

Đất bị nhiễm phèn: do nước phèn xâm nhập vào đất gây độc cho sinh vật sinh sống trong môi trường đó.

Đất bị nhiễm mặn: do muối trong nước biển, mỏ muối... thẩm thấu vào đất gây hạn sinh lý đối với thực vật.

Hệ luỵ mà ô nhiễm đất đem lại

Ảnh hưởng đến sức khoẻ

môi trường đất và sức khoẻ

Con người có thể bị ảnh hưởng trực tiếp khi tiếp xúc với đất ô nhiễm. Bên cạnh đó, khi chất gây ô nhiễm bốc hơi, nếu con người hít phải cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Mối đe doạ trở nên lớn khi chất độc hại thông qua đất ngấm vào mạch nước ngầm.

Tác động lên con người sẽ khác nhau do tuỳ thuộc vào loại chất gây ô nhiễm. Con người có thể bị ung thư nếu thường xuyên tiếp xúc với các chất như chì, crom, xăng dầu... Ngoài ra, nó còn có thể gây ra các bệnh mãn tính khác hoặc gây rối loạn bẩm sinh. Qua tìm hiểu, nếu nitrat và amoniac kết hợp với phân gia súc cũng gây ảnh hưởng đến môi trường đất và có thể gây ô nhiễm nước.

Nếu thường xuyên tiếp xúc với Benzene có thể gây nên bệnh bạch cầu. Cyclodienes và thuỷ ngân là chất khiến thận bị tổn thương. PCBs và cyclodienes có thể khiến gan bị nhiễm độc. Organophosphates và carbomates thì có thể khiến tắc nghẽn thần kinh cơ. Một số loại khác thì có thể gây nhức đầu, mệt mỏi, buồn nôn, phát ban...Không những vậy, có những loại chỉ cần một lượng vừa đủ có thể khiến tử vong khi tiếp xúc tiếp, nuốt phải hoặc hít phải.

Ảnh hưởng đến sinh thái

Dù chất độc hại chỉ ở nồng độ thấp nhưng vẫn có thể ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Những ảnh hưởng có thể kể đến là chuyển hoá của các vi sinh vật đặc hữu và động vật chân đốt. Điều này có thể khiến một số chuỗi thức ăn chính bị mất đi. Điều này gây hậu quả lớn đối với động vật ăn thịt và cả loài người. Thậm chí, nếu có hiệu lực hoá học trên các dạng sống thấp hơn, đáy kim tự tháp chuỗi thức ăn có thể ăn các chất ngoại lai.

Chất gây ô nhiễm còn có thể làm thay đổi quá trình chuyển hoá của thực vật. Điều này làm giảm năng suất cây trồng. Khi cây không thể phát triển, nó còn làm tình trạng đất trở nên tồi tệ hơn như xói mòn. Một số chất tồn tại lâu còn có thể phân ra thành các chất ô nhiễm mới.

Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất

Khắc phục ô nhiễm đất

Nghiêm cấm xả nước thải, chất thải và các chất độc hại ra môi trường đất

Sử dụng gen thực vật cho năng suất cao, chống chịu sâu bệnh để giảm thiểu việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Đồng thời những giống thực vật này còn có thể thích ứng với mọi điều kiện của thời tiết. Nó giúp duy trì độ phì nhiêu của đất. Tăng tính đa dạng cây trồng bằng cách luân canh luân cư, trồng xen kẽ các loại cây dài hạn và ngắn hạn.

Cải thiện môi trường sống, chống ô nhiễm nước. Giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu, giảm sử dụng phân khoáng.

Áp dụng nông lâm kết hợp, lâm ngư kết hợp. Tăng trưởng và mở rộng các mô hình kinh tế vườn rừng trường trại. Xây dựng, tu sửa hệ thống kênh mương, tưới tiêu hợp lý.

Tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân.

Sục khí đất tại khu vực bị ô nhiễm

Dùng nhiệt để khiến các chất độc bốc hơi khỏi môi trường đất. Các công nghệ có thể sử dụng là ET-DSP tm , nhiệt điện trở và ISTD.



source https://litteritcostsyou.org/o-nhiem-dat/

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2019

Ô nhiễm nước – Tác nhân không nhỏ trong việc giảm IQ ở trẻ

Nước là thành phần không thể thiếu trong cơ thể chúng ta. Nếu thiếu nước chúng ta không thể sống được. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng ô nhiễm nước xảy ra khá nghiêm trọng. Lượng nước sạch bị khan hiếm. Vậy ô nhiễm nước là gì? Nguyên nhân gây ô nhiễm nước là gì? Ô nhiễm nước sẽ gây hậu quả ra sao? Cùng tìm hiểu nhé!

Ô nhiễm nước là gì?

Nước tồn tại dưới rất nhiều hình thức như nước cống, sông hồ, thể khí, băng. Ô nhiễm nước là một dang ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm nước là hiện tượng nguồn nước bị chất độc xâm chiếm. Những chất này có thể gây hại không chỉ đối với con người mà còn cả những sinh vật sống trong tự nhiên. Ô nhiễm nước thường rất khó khắc phục. Vì vậy, hiện nay phải phòng tránh ô nhiễm nước ngay từ đầu.

Nguyên nhân gây ô nhiễm nước

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nước. Trong bài viết này, tôi sẽ chia nguyên nhân gây ô nhiễm thành nguyên nhân tự nhiên và nguyên nhân nhân tạo.

Ô nhiễm tự nhiên

ô nhiễm nguồn nước

Ô nhiễm tự nhiên đến từ việc tuyết tan, mưa, lũ lụt, gió bão...Ngoài ra còn có thể đến từ các hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết. Khi cây cối và sinh vật chết đi, xác của chúng sẽ bị vi sinh vật phân huỷ thành chất hữu cơ. Một phần chất hữu cơ sẽ ngấm vào lòng đất và nước ngầm. Điều này gây ô nhiễm nguồn nước ngầm rồi dần dần ngấm vào sông hồ, suối, biển...

Lụt lội có thể khiến nước không còn sạch. Ngoài ra lũ lụt còn cuốn theo các chất thải nơi mọi người đổ rác. Nước lũ lụt cũng có thể bị ô nhiễm do hoá chất nông nghiệp, khu phế thải...

Ô nhiễm tự nhiên rất ít xảy ra nhưng khi xảy ra thì khá nghiêm trọng. Ô nhiễm tự nhiên cũng không phải tác nhân gây suy thoái chất lượng nước.

Ô nhiễm nhân tạo

Sinh hoạt, y tế

Nước thải sinh hoạt xuất phát từ hộ gia đình, khách sạn, cơ quan, bệnh viện chứa chất thải trong quá trình vệ sinh, sinh hoạt của con người. Thành phần của chất thải sinh hoạt gồm các chất dễ phân huỷ, chất dinh dưỡng, chất rắn và vi khuẩn. Nếu không được xử lý cẩn thận sẽ gây ô nhiễm nước.

Chất thải công nghiệp

ô nhiễm nước

Tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá tăng nhanh gây áp lực lên tài nguyên nước. Theo đó, mỗi khi hoạt động, các nhà máy sẽ có chất thải công nghiệp. Nước thải công nghiệp không có thành phần cố định. Thành phần cấu tạo phụ thuộc vào ngành nghề sản xuất của mỗi công ty. Nhưng dù thành phần như thế nào thì nó cũng có hại. Các chất gây hại chính có thể kể đến COD, BOD5 và SS. Khi thải ra, các chất thải sẽ được thải vào sông, biển. Khi không được xử lý kỹ sẽ khiến các nguồn nước này bị ô nhiễm. Con người hoặc sinh vật uống phải nước này sẽ có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

Chất thải nông nghiệp

Các thải nông nghiệp có thể kể đến như phân, nước tiểu gia súc, thuốc trừ sâu, phân bón... Những chất này có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm.

Trong khi đó, khi sản xuất nông nghiệp, đa số người dân đều dùng lượng thuốc bảo vệ gấp 3 lần so với quy định. Không những vậy, nhiều người còn sử dụng các loại thuốc đã cấm. Người dân còn không có kho bảo quản thuốc riêng và vứt lung tung gần nhà ăn, giếng sinh hoạt. Bên cạnh đó, vỏ thuốc sử dụng xong thì vứt ngay bờ ruộng. Lượng hoá chất tồn dư sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước khi nó ngấm vào nước ngầm.

Hậu quả của ô nhiễm nước

ô nhiễm nguồn nước

Trong cơ thể chúng ta có 70% là nước. Con người cần nước để duy trì trạng thái cân bằng trong cơ thể. Với việc khai thác nguồn tài nguyên quá nhiều của người, nguồn nước sạch không chỉ bị khan hiếm mà còn bị ô nhiễm trầm trọng. Việc thiếu nước sạch và ô nhiễm nước sẽ gây những hậu quả nặng nề mà chúng ta không thể ngờ tới. Cụ thể như sau:

Suy giảm hệ miễn dịch

Những nguồn nước chưa qua xử lý sẽ có các chất như Asen, Flo và phèn. Nếu 3 chất này thâm nhập vào cơ thể ít thì không sao. Tuy nhiên, nếu tích dần trong cơ thể trong thời gian dài, đặc biệt là trẻ em sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ. Cụ thể như thần kinh, sắc tố da, tim mạch, đường ruột, thậm chí là ung thư. Không đâu xa, tại TP.HCM, người dân ở cạnh kênh Tàu Hủ cũng phàn nàn về vấn đề này. Theo người dân ở đây, chỉ cần uống nước của con kênh là da bị ngứa ngáy, khó chịu.

Ngoài ra, theo nghiên cứu, những trẻ em sống ở gần nguồn nước nhiễm Flo sẽ có IQ thấp hơn so với trẻ em ở vùng khác.

Dân trí thụt lùi

Khi không được tiếp cận nước sạch và kinh tế chưa phát triển những người dân nơi đây sẽ chỉ chú tâm vào việc mưu sinh, tìm và lọc nước mà thôi. Họ sẽ không có cơ hội tiếp cận đến các kiến thức khác như môi trường, kinh tế và xã hội. Đó là lý do họ không nhận thức được những nguy hiểm mà nguồn nước mang lại. Bên cạnh đó, chính những hành động hàng ngày của họ đã khiến môi trường bị ô nhiễm.

Ví dụ như ở Mũi Né. Tại đây, bãi biển đang ngập chìm trong rác. Khách du lịch nhiều lần đã tình nguyện đi thu gom rác ở đây. Tuy nhiên tình trạng này vẫn không cải thiện mấy và vẫn tiếp tục diễn ra. Người dân ở đây cho biết họ vẫn đổ rác ra biển "cho tiện". Nhiều người nghĩ rằng đổ rác ra biển sẽ được nước biển cuốn đi xa. Chính vì điều này khiến nhiều bãi biển ở đây có rác trải dài hàng cây số.

Việt Nam sẽ khó bước xa trong tương lai nếu chính những gia đình đã không giáo dục đúng đắn thế hệ trẻ.

Đói nghèo

Nước bẩn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vào mùa khô hoặc nước bị ngập mặn, người dân tại vùng ven biển miền Tây và Nam Trung thường phải xây bể để chứa nước sinh hoạt. Với số tiền này hộ nghèo có thể mua sách cho con em đến trường.

Biện pháp khắc phục

Hiện nay việc truyền thông để bảo vệ môi trường khá mạnh. Từ đó, ý thức về bảo vệ môi trường cũng được nâng cao hơn. Các luật về môi trường cũng được đưa ra. Vì vậy các công ty đều phải có bể xử lý chất thải trước khi thải chúng ra môi trường. Cơ quan chức năng cần thường xuyên đôn đốc kiểm tra các công ty để tránh tình trạng các công ty vì lợi nhuận mà không chấp hành luật.

Ngoài ra, dù nước sạch đến đâu vẫn có tạp chất. Mỗi người hãy tự bảo vệ gia đình mình bằng cách sử dụng hệ thống lọc. Máy lọc nước có thể loại bỏ mọi chất cặn bẩn, chất độc hại... để tạo nước tinh khiết mà không cần đun nấu.

Chúng ta rồi sẽ già đi, nhưng còn có các thế hệ tương lai. Các bạn không thể để thế hệ tương lai gánh chịu hậu quả của hiện tại mà các bạn gây nên. Đừng để tương lai của chúng ta phải đánh đổi để lấy nước sạch. Hy vọng sau bài viết này, ý thức bảo vệ môi trường nước được nâng cao hơn nữa.

 



source https://litteritcostsyou.org/o-nhiem-nuoc/

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2019

Hiệu ứng nhà kính – Vấn đề cần quan tâm hiện nay

Cụm từ "hiệu ứng nhà kính" không còn quá xa lạ đối với chúng ta. Hiện tượng này đang được coi là hiện tượng biến đổi khí hậu và được cả thế giới quan tâm. Bởi lẽ, nó gây nhiều mối nguy hại đến cuộc sống của chúng ta. Vậy hiệu ứng nhà kính là gì? Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính và hậu quả nó gây ra ra sao? Có những biện pháp nào để giảm hiệu ứng nhà kính? Cùng chuyên mục Môi trường và Cộng đồng tìm hiểu nhé!

Hiệu ứng nhà kính là gì?

https://youtu.be/J6-1CKJl2yI

Hiệu ứng nhà kính tên tiếng Anh là Greenhouse Effect. Thuật ngữ này xuất phát từ "effet de serre" trong tiếng Pháp. Cụm từ này được nhà toán học người Pháp Jean Baptiste Joseph Fourier đưa ra vào năm 1824. Vào thời điểm này, trong khí quyển xảy ra một vụ nổ mạnh khiến nhiệt độ của một vùng tăng lên. Ba năm sau, Joseph đã giải thích hiện tượng này và được giới khoa học quan tâm.

Theo lý giải của Joseph, hiệu ứng nhà kính là hiện tượng xảy ra khi năng lượng mặt trời xuyên qua cửa nhà hoặc mái bằng kính. Nguồn năng lượng này hấp thụ và phân tán thành nhiệt lượng trong không gian. Điều này khiến toàn bộ không gian bên trong ấm lên chứ không phải chỉ những chỗ được chiếu sáng.

Hiệu ứng này được sử dụng trong việc trồng cây từ rất lâu. Ngoài ra, hiệu ứng nhà kính còn được dùng trong kiến trúc, tiết kiệm chất đốt sưởi ấm nhà ở.

Tuy nhiên, hiện nay khái niệm hiệu ứng nhà kính đã được mở rộng hơn thành hiệu ứng nhà kính khí quyển. Vậy hiệu ứng nhà kính khí quyển là gì?

hiệu ứng nhà kính là gì

Hiệu ứng nhà kính khí quyển là hiện tượng tia bức xạ xuyên qua bầu khí quyển và phản xạ trở lại thành bức xạ nhiệt sóng dài. Trong bầu khí quyển của Trái Đất có chứa carbon dioxide và hơi nước. Hai thành phần này có thể hấp thụ bức xạ nhiệt và tạo nên sự nóng lên toàn cầu.

Đối với môi trường, hiệu ứng nhà kính dùng để chỉ hiện tượng nghẽn nhiệt trong bầu khí quyển. Hiện tượng này xảy ra khi ánh sáng mặt trời không thể phản xạ ra bên ngoài.

Hiện nay, trong bầu khí quyển có chứa 0.036% khí carbon dioxide. Với hàm lượng này, nhiệt độ Trái Đất có thể tăng khoảng 30°C. Nếu không có hiệu ứng này thì nhiệt độ Trái Đất chỉ khoảng -15°C. Ở thời kỳ đầu mới hình thành, sự sống chỉ xuất hiện do thành phần CO2 cao hơn hiện tại. Điều này giúp cân bằng lượng bức xạ mặt trời đến khoảng 25%. Cường độ của các tia bức xạ thì lại tăng lên theo thời gian. Cây cối phát triển và đã lấy đi một phần CO2 thông qua quá trình quang hợp. Điều này tạo nên khí hậu tương đối ổn định.

Cấu tạo của hiệu ứng nhà kính gồm hơi nước, carbon dioxide, mê tan, ozon. Những khí này gọi là khí nhà kính.

Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính

nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính

Khi tìm hiểu về nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính, các nhà khoa học Trái Đất đã chỉ ra nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính là khí CO2. Tại sao lại như vậy?

Theo đó, hiệu ứng nhà kính xuất phát từ việc bức xạ Mặt Trời xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất. Sau khi hấp thụ bức xạ, mặt đất nóng lên và bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu khiến nhiệt độ không khí tăng.

Trên thực tế, khí gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất này lại là một tấm kính dày bao phủ toàn bộ Trái Đất. Điều này khiến Trái Đất là một nhà kính lớn. Theo các nhà khoa học, nếu không có khí này thì nhiệt độ Trái Đất chỉ khoảng -23°C. Nhiệt độ hiện tại đang ở 15°C. Qua đây có thể thấy, hiệu ứng nhà kính đã khiến nhiệt độ Trái Đất tăng lên 38°C.

Vậy tại sao khí CO2 lại tăng? Theo đó, chặt phá rừng, san rừng làm đất canh tác khiến cho khí CO2 không được hấp thụ. Điều này gây tích tụ, thậm chí là dư thừa khí CO2. Khi các khí gây hiệu ứng nhà kính ngày càng tăng cao thì việc nhiệt độ tăng là điều không thể tránh khỏi. Theo ước tính, đến nửa thế kỷ sau, nhiệt độ Trái Đất sẽ tăng lên khoảng 1.5 - 4.5°C.

Hậu quả của hiệu ứng nhà kính

Hậu quả đầu tiên mà hiệu ứng nhà kính gây ra là gây biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, nó gây những hậu quả như sau:

Đối với nguồn nước

Hiệu ứng nhà kính có thể ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng nguồn nước. Nước uống, tưới tiêu, nhà máy phát dùng nước sẽ bị ảnh hưởng bởi mưa thất thường và tăng khí bốc hơi. Mưa gia tăng khiến lụt thường xuyên hơn. Khí hậu thay đổi làm đầy các lòng chảo nối các sông ngòi trên thế giới.

Tài nguyên bờ biển

Hiệu ứng nhà kính gây băng tan

 

Hiệu ứng nhà kính khiến nhiệt độ Trái Đất tăng lên. Điều này khiến xảy ra các hiện tượng băng tan. Việc băng tan khiến mực nước biển dâng cao. Theo các chuyên gia, chỉ riêng Hoa Kỳ, vào năm 2100, mực nước biển sẽ tăng thêm khoảng 50cm. Điều này làm mất đi 4.000 dặm vuông đất ướt và 5.000 dặm vuông đất khô.

Sinh vật

Sự nóng lên toàn cầu khiến điều kiện sống của các sinh vật thay đổi. Một số loài đã phải di cư để tìm kiếm môi trường sống và phát triển thích hợp hơn. Một số loài thì bị giảm số lượng hoặc thậm chí là bị tuyệt chủng.

Lâm nghiệp

hiệu ứng nhà kính gây cháy rừngTheo khoa học biến đổi khí hậu, với việc nhiệt độ Trái Đất tăng thì lâm nghiệp bị ảnh hưởng khá nhiều. Theo đó, nhiệt độ cao dễ dẫn đến việc cháy rừng.

Năng lượng và vận chuyển

Nhiệt độ tăng khiến nhu cầu làm lạnh tăng còn nhu cầu làm nóng thì giảm đi. Việc vận chuyển qua lại trong mùa đông sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu vận chuyển bằng đường thuỷ thì sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn. Bởi lẽ, hiệu ứng nhà kính làm tăng hiện tượng lụt, giảm mực nước sông...

Sức khoẻ

Lũ lụt thì thường kèm theo dịch bệnh. Điều này ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Bên cạnh đó, nhiều loại bệnh mới xuất hiện. Việc lan truyền nhanh chóng dịch bệnh mới khi chưa có thuốc chữa sẽ khiến sức khoẻ con người bị suy giảm. Hiện nay, số lượng người chết vì nắng nóng kéo dài tăng cao.

Biện pháp giảm hiệu ứng nhà kính

Làm sao để giảm hiệu ứng nhà kính

Một trong những cố gắng đầu tiên để giảm mức độ ấm dần của Trái Đất của nhân loại là tham gia vào Nghị định thư Kyoto. Về phía Mỹ và một số nước khác thì đang tìm cách để giảm lượng khí CO2 thải vào bầu khí quyển. Lượng khí này thải ra khi chúng ta sử dụng các loại máy móc. Tại Hoa Kỳ, hiện nay khi điều khiển xe phải có chứng nhận đạt tiêu chuẩn nhả khói. Nếu xe nào chưa được kiểm định thì không được sử dụng ở tất cả các tiểu bang.

Trồng nhiều cây xanh cũng là cách để giảm hiệu ứng nhà kính. Bởi lẽ, cây hấp thụ khí CO2 thông qua quá trình quang hợp. Vì vậy, trồng nhiều cây xanh có thể làm giảm lượng khí CO2 trong khí quyển. Từ đó, hiệu ứng nhà kính cũng được giảm đáng kể.

Tiết kiệm điện cũng là cách để giảm hiệu ứng nhà kính. Bởi lẽ, điện năng được sản xuất từ việc đốt các nguyên, nhiên liệu hoá thạch. Các nguyên, nhiên liệu này khi đốt sẽ sinh ra một lượng lớn CO2 và thải vào trong không khí. Điều này không chỉ gây ô nhiễm không khí mà còn làm tăng hiệu ứng nhà kính. Vì vậy, hãy sử dụng ánh sáng thiên nhiên hoặc dùng bóng đèn tiết kiệm điện. Khi ra khỏi phòng, các bạn nên tắt hết toàn bộ thiết bị điện có trong phòng.

biện pháp giảm hiệu ứng nhà kính

Khi đi đâu đó gần thì hãy đi bộ hoặc xe đạp thay vì đi xe máy hoặc ô tô. Vì xe máy và ô tô khi hoạt động sẽ thải ra khí CO2 gây ô nhiễm môi trường và tăng hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Sử dụng phương tiện công cộng hoặc xe đạp vừa bảo vệ môi trường lại vừa bảo vệ được túi tiền của bạn.

Xếp xó những chiếc bếp than hoặc bếp dầu "cổ lỗ" đi nhé. Hãy sử dụng bếp gas/ bếp điện. Vừa nhanh lẹ lại vừa bảo vệ môi trường.

Hãy dùng Hàng Việt Nam chất lượng cao. Bởi lẽ, hàng nhập ngoại dù ngon nhưng khi vận chuyển giữa các nước sẽ tạo một lượng khí CO2 khổng lồ. Vì vậy tại sao chúng ta lại ăn nho Mỹ, táo New Zealand trong khi nước ta có 4 mùa trái cây tươi ngon. Đó rõ ràng là sự lãng phí tài nguyên.

Tiết kiệm giấy bằng cách in 2 mặt, sử dụng giấy cũ làm nháp... Ngoài ra, các túi nilong, vỏ chai nhựa cần tái chế để giảm khí CO2 trong quá trình sản xuất và bảo vệ môi trường.

Nâng cấp cơ sở hạ tầng cũng là một biện pháp để giảm hiệu ứng nhà kính. Theo đó, xây nhà thân thiện, nâng cấp đường xá để giảm khí CO2. Ngoài ra, có thể chuyển đổi mô hình chăn nuôi - trồng trọt và thói quen sinh hoạt sao cho phù hợp với điều kiện khí hậu. Một vài ví dụ có thể áp dụng như trồng và nuôi loài có khả năng chịu mặn cao, xây nhà chống bão, trồng cây ngắn ngày...

Kế hoạch hoá gia đình giúp giảm nhu cầu tiêu dùng về thực phẩm, quần áo...

Đẩy mạnh các công tác truyền thông trong bảo vệ môi trường. Giúp người dân hiểu rõ về hiệu ứng nhà kính, nguyên nhân và hậu quả mà nó đem lại. Từ đó, người dân sẽ tự có những hành động làm giảm và khắc phục hậu quả mà hiệu ứng nhà kính đem lại.

Đầu tư công nghệ và ứng dụng khoa học công nghệ vào việc ứng phó những hậu quả mà hiệu ứng nhà kính đem lại.

Trên đây là những thông tin cơ bản cần biết về hiệu ứng nhà kính. Hy vọng những thông tin này hữu ích đối với các bạn.



source https://litteritcostsyou.org/hieu-ung-nha-kinh/

Biến đổi khí hậu – Nhỏ nhưng ảnh hưởng lớn

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng rất lớn tới đời sống hàng ngày của chúng ta. Vậy biến đổi khí hậu là gì? Nguyên nhân và hậu quả mà biến đổi khí hậu gây ra ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết hôm nay của chuyên mục Môi trường và Cộng đồng nhé!

Biến đổi khí hậu là gì?

https://youtu.be/Zk3NRt7c0vY

Biến đổi khí hậu là sự thay đổi hệ thống khí hậu gồm thuỷ quyển, sinh quyển, khí quyển và thạch quyển. Khí hậu bị biến đổi có thể xuất hiện trong một vùng nhất định hoặc trên toàn Trái Đất.

Trong những năm gần đây, theo chính sách môi trường, biến đổi khí hậu thường nhắc đến sự thay đổi thời tiết. Sự biến đổi này có thể là thay đổi thời tiết quanh một mức trung bình. Hoặc sự biến đổi này có thể là sự thay đổi thời tiết bình quân. Các hiện tượng này gọi chung là sự nóng lên toàn cầu.

Còn theo Công ước khung của Liên hợp Quốc về biến đổi khí hậu, biến đổi khí hậu là sự thay đổi thành phần khí quyển của Trái Đất. Biến đổi khí hậu là sự biến thiên tự nhiên của khí hậu. Những biến thiên này được quan sát trên một chu kỳ có thời gian dài. Định nghĩa này đồng nghĩa với sự nóng lên toàn cầu.

Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu

Có rất nhiều nguyên nhân gây biến đổi khí hậu. Nguyên nhân có thể do sự thay đổi bức xạ khí quyển. Cụ thể như biến đổi bức xạ mặt trời, kiến tạo địa tầng, độ lệch quỹ đạo của Trái Đất, thay đổi nồng độ khí nhà kính. Những phản ứng khác nhau sẽ làm tăng hoặc giảm bớt các biến đổi ban đầu.

Thay đổi ở đại dương

Đại dương là một bộ phận của hệ thống khí hậu. Những dao động ngắn hạn như EL Nino, dao động Bắc Cực, Đại Tây Dương... là những thay đổi của đại dương. Tuy nhiên những biểu hiện chỉ thể hiện khả năng dao động khí hậu chứ chưa đến mức thay đổi khí hậu. Ngược lại, những thay đổi như hoàn lưu muối nhiệt lại đóng vai trò trong sự tái phân bố nhiệt trong đại dương.

Thay đổi quỹ đạo

Những biến đổi về quỹ đạo Trái Đất sẽ gây ra sự phân bố năng lượng mặt trời theo mùa trên Trái Đất. Những thay đổi này thường rất nhỏ và được tính theo năng lượng mặt trời trung bình hàng năm trên một đơn vị diện tích. Thay đổi nhỏ nhưng ảnh hưởng lớn. Nó có thể gây biến đổi mạnh mẽ về sự phân bố địa lý và mùa.

Có 3 kiểu thay đổi quỹ đạo là thay đổi trục quay, thay đổi lệch tâm và tiến động của trục Trái Đất.

Hiện tượng núi lửa

núi lửa phun trào

Núi lửa là hiện tượng vận chuyển vật chất từ lớp phủ và vỏ Trái lên trên bề mặt. Mạch nước phun, phun trào núi lửa, suối nước nóng là một trong những ví dụ điển hình cho quá trình giải phóng khí núi lửa hoặc  các hạt bụi vào khí quyển. Núi lửa cũng là một phần của chu kỳ carbon. Theo đó, núi lửa giải phóng khí carbon trong lớp vỏ và lớp phủ của Trái Đất.

Khi phun trào đủ lớn, nó có thể ảnh hưởng đến khí hậu. Ví dụ sau vụ phun trào núi lửa Pinatubo năm 1991 đã khiến nhiệt độ toàn cầu giảm 0.5 °C. Hay như sau vụ phun trào núi Tambora năm 1815 đã khiến khu vực này không có mùa hè trong một năm. Qua đây có thể thấy, mặc dù mỗi trăm triệu năm mới chỉ xảy ra 1 vài lần nhưng nó vẫn gây nên sự ấm lên toàn cầu. Thậm chí là gây tuyệt chủng hàng loạt.

Kiến tạo địa tầng

Trải qua hàng triệu năm, sự chuyển động của địa tầng đã khiến lục địa bị "tái sắp xếp". Địa hình bề mặt dần hình thành trên các đại dương. Điều này có thể ảnh hưởng đến khí hậu các khu vực cũng như dòng tuần hoàn khí quyển và đại dương.

Hình dạng đại dương được tạo nên bởi vị trí của các lục địa. Điều này sẽ tác động đến dòng chảy trong đại dương. Một ví dụ điển hình cho điều này có thể kể đến sự hình thành eo đất Panama cách đây 5 triệu năm. Sự hình thành này đã làm dừng sự "trộn lẫn" trực tiếo giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Ngoài ra, nó còn tác động đến dòng hải lưu Gulf Stream  và làm Bắc bán cầu bị đóng băng. Còn trong kỷ Cacbon, hoạt động kiến tạo địa tầng đã khiến tích trữ một lượng lớn cacbon và tăng băng hà.

Tác động của con người đến môi trường

Khí CO2 tăng

Các tác động của con người cũng ảnh hưởng đến khí hậu. Rất nhiều người đồng ý quan điểm: "Khí hậu đang thay đổi và những thay đổi này phần lớn do con người tác động". Vì vậy, hiện nay các tổ chức đưa ra phương án giảm tác động con người. Thứ hai, tìm cách thích nghi với những biến đổi đã từng xảy ra trong quá khứ nhưng tương lai có thể xảy ra lần nữa.

Trong đó, vấn đề lượng khí CO2 tăng khi đốt nhiên liệu hoá thạch được nhiều người quan tâm. Các tác động khác như phá rừng, suy giảm tầng ozon, sử dụng đất... cũng ảnh hưởng khá lớn đến khí hậu.

Biểu hiện của biến đổi khí hậu là gì?

  • Sự nóng lên toàn cầu
  • Chất lượng khí quyển gây hại cho môi trường sống của con người cũng như động vật
  • Mực nước biển tăng cao dẫn đến ngập úng ở vùng đất thấp.
  • Sự dịch chuyển của các đới khí hậu
  • Cường độ hoạt động của hoàn lưu khí quyển bị thay đổi
  • Chu trình sinh địa hoá và tuần hoàn nước trong tự nhiên bị thay đổi
  • Năng suất sinh học của hệ sinh thái bị thay đổi
  • Thành phần của sinh quyển, thuỷ quyển, địa quyển bị thay đổi.

Hậu quả của biến đổi khí hậu

Hệ sinh thái bị phá hủy

san hô bị tẩy trắng

Biến đổi khí hậu và lượng CO2 ngày càng tăng đang "thử thách" hệ sinh thái của chúng ta. Các vấn đề như không khí bị ô nhiễm, thiếu nước ngọt, nhiên liệu bị khan hiếm... không chỉ ảnh hưởng đến đời sống mà còn liên quan đến vấn đề sinh tồn.

San hô bị tẩy trắng do nước biển ấm chỉ là một trong những hậu quả mà biến đổi khí hậu đem đến cho hệ sinh thái. Những thay đổi triệt để hơn có thể kể đến như hiện tượng sa mạc hoá.

Mất đa dạng sinh học

Nhiệt độ tăng cao khiến nhiều loại có nguy cơ tuyệt chủng hoặc biến mất hoàn toàn. Nếu nhiệt độ Trái Đất tăng thêm 1.1 - 6.4°C, đến năm 2050, có khoảng 50% loài sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Điều này xảy ra vì môi trường sống của chúng bị phá huỷ. Đất bị hoàn hoá, nước biển ấm lên, rừng không còn... Hiện đã có một số loài đã di cư đến vùng cực để tìm môi trường sống phù hợp hơn. Ví dụ điển hình cho trường hợp này có thể kể đến loài cáo đỏ. Theo đó, trước đây chúng thường sinh sôi nảy nở ở Bắc Mỹ thì nay đã di cư lên vùng Bắc cực.

Con người cũng không nằm ngoài vùng bị ảnh hưởng. Nơi cư trú của chúng ta cũng bị ảnh hưởng nếu đất bị hoang hoá và nước biển dâng. Ngoài ra, nguồn lương thực, nhiên liệu của chúng ta cũng mất đi khi cây cỏ và động vật bị mất đi. Câu hỏi được đặt ra là liệu có khi nào chúng ta cũng giống cư dân trong Aquaman sinh sống dưới biển?

Chiến tranh, xung đột

Dân số tăng trong khi nước ngọt và lương thực ngày càng khan hiếm. Đất đai thì dần dần biến mất. Điều này dẫn đến các nước và vùng lãnh thổ xảy ra xung đột và chiến tranh.

Cuộc xung đột Darfur là một xung đột điển hình do biến đổi khí hậu gây ra. Cuộc xung đột xảy ra do hạn hán kéo dài tại nơi đây. Suốt 20 năm, vùng này chỉ mưa rất nhỏ, thậm chí có năm còn không mưa. Điều này khiến nhiệt độ của vùng tăng cao và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên.

Cũng theo các chuyên gia, việc thường xuyên khan hiếm nước và mùa màng thất bát khiến các quốc gia đó bất ổn về an ninh.

Ảnh hưởng kinh tế

Những cơn bão lớn hình thành do biến đổi khí hậu khiến mùa màng thất bát, dịch bệnh hoành hành. Các quốc gia phải chi hàng tỉ đô la để cứu tế. Vì vậy, khí hậu càng khắc nghiệt, kinh tế càng thâm hụt.

Tổn thất về kinh tế còn ảnh hưởng đến đời sống. Theo đó, người dân phải mua thực phẩm với giá đắt. Giá nhiên liệu thì leo thang. Lợi nhuận từ ngành công nghiệp và du lịch giảm sút. Nhu cầu cấp thiết sử dụng thực phẩm sạch và nước sạch sau mỗi cơn bão lũ...

Dịch bệnh

Muỗi, ve, chuột... có thể sinh sôi nảy nở nhanh chóng trong điều kiện nhiệt độ tăng, lũ lụt, hạn hán... Đây là những sinh vật có thể truyền nhiễm nhiều bệnh nguy hại đến sức khoẻ con người cũng như động vật.

Tổ chức WHO cũng từng thông báo rằng nhiều dịch bệnh đã xuất hiện nhiều nơi trên thế giới. Những vùng khí hậu lạnh giờ đây cũng xuất hiện những loại bệnh chỉ xuất hiện ở vùng nhiệt đới.

Cũng theo khảo sát, trung bình có khoảng 150 nghìn người chết do biến đổi khí hậu gây ra. Các bệnh có thể kể đến như bệnh về hô hấp, tiêu chảy, tim tái phát do nhiệt độ quá cao...

Hạn hán và những đợt nắng nóng gay gắt

hạn hán kéo dài

Trong khi nhiều nơi lũ lụt triền miên thì một số nơi khác lại hạn hán kéo dài. Hạn hán làm cạn kiệt nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp. Hậu quả là sản lượng lương thực bị giảm sút, thậm chí là không có. Nhiều nơi đang chịu cảnh đói khát.

Các vùng như Pakistan, Ấn Độ và Châu Phi chính là những nơi đang phải hứng chịu những đợt hạn hán như vậy. Lượng mưa ở vùng này ngày càng giảm. Theo các chuyên gia, tình trạng này còn diễn ra trong vài thập kỷ tới. Theo ước tính, có khoảng 75-250 triệu người ở Châu Phi sẽ thiếu nước canh tác và sinh hoạt vào năm 2020. Điều này khiến sản lượng nông nghiệp tại khu vực này giảm 50% so với trước đây.

Không những vậy, những đợt nắng nóng đang diễn ra thường xuyên hơn. Hiện nay, mức độ này đang gấp 4. Trong 40 năm tới, con số này sẽ lên tới 100.

Bão lụt

Tiếp thêm sức mạnh cho các cơn bão là nhiệt độ nước biển đang ngày càng ấm lên. Các cơn bão cường độ mạnh ngày một nhiều hơn. Số lượng những cơn bão thế này đã tăng gần gấp đôi trong 30 năm qua.

Núi băng và sông băng đang bị "teo nhỏ"

băng tan

 

Những lãnh nguyên đã từng được phủ bởi lớp băng vĩnh cửu thì nay được thay thế bởi cây cối. Lấy một ví dụ là núi băng ở Hy Mã Lạp Sơn. Trước đây, những núi băng này chuyên cung cấp nước ngọt cho sông Hằng. Hiện nay, lượng nước này đã "co lại" khoảng 37m/năm.

Mực nước biển dâng

Nhiệt độ tăng khiến sông băng, biển băng, núi băng... bị tan chảy. Lượng nước tan chảy sẽ đổ vào biển, đại dương. Điều này khiến mực nước biển dâng cao. Không những vậy, các bờ biển đang dần dần biến mất. Không lấy ví dụ đâu xa, TP.HCM là một trong những nơi có nguy cơ bị biển lấn và bao vây.

Theo các nhà khoa học, băng ở đảo băng Greenland đã tan chảy một lượng lớn. Nếu băng tiếp tục tan, vào năm 2100, nước biển sẽ tăng thêm ít nhất 6m nữa. Với mức độ này, Indonesia và nhiều thành phố khác sẽ hoàn toàn biến mất.

Làm sao để ứng phó với biến đổi khí hậu?

  • Chặn nạn phá rừng
  • Khai thác nguồn năng lượng mới
  • Hạn chế sử dụng nhiên liệu hoá thạch trong công nghiệp
  • Ứng dụng công nghệ xanh trong bảo vệ Trái Đất


source https://litteritcostsyou.org/bien-doi-khi-hau/

Thứ Năm, 10 tháng 1, 2019

Những điều cần biết trước khi mua nhà vệ sinh khô

Với tình trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay thì công nghệ xanh là điều cần thiết. Nhà vệ sinh khô là một công nghệ xanh đáng được lưu ý tại thời điểm hiện tại. Cùng Litter, It Cost You tìm hiểu về những lưu ý khi sử dụng công nghệ này nhé!

Lý do nên chọn nhà vệ sinh khô

Khi thế giới ngày càng đông đúc thì mối quan tâm về môi trường và các tác động của con người lên môi trường càng được chú trọng. Theo một bài báo được xuất bản trên National Geographic, con người tác động không nhỏ đến môi trường. Mọi người sử dụng nước sạch một cách vô tội vạ. Trong khi đó, nhà vệ sinh là một trong những tác nhân chính gây nên ô nhiễm nguồn nước.

Theo National Geographic giải thích, có khoảng 26 tỷ gallon nước được sử dụng mỗi ngày ở Hoa Kỳ. Trong đó, sẽ có khoảng 6 tỷ ñ hoặc khoảng 23% ñ là do con người thải ra. Bài báo cũng đưa ra dẫn chứng chứng minh nước sạch cần thiết với đời sống, sự phát triển như thế nào.

Từ đó, hướng người dùng chuyển từ nhà vệ sinh xả nước sang nhà vệ sinh khô. Lắp đặt nhà vệ sinh khô có thể đem lại rất nhiều lợi ích tài chính. Bạn có thể tiết kiệm tiền điện, tiền nước, giảm chi phí vận hành, bảo trì... Trong khi đó, phân thải ra có thể làm thành phân bón hữu cơ cho vườn.

Nếu những "đặc quyền" tài chính không đủ hấp dẫn thì hãy xem xét những điều sau. Thông thường, chất thải con người sẽ đi kèm với rất nhiều vi khuẩn. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường. Khi sử dụng nhà vệ sinh khô, chất thải và vi khuẩn sẽ không còn được thải ra môi trường nữa. Điều này giúp hệ sinh thái phát triển theo hướng có lợi hơn. Ngoài ra, khi sử dụng nhà vệ sinh khô, bạn sẽ không phải lắp đường ống ngầm. Việc ống ngầm bị vỡ sẽ mất một khoản tiền không hề nhỏ để sửa chữa. Ngoài ra còn ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường xung quanh.

Với những lợi ích tiềm năng mang tính bền vững và hiệu quả kinh tế, môi trường như vậy thì nhà vệ sinh khô là điều cần thiết cho cuộc sống hiện đại.

Nhà vệ sinh khô là gì?

Nhà vệ sinh khô là nhà vệ sinh được lắp đặt một thiết bị xử lý chất thải không dùng nước. Nhà vệ sinh này sử dụng quá trình phân huỷ tự nhiên của vi khuẩn để phân huỷ chất thải thành chất hữu cơ có thể sử dụng được. Nói ngắn gọn, nhà vệ sinh khô có thể biến chất thải con người thành phân bón mà không dùng nước để xả.

Đi kèm nhà vệ sinh khô là hệ thống quạt thông gió, bể thu gom, buồng ủ và buồng ủ thành phẩm.

Bể thu gom được đặt ngay dưới thiết bị vệ sinh. Buồng ủ phải được thiết kế sao cho có thể tách chất thải rắn khỏi chất thải lỏng. Nhà vệ sinh khô thường được xây buồng ủ dưới mặt đất. Ngoài ra còn có thể xây dựng khu riêng có hầm ủ và cửa ra vào riêng biệt. Bất kể được xây dựng như nào thì đây cũng là bước đầu tiên để biến chất thải thành phân hữu cơ.

Môi trường trong buồng ủ phải được kiểm soát cẩn thận. Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ cho hay quá trình ủ phân trong nhà vệ sinh khô đòi hỏi không khí phải ổn định. Ngoài ra, nhiệt độ và độ ẩm cũng tối ưu nhất. Hệ thống thông gió sẽ gíup duy trì mức ổn định của không khí trong buồng với tỉ lệ carbon-nitơ là 25:1. Trong khi đó, nhiệt độ kiến nghị là từ 40-50°C. Vì vậy, nếu buồng ủ ở bên ngoài hoặc ở vùng khí hậu lạnh sẽ cần phải làm cách nhiệt vào mùa đông.

Chất lỏng dư thừa trong chất thải sẽ làm quá trình phân hủy bị chậm. Nếu quá nhiều chất lỏng trong chất thải, mùn cưa hoặc vi sinh vật cần được trộn nhiều hơn để quá trình phân huỷ hiệu quả hơn. Vì vậy, cần bay hơi 75-90% để loại bỏ nước khỏi chất thải. Do đó, cần có bể thu gom nước tiểu riêng. Tuy nhiên, trong buồng ủ vẫn phải duy trì độ ẩm nhất định khoảng 40-70%. Đây là độ ẩm tối ưu để phân có thể phân huỷ được.

Bộ Y tế bang Washington và EPA cho biết, ngoài việc sử dụng vi sinh vật hoặc mùn cưa thì sự đóng góp của con người cũng quan trọng. Theo đó, khi quá trình phân huỷ hoàn thành thì con người nên thu thập phân hữu cơ thành phẩm. Quá trình phân huỷ có thể mất 3 tháng đến 1 năm tuỳ vào kích cỡ nhà vệ sinh. Trung bình, hệ thống phân huỷ sẽ cho ra khoảng 10% hoặc ít hơn phân thành phẩm trong số chất thải thải ra.

Khi nào nhà vệ sinh khô có lợi hơn nhà vệ sinh xả nước?

Có rất nhiều lý do khiến người dùng lựa chọn sử dụng nhà vệ sinh khô thay nhà vệ sinh xả nước. Dưới đây là một vài trường hợp cần sử dụng nhà vệ sinh khô.

Nhà nhỏ

Với những ngôi nhà nhỏ thì việc lắp các đường ống nước rất tốn diện tích. Bên cạnh đó, nhà nhỏ thì thường cần nhà vệ sinh di động. Một nhà vệ sinh khô giúp bạn giải quyết vấn đề này. Nó vừa dễ di chuyển lại vừa không cần đường ống. Không những vậy, nhà vệ sinh khô chiếm không quá nhiều diện tích, sử dụng ít nước hơn hoặc thậm chí là không dùng. Tất cả những điều này trở thành lựa chọn hàng đầu cho những nhà có diện tích nhỏ.

Nhà di động

Hiện nay, nhà di động trở nên khá phổ biến với những ai có sở thích chu du khắp nơi. Những người sử dụng nhà vệ sinh khô trên nhà di động cho biết họ không cần phải tìm chỗ để đổ chất thải như trước nữa. Nhà vệ sinh khô cung cấp một buồng chứa giúp lưu trữ chất thải chứ không như nhà vệ sinh truyền thống.

Nhà vệ sinh truyền thống cần khoảng 2 lít nước cho mỗi 1 lần xả. Điều này tương đương với 4.1 pound trong khoang chứa chất thải. Bể chứa chất lỏng là 20 gallon. Nghĩa là nếu sử dụng nhà vệ sinh truyền thống, trọng lượng trên xe sẽ thêm 150 pound.  Việc trọng lượng tăng sẽ khiến việc tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn. Ngoài ra còn tăng sự hao mòn của lốp và cấu trúc xe. Khi sử dụng nhà vệ sinh khô, bể chứa chất lỏng sẽ được loại bỏ, trọng lượng sẽ được giảm bớt. Bên cạnh đó, nhà vệ sinh khô còn có chức năng khử mùi.

Sử dụng trên thuyền

Những năm gần đây, nhà vệ sinh khô đã được ứng dụng trên thuyền. Những người lắp nhà vệ sinh khô trên thuyền cho biết họ đã loại bỏ hoàn toàn máy bơm cho nhà vệ sinh. Ngoài ra, nhà vệ sinh khô nhỏ hơn, sử dụng ít nước hơn hoặc thậm chí không dùng. Điều này có nghĩa là không những không gian thuyền được giải phóng mà còn giúp thuyền nhẹ hơn. Bên cạnh đó, nhà vệ sinh khô không bị tắc như nhà vệ sinh truyền thống.

Nhà vệ sinh công cộng

Nhà vệ sinh công cộng thường không được sử dụng thường xuyên trong vài tháng, thậm chí là vài năm. Vì vậy, khi sử dụng nhà vệ sinh khô làm nhà vệ sinh công cộng bạn sẽ không phải lo về việc chùi cọ. Bạn cũng không phải lo lắng về đường ống và hệ thống tự hoại. Không những vậy, nó còn tránh việc rò rỉ chất thải vào nguồn nước.

Khu vực thiếu nước

Việc xử lý chất thải tại khu vực thiếu nước là khá khó khăn. Việc sử dụng nhà vệ sinh khô là điều cần thiết. Theo EPA, bạn có thể dễ dàng lắp đặt nhà vệ sinh khô mà không cần được đào tạo chuyên nghiệp. Chỉ cần bạn tuân thủ theo hướng dẫn lắp đặt và bảo trì là bạn đã có một nhà vệ sinh khô để sử dụng.

Do thiếu nước nên người dân sinh sống tại khu vực này thường phải tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. Khi sử dụng nhà vệ sinh khô mọi người sẽ không phải lo lắng việc đường ống hỏng, ảnh hưởng đến nguồn nước. Họ còn có thể sử dụng phân thành phẩm làm phân bón cho cây trồng.

Sự lựa chọn là ở bạn!

Khi quyết định lắp nhà vệ sinh khô, việc của bạn là quyết định là sẽ lắp loại nào. Có hai loại là nhà vệ sinh có buồng ủ đi kèm bệ vệ sinh hay nhà vệ sinh có buồng ủ ngầm.

Nhà vệ sinh có buồng ủ đi kèm bệ vệ sinh phù hợp với nhà nhỏ, cao tầng. Chúng cũng phù hợp với những nơi có thời tiết lạnh.

Buồng ủ của nhà vệ sinh có buồng ủ ngầm sẽ được lắp đặt ở dưới đất hoặc cách xa nhà. Với hình thức này, thường sẽ cần một lượng nhỏ nước để có thể xả chất thải vào buồng.

Những lưu ý khi sử dụng nhà vệ sinh khô

Khi sử dụng nhà vệ sinh khô, điều đầu tiên bạn cần quan tâm là cách lắp đặt. Mỗi một kiểu nhà vệ sinh khô sẽ có cách lắp đặt khác nhau. Quá trình lặp đặt tương đối dễ dàng và không tốn kém.

Thứ hai, bạn cần lưu ý đến việc nhà vệ sinh vận hành và bảo trì như thế nào. Tuy nhiên, đừng lo lắng. Một ưu điểm của nhà vệ sinh khô đó là không cần bảo trì quá nhiều. Một mẹo là tuân thủ quy trình vận hành ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng. Điều này sẽ giúp duy trì nhà vệ sinh khô của bạn hoạt động tốt. Bạn còn tiết kiệm được kha khá thời gian và ngăn chặn các vấn đề sau này.

Thứ ba, hãy đảm bảo có sự cân bằng nhiệt, không khí và độ ẩm trong nhà vệ sinh khô. Điều này giúp nhà vệ sinh khô hoạt động tốt hơn.

Ngoài ra, kiểm tra hàng tháng cũng là cách để đảm bảo nhà vệ sinh của bạn hoạt động bình thường. Bên cạnh đó, nó còn giúp bạn ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn. Hãy kiểm tra thiệt hại, côn trùng, động vật. Hãy đảm bảo bít mọi lỗ hổng nếu cần thiết. Hiện nay, hầu hết các buồng ủ đều có tay quay để trộn nguyên liệu dễ dàng và đều hơn.

Tóm lại, bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn, nhà vệ sinh khô của bạn sẽ hoạt động hiệu quả. Nhà vệ sinh khô ít tốn kém hơn, thân thiện với môi trường hơn. Hãy thay đổi thế giới bằng cách thay đổi nhà vệ sinh của bạn trước!

» Tham khảo thêm: tổng hợp công nghệ sạch



source https://litteritcostsyou.org/luu-y-nha-ve-sinh-kho/